Vài nét về hệ thống Đài Phát thanh cơ sở ở ngoại thành Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành hà nội (khảo sát các đài phát thanh mỹ đức, chương mỹ, sóc sơn, 2016 2017) (Trang 48 - 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Vài nét về hệ thống Đài Phát thanh cơ sở ở ngoại thành Hà Nội

2.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển

Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, thế giới chứng kiến sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số. Từ sự ra đời của Internet đến cuộc cách mạng web 2.0, sự xuất hiện các thuật ngữ “blog, vlogs, post, forum”…; những năm gần đây là các mạng xã hội, các ứng dụng mobile, máy tính bảng, điện thoại thông minh (smartphone), các công cụ nghe nhìn... đã đƣa loài ngƣời bƣớc vào một kỷ nguyên số ở mức cao, làm thay đổi căn bản tính chất giao tiếp, tƣơng tác giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. Các kênh tiếp nhận, tìm kiếm thông tin tổng hợp (Google, Yahoo, Wikipedia), mạng xã hội (Facebook), giải trí và tƣơng tác video (YouTube), kênh thƣơng mại điện tử (Amazon), tức là chỉ cần ngồi trƣớc màn hình máy tính, hoặc mở máy tính bảng, smartphone, ngƣời dùng có thể thoả mãn mọi nhu cầu của mình, từ tiếp nhận thông tin, giao tiếp xã hội, giải trí và thực thi các nhu cầu cá nhân. Với các điều kiện đó, họ không có nhu cầu bắt buộc phải tìm đến các nhà cung cấp truyền thống về mặt thông tin nhƣ phát thanh qua radio, truyền hình xem qua tivi hay đọc báo quan báo giấy.Trƣớc thách thức đặt ra với phát thanh, truyền hình, báo chí truyền thống trong thời đại số; với nhiều ngƣời, từ ngƣời lãnh đạo, quản lý, chuyên gia, nhà báo, nhà tuyên truyền… là cần phải trang bị cho mình tƣ duy, kỹ năng, công cụ, thói quen nắm bắt thông tin, tâm trạng xã hội qua báo chí, thông tin truyền thống và phi truyền thống, chính thống và cả phi chính thống (mạng xã hội), từ đó nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc đƣợc giao.

Tại Việt Nam, sau hơn 10 năm kể từ khi Đài tiếng nói Việt Nam ra đời, chính nhờ sự hỗ trợ của Liên xô, đến năm 1956, nƣớc ta bắt đầu xây dựng, phát triển các đài phát thanh thành phố, tỉnh. Từ sau năm 2007, ở các tỉnh phía Bắc mới bắt đầu hình thành hệ thống đài phát thanh cơ sở tại các tỉnh ngoại thành Hà Nội nhƣ: Mỹ Đức, Chƣơng Mỹ, Sóc Sơn.

Bộ thông tin đã kịp thời triển khai và xây dựng hệ thống đài phát thanh thuộc các tỉnh ngoại thành Hà Nội. Năm 2006, Đài tiếng nói Việt Nam cử các cán bộ đến làm việc với các huyện ngoại thành Hà Nội nhƣ Sóc Sơn, Chƣơng Mỹ, Mỹ Đức để chuẩn bị cho việc thành lập các đài phát thanh cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu nghe đài của nhân dân. Từ đây, hệ thống đài phát thanh cơ sở ở ngoại thành Hà Nội đƣợc hình thành.

Mặc dù cơ sở trang thiết bị còn nghèo nàn, lạc hậu, đội ngũ nhân viên chƣa đƣợc chuyên nghiệp và lực lƣợng nhân sự đang còn it tại các huyện này, nhƣng các đài cũng dần xây dựng và phát triển đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí của ngƣời dân.

