5. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, nhà văn nữ mang đậm phong cách Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư có một gia tài lớn với số lượng tác phẩm đã xuất bản rất phong phú ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tạp văn, tản văn, tạp bút,… Đến thời điểm này, chị đã xuất bản rất nhiều tập truyện ngắn, có thể kể tới các tựa sách sau:
- Ngọn đèn không tắt (2000), NXB Trẻ, Hà Nội
- Ông ngoại (2001), NXB Kim Đồng, Hà Nội
- Biển người mênh mông(2003), NXB Trẻ, Hà Nội
- Giao thừa (2003), NXB Trẻ, Hà Nội
- Nước chảy mây trôi (2004), NXB Văn nghệ, TPHCM
- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), NXB Văn hóa Sài Gòn, TPHCM
- Ngày mai của những ngày mai (2005), NXB Phụ nữ, Hà Nội
- Cánh đồng bất tận (2005), NXB Trẻ, Hà Nội
- Sống chậm thời @ (2007), NXB Trẻ
- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (2008), NXB Trẻ, Hà Nội
- Khói trời lộng lẫy (2010), NXB Thời đại, Hà Nội
- Đảo (2014), NXB Trẻ, Hà Nội
Các tác phẩm của chị cũng đạt được nhiều giải thưởng: Tác phẩm đầu tay là tập kí sự Nỗi niềm sau cơn bão dữ đã đưa chị vào nghề văn chính thức với giải Ba báo chí tồn quốc năm 1997. Tập truyện Ngọn đèn khơng tắt đạt giải
Nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II (năm 2000), giải B Hội Nhà văn Việt Nam (năm 2001). Tác phẩm Đau gì như thể đạt giải Ba cuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ. Chị được biết đến nhiều nhất bởi tập truyện gây tranh cãi mang tên Cánh đồng bất tận. Tập truyện đã nhận được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006, giải thưởng văn học các nước Đông Nam Á (ASEAN) năm 2008. Và truyện ngắn Cánh đồng bất tận đã được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên của đạo diễn bởi Nguyễn Phan Quang Bình năm 2010. Năm 2018, cũng tác phẩm này đã giúp chị nhận được Giải thưởng Literaturpreis do Litprom (Hiệp hội quảng bá văn học châu Á, châu Phi, Mỹ Latin ở Đức) bình chọn, dựa trên việc xem xét các bản dịch tiếng Đức tác phẩm nổi bật của các tác giả nữ đương đại tiêu biểu trong khu vực. Giải thưởng được trao hàng năm nhằm vinh danh các tác giả nữ đến từ châu Á, Phi, Mỹ Latinh, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và vùng Caribe. Hiện nay Nguyễn Ngọc Tư làm phóng viên của tạp chí Văn nghệ bán đảo Cà Mau và hội văn học Nghệ thuật Cà Mau. Nguyễn Ngọc Tư cũng được nhận tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Chị còn là một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2002 do Trung ương Đoàn trao tặng.
Là tác giả đạt được nhiều thành công và luôn cống hiến hết mình cho văn chương, Nguyễn Ngọc Tư viết nên những trang viết từ sự chân thành, tình u và lịng bao dung. Những mạch nguồn dẫn chị đến với văn chương, những quan niệm của chị về nghiệp cầm bút đã từng được chị chia sẻ: “Và tôi viết văn. Câu hỏi mà những người thân đặt ra khi nhìn thấy những trang viết đầu tiên của tôi là “Tại sao con viết văn?”. Tơi bảo rằng tại con buồn. Đó là ngộ nhận đầu tiên của tơi về nghề viết, tôi tưởng viết là sẽ không cô đơn nữa. Nhưng cô đơn là sự tối cần của người viết, nó là một điều kiện hàng đầu của nhà văn. Không một người viết hay nào tôi biết mà không cô đơn, không một
thần tượng văn chương nào của tôi mà không bị cơ đơn giày vị.Và để chạy trốn nỗi cô đơn trong giao tiếp đơn thuần mặt nhìn mặt, tay nắm tay, việc viết văn đã dẫn tơi đến sự cơ đơn khác, đó là ở giữa đám đơng mà họ không thấy tôi, hoặc họ thấy một cái gì đó giống tơi, họ tưởng là tơi, nhưng tôi đang đứng ở một chỗ khác, một mình, chờ một bàn tay chạm. Khi người ta bằng mọi cách chạy trốn sự cơ đơn thì tơi và những đồng nghiệp của tơi lại ni cơ đơn, cho nó ăn để duy trì sự cơ đơn tồn tại trong người mình cho cái gọi là sáng tạo văn chương.”[63], “Tôi sinh sống ở vùng đất Nam Bộ và những tác phẩm của tôi đều viết về đất và người Nam Bộ. Mảnh đất cuối cùng của đất nước tôi hay mang một cảm giác nhược tiểu của vùng đất mới khai phá, khơng có cái nền văn hóa dày và sâu, nằm xa những trung tâm văn hóa kinh tế lớn, giáo dục, đặc biệt là văn học ít có thành tựu, khơng được đánh giá cao trong giới cầm bút, trong những tổng kết của văn học Việt Nam. Bất cứ người viết văn nào xuất hiện ở vùng đất này đều được sự đón nhận nồng nhiệt, tôi cũng vậy. Được xem như một đặc sản của miền Nam, một người viết Nam Bộ thuần túy, nhận nhiều kỳ vọng của mọi người, đặc biệt là đồng nghiệp, tơi sung sướng, và thấy hài lịng, mình đã làm việc đó cho quê hương, cho mảnh đất này.”[63]