Bản đồ các huyện ngoại thành Hà Nội

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hệ thống Đài Phát thanh cơ sở ngoại thành ở Hà Nội hiện nay

Chức năng

● Đài phát thanh huyện Sóc sơn

Là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ và nhân dân huyện Sóc Sơn. Trong những năm gần đây, Đài phát thanh Sóc sơn đã góp phần đƣa chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc đến với nhân dân.

Là một trong 10 cổng thành phần của UBND huyện Sóc Sơn, ngày 30/6/2009, Đài phát thanh Sóc Sơn chính thức khai trƣơng, đi vào hoạt động

kênh thông tin mới với tên miền Đài phát thanh và truyền hình trực tuyến huyện Sóc Sơn.Với 19 chuyên mục nhƣ Thời sự - Chính trị, Văn hóa, An ninh quốc phòng ...Đƣợc thể hiện bằng ngôn ngữ viết, phóng sự ảnh và video clip...

Trƣớc đây, nơi làm việc của Đài phát thanh Sóc Sơn là một căn phòng ẩm thấp mƣợn tạm của một chủ nhà in, các cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất nghèo nàn lạc hậu, trụ antenna chỉ cao 65m, 1 máy phát sóng hiệu Pauer công suất 1KW, 1 máy ghi âm hiệu Sony cũ kỹ, chƣa có hệ thống máy thu in đồng bộ. Nhân sự chỉ tầm 8 ngƣời. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và phát thanh viên chƣa đƣợc qua đào tạo, giám đốc đài phát thanh Sóc Sơn lúc bấy giờ vừa phải điều hành công việc chung, vừa viết tin bài, biên tập, lên chƣơng trình và kiêm luôn vai trò phát thanh viên. Bên cạnh đó, chƣơng trình phát thanh của đài Sóc Sơn phát trên sóng AM với thời lƣợng 4 tiếng/ ngày. Trong đó chƣơng trình thời sự bao gồm chƣơng trình liên quan đến chính sách đất đai đƣợc phát vào 3 buổi sáng, trƣa và chiều. Bên cạnh đó, còn có khoảng 10 chuyên mục, bản tin và chƣơng trình ca nhạc, sân khấu tổng hợp phải xen kẽ với quảng cáo. TỪ ngày 16.5.2010, đài phát thanh Sóc Sơn phát thêm sóng FM với thời lƣợng 13 tiếng/ ngày, phát song sóng AM. Trong đó, 2 chƣơng trình thời sự đƣợc bố trí phát 4 buổi với tổng thời lƣợng 60 phút/ ngày. Số chuyên mục, bản tin tăng lên trên 20 đầu mục/ngày, cũng với hơn 10 chƣơng trình ca nhạc, cải lƣơng, sân khấu tổng hợp, đọc truyện,vv.

● Đài phát thanh huyện Mỹ Đức

Trong suốt lịch sử 20 năm phát thanh, 15 năm truyền hình,trong hoàn cảnh phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và thách thức của thời kỳ đầu tái lập tỉnh. Đúng 5 giờ 30 phút và 19 giờ 30 phút ngày 01-9-1998, chƣơng trình Phát thanh và Truyền hình Mỹ Đức đƣợc lên sóng tại huyện Mỹ Đức. Cùng cập nhật thông tin đầy đủ nhất về quá trình phát triển của Đài tại RadioAd

Những ngày đầu, thiết bị của đài phát thanh Mỹ Đức do đài tiếng nói Việt Nam hỗ trợ, gồm 1 máy phát thanh GZIA của Trung Quốc, phát sóng trung công suất 1kww, 2 máy ghi âm MET 15, bàn pha âm và máy thu thanh của Liên Xô…Máy phát và antenna đƣợc xây dựng lại vƣờn cây trƣớc văn phòng huyện cao 15m. Đội ngũ cán bộ nhân viên của đài Sóc Sơn ban đầu đƣợc tập hợp từ trung ƣơng đƣa về và ban tuyên giáo tỉnh ủy, đài truyền thanh thị xã cùng một số thanh niên địa phƣơng mới đƣợc tuyển dụng.

Dù cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị, đội ngũ, chuyên môn của Đài PT – TH Mỹ Đức đều thiếu và chƣa đảm bảo nhƣng với ý chí quyết tâm cao, chỉ với một thời gian chuẩn bị rất ngắn, đúng 5 giờ 30 phút và 19 giờ 30 phút ngày 01-9-1991, chƣơng trình Phát thanh và Truyền hình Mỹ Đức đƣợc lên sóng tại huyện Mỹ Đức.

Năm1999, Đài PTTH Mỹ Đức đƣa máy phát thanh 9 kw phát sóng trung vào hoạt động. Đƣa máy phát hình màu 1kw, băng tần VHF và cột anten dây néo vào hoạt động. Cùng với những nỗ lực, thay đổi trong chất lƣợng chuyên môn, các thế hệ lãnh đạo đài cũng luôn chú trọng tìm nguồn đầu tƣ mua sắm, nâng cấp trang thiết bị. Qua nhiều năm phấn đấu, năm 2011, đài đã đầu tƣ mua sắm thế hệ máy quay phim mới (Betacam SP), dùng băng Betacam thay băng VHS, S-VHS và đầu tƣ thiết bị dựng hình, xe màu. Có thiết bị mới, chất lƣợng hình ảnh, âm thanh trên sóng truyền hình đƣợc cải thiện, điều đó có nghĩa là điều kiện để thực hiện các chƣơng trình có qui mô lớn, độ phức tạp cao đã đủ.

● Đài phát thanh huyện Chƣơng Mỹ

Trải qua 21 năm hình thành và phát triển với nhiều giai đoạn, gắn với nhiều sự kiện, các thế hệ cán bộ - phóng viên – viên chức Đài Phát thanh Chƣơng Mỹ, nay là Đài PT-TH Chƣơng Mỹ, luôn nỗ lực phấn đấu xây dựng và phát triển sự nghiệp phát thanh – truyền hình của tỉnh ngày càng lớn mạnh;

từ chƣơng trình phát thanh đầu tiên vào ngày 02/09/1999, cho đến khi đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh giao thêm nhiệm vụ truyền hình và đổi tên thành Đài PT-TH Chƣơng Mỹ, rồi trở thành tỉnh sau cùng của khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội phát sóng truyền hình vào ngày 19/08/2000.

Đài truyền thanh huyện Chƣơng Mỹ ra đời 1967, là cơ quan ngôn luận của Huyện uỷ Chƣơng Mỹ, dƣới sự lãnh đạo trực tiếp của UBND huyện, sự hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của ngành dọc cấp trên là Đài PT – TH Hà Nội. Hiện nay, Đài truyền thanh Chƣơng Mỹ có tổng số 25 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 1 Trƣởng Đài, 3 Phó trƣởng Đài và 21 đồng chí cán bộ, phóng viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên.Trình độ Thạc sỹ có 1 đồng chí, Đại học có 15 đồng chí, còn lại là cao đẳng và trung cấp. Hiện nay, Đài truyền thanh huyện Chƣơng Mỹ đƣợc xây dựng với hệ thống truyền thanh không dây phủ kín toàn huyện đảm bảo 100% dân số trong huyện đƣợc nghe đài 4 cấp.

Những năm đầu, đài Chƣơng Mỹ chỉ có sóng AM, tần số 756Khz, phát sóng 4h30p mỗi ngày, từ 5h đến 7h30 sáng, trƣa từ 11h30 đến 12h30 và chiều từ 17h00 đến 18h00. Từ ngày 15.6.2010, đài phát thanh huyện Chƣơng Mỹ có thêm sóng FM tần số 96,9Mhz, thời lƣợng phát sóng 14 giờ mỗi ngày và sẽ tăng lên 17 giờ mỗi ngày vào cuối năm 2011. Ngoài 3 chƣơng trình thời sự, hiện nay đài phát thanh Chƣơng Mỹ còn có trên 30 bản tin, trong đó có chƣơng trình liên quan đến chính sách đất đai, chƣơng trình khoa giáo, giải trí phát hàng ngày trên cả hai hệ AM và FM. Trƣớc kia, các chƣơng trình thu sẵn phát sóng, những năm gần đây Chƣơng Mỹ ứng dụng công nghệ số, bƣớc đầu sản xuất một số chƣơng trinh PTTT.

Cơ cấu tổ chức của đài phát thanh: Sóc Sơn, Chương Mỹ và Mỹ Đức nhìn chung là giống nhau, cụ thể như sau:

- Ban lãnh đạo và quản lý đài phát thanh bao gồm: + Một đồng chí trƣởng đài (phụ trách chung)

+ Ba đồng chí Phó trƣởng đài

Ban lãnh đạo của từng đài có nhiệm vụ thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc; bàn bạc và quyết định công tác tổ chức cán bộ thông qua quy chế và kế hoạch hoạt động của mỗi đài; tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ đài phát thanh cơ sở.

- Các ban chuyên môn:

+ 1 tổ nội dung: Bao gồm 12 đồng chí biên tập viên và phóng viên + 1 tổ kỹ thuật hành chính: 10 đồng chí

Trong đó:

+ Tổ trƣởng tổ nội dung: Tổng hợp tin bài, xây dựng và duyệt nội dung các chƣơng trình phát thanh của đài.

+ Biên tập viên: có vai trò tƣơng tự nhƣ tổ trƣởng tổ biên tập. Nhuwngg tổ trƣởng tổ biên tập có vai trò cao hơn trong việc quyết định đƣa tin, bài nào vào chƣơng trình.

+ Phóng viên: là ngƣời trực tiếp viết tin bài, sáng tạo tác phẩm. + Phát thanh viên: Đọc tin bài, thể hiện tác phẩm

+ Tổ trƣởng tổ kỹ thuật: Điều hành các kỹ thuật viên bảo quản máy móc và thực hiện các bƣớc chỉnh sửa chƣơng trình đảm bảo chất lƣợng thu, phát sóng; đảm bảo cho máy móc trang thiết bị trong hoạt động của Đài.

+ Kỹ thuật viên: có nhiệm vụ kiểm tra, bảo dƣỡng các trang thiết bị chuyên dụng và phát sóng chƣơng trình. Mỗi ngƣời đƣợc phân công nhiệm vụ khác nhau trong ngày nhƣ: Trực, thu và phát sóng chƣơng trình hàng ngày.

+ Bộ phận hành chính gồm có kế toán, thủ quỹ. Họ không trực tiếp làm chƣơng trình phát thanh nhƣng họ hiểu công việc của đài phát thanh. Đây là bộ phận quan trọng, đảm bảo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ của cơ quan để đài hoạt động bình thƣờng.

Ở một phƣơng diện khác, có thể thấy cách bố trí bộ máy tổ chức của các đài phát thanh cơ sở tại các huyện ngoại thành Hà Nôi không giống nhau. Có đài không chia phòng chuyên môn theo khối hành dịch, kỹ thuật, nội dung ...hoặc theo loại chƣơng trình giáo dục, giải trí, chính luận. Có đài nhập chung bộ phận thời sƣ và chuyên mục của cả phát thanh truyền hình thành phòng thời sự. Bên cạnh đó, có đài không chia nhỏ các bộ phận chuyên môn trong khối ký thuật nhƣ: truyền dẫn phát sóng thành các phòng riêng biệt mà tổ hợp lại thành phòng kỹ thuật, sản xuất chƣơng trình,vv.

Nhìn chung, cách phân chia tổ chức bộ máy của các đài cơ sở tại các huyện ngoại thành Hà Nội là khác nhau. Đây cũng là đặc điểm chung của các ngành phát thanh truyền hình trong cả nƣớc. Qua nhiều năm hoạt động, nhƣng ngành này vẫn chƣa có mô hình thống nhất chung. Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh riêng mà mỗi đài hình thành tổ chức phù hợp để hoạt động.

● Những điểm tƣơng đồng và khác biệt của các đài phát thanh của các huyện ngoại thành Hà Nội.

Về vai trò, vị trí của phát thanh cơ sở, theo GS, TS. Vũ Văn Hiến và PGS, TS. Đức Dũng trong sách phát thanh trực tiếp thì:

Vị trí, vai trò của các đài tỉnh, thành phố, huyện, thành, thị xã và các đài xã, phƣờng, thị trấn đã đƣợc khẳng định ngay từ lúc mới chào đời, đến nay vẫn đang ngày càng đƣợc cải tiến, nâng cao cho phù hợp với tiến trình phát triển trong thời kỳ đổi mới. Đó là món ăn tinh thần, là nơi bày tỏ tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân các địa phƣơng, là nơi giáo dục, phổ biến chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc và cũng là nơi kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả của những chủ trƣơng, chính sách đó.

Các tác giả trong tài liệu “ Hƣớng dẫn nghiệp vụ phát thanh truyền thanh nông thôn” cũng cho rằng:

Phát thanh- truyền thanh địa phƣơng là một phƣơng tiện chủ yếu phục vụ cho sự phát triển toàn diện của địa phƣơng đó. Phát thanh – truyền thanh với lợi thế của mình là rộng khắp, tức thì rẻ và dễ tiếp cận hơn các phƣơng tiện truyền thông khác. Nó là phƣơng thức có khả năng tiếp xúc đồng thời với nhân dân ở nơi gần cũng nhƣ ở nơi xa bằng các thứ tiếng của họ và theo cách nói của địa phƣơng.

Cùng với hệ thống báo chí của cả nƣớc và truyền hình địa phƣơng, phát thanh cấp tỉnh của khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền, giải thích quan điểm, đƣờng lối, chủ trƣơng của Dảng, giáo dục pháp luật, chế độ chính sách của nhà nƣớc đến nhân dân. Đồng thời, việc đáp ứng nhu cầu thông tin qua các chƣơng trình thời sự, chính luận, các chƣơng trình giải trí, giáo dục… phát thanh cấp huyện còn phục vụ nhu cầu hƣởng thụ văn hóa, nghệ thuật, bồi dƣỡng kiến thức về mọi mặt, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nƣớc với mục tiêu “ Dân giàu nƣớc mạng, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Là cơ quan ngôn luận của Đảng và nhà nƣớc, diễn đàn của nhân dân là một trong những phƣơng diện quan trọng để hƣớng dẫn dƣ luận, PT-TH địa phƣơng luôn có vai trò quan trọng trong việc giữ vững sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phƣơng diện, đặc biệt là phát triển kinh tế, góp phần nâng cao dân trí và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội ở địa phƣơng. Qua các chƣơng trình phát thanh nhân dân nắm đƣợc các chủ trƣơng chính sách của Đảng và nhà nƣớc. Cũng qua làn sóng phát thanh, ngƣời dân có thể đánh giá đƣợc hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý của đảng và chính quyền địa phƣơng. Ngƣợc lại, qua sóng phát thanh các cấp ủy, chính quyền cũng có điều kiện lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân. Thay vì góp ý trực tiếp qua các cuộc hội nghị, chỉ cần một chuyên mục hay tiếp mục “chính

sách đất dất đai, chính sách pháp luật, tiếng nói từ các đoàn thể…là có đƣợc thông tin hai chiều để cả cộng đồng nắm bắt. Những năm gần đây, khi thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai, dịch bệnh qua sóng phát thanh ngƣời dân có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của đài phát thanh cơ sở trong truyền thông về chính sách đất đai ở các huyện ngoại thành hà nội (khảo sát các đài phát thanh mỹ đức, chương mỹ, sóc sơn, 2016 2017) (Trang 48 - 61)