Không gian, thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư (Trang 72 - 76)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm

3.2.3. Không gian, thời gian nghệ thuật

Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là mơi trường để các yếu tố trong tác phẩm thi triển hết tác dụng của mình. Trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy, để nhằm làm nổi bật tính cách cũng như số phận của nhân vật, tác giả hay đặt nhân vật của mình trong khơng gian sống, không gian sinh hoạt thường nhật của họ. Viết về những con người miền núi,

Đỗ Bích Thúy đã hiểu được những đặc điểm tính cách của họ: sự đơn giản, thẳng thắn và quyết liệt bởi thế không gian và thời gian làm nền cho những con người ấy cũng đơn giản và dễ hiểu. Ở các tác phẩm của Đỗ Bích Thúy khơng gian nghệ thuật xuất hiện chủ yếu là không gian của miền núi với núi, với rừng, với nhà sàn, bếp lửa,... còn thời gian nghệ thuật chủ yếu là thời gian của những mùa trăng, những phiên chợ. Đó là mùa trăng trong Tiếng đàn mơi

sau bờ rào đá: “Mùa trăng có ý nghĩa với người miền núi nhiều lắm. Thường

thì người ở trên nương cứ thấy khói bếp dưới bản bay lên là bảo nhau về, nhưng cứ vào mùa trăng thì ai cũng cố nán lại, thêm một gùi hai gùi cũng cố, vì người già bảo hạt lúa, bắp ngơ cuối ngày bao giờ cũng mẩy hơn, chắc hơn buổi sáng”, hay mùa trăng của sự hội tụ, của hị hẹn lứa đơi trong Sau những

mùa trăng. Nhân vật “tôi” dù không hẹn nhưng luôn trở về nhà vào những mùa trăng, nhân vật người chị dâu bị đánh thức tình yêu và trái tim rung động cũng vào mùa trăng. Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy ln dựng nên khơng gian núi rừng với những hiểm nguy rình rập: “Trời tối đen, nương ngô rất rậm và cao, tiếng gào thét của Kía bị át đi bởi tiếng gió từ trong thung lũng đang phả ra ào ạt” (Gió khơng ngừng thổi)

Khác với khơng gian và thời gian trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy, khơng gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là không gian song hành: Không gian sông nước - đất liền và không gian sân khấu – không gian thực của cuộc sống; còn thời gian trong sáng tác của chị lại là khoảng thời gian giao mút của những khúc giao giữa sáng tối, giữa các mùa, các năm... Ta bắt gặp rất nhiều trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư những khoảng thời gian như: chiều chiều, lúc trời chạng vạng, giao thừa, lúc mặt trời vừa khuất sau vườn chuối, chạng vạng,... Với những quãng thời gian giao mùa, điểm mút như vậy Nguyễn Ngọc Tư đã cho ta cảm nhận những khoảnh khắc, những biên giới mong manh trong số phận con người và đó cũng là bước chuyển

trong chính tâm hồn và suy nghĩ của nhân vật. Trong Huệ lấy chồng giữa

khoảnh khắc của ngày cuối đông lạnh giá đã có bước chuyển trong tâm lý, dứt bỏ mối tình cũ để bắt đầu một tương lai mới: “Xuống xuồng, Huệ giành lái máy. Điềm ngồi co ro đằng trước mũi, than lạnh q chừng đi. Gió này mà khơng lạnh sao được. Một tháng mười ba ngày nữa là Tết rồi cịn gì. Và sau tết nầy, mấy thím ngồi quán trưa bảo nhau, "Vợ chồng con Huệ có về". Trong tiếng máy Koler 4 nổ lùng bùng, tự dưng Huệ bảo:

- Ừ, lạnh quá, Điềm ha ?

Xuồng từ từ chạy tới đập nhỏ đầu xóm Kinh Cụt. Đám trâm bầu đứng im lặng, xơ rơ. Huệ bất ngờ xuống máy chạy chậm, chiếc xuồng khật khừng. Nó ngơ ngẩn ngó lên bờ, trong lịng chao chát một nỗi thèm muốn. Nó muốn chạy vơ xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh hay rằng nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt.

Nhưng nói để làm gì, ta ?” [58, tr. 47]

Một điểm dễ nhận thấy đó là khơng gian sơng nước và đất liền là không gian quen thuộc trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, cũng là không gian gắn liền với sự chia lìa. Trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận, không gian chủ đạo

làm bối cảnh cho câu chuyện là không gian sông nước Nam Bộ với những cánh đồng quê nắng khô, cỏ cháy, với những bến quê, và những chiếc ghe thương hồ nay đây mai đó phiêu dạt trên những dịng sơng. Đặc biệt là không gian “chiếc ghe, cánh đồng, dịng sơng thênh thang mãi” cứ trở đi trở lại và xuất hiện xuyên suốt trong suốt cuộc hành trình bất tận của ba cha con: “Con kinh nhỏ nằm vắt qua một cánh đồng rộng. Và khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạn hán hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này. Những cây lúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa

rụng, nắm vào bàn tay là nát vụn.” [58, tr. 155]. Cuộc hành trình của ba cha con cứ tiếp diễn từ cánh đồng này qua cách đồng khác đến nổi mọi thứ đều trở nên quen thuộc, gắn bó với họ: “Cánh đồng khơng có tên. Nhưng với tơi và Điền chẳng có nơi nào là vơ danh, chúng tôi nhắc, chúng tôi gọi tên bằng những kỷ niệm mà chúng tơi có trên mỗi cánh đồng. Chỗ chị em tôi trồng cây, chỗ Điền bị rắn cắn, chỗ tơi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên...Và mai nầy khi trôi dạt đến một nơi nào khác, nhắc đến cánh đồng này với cái tên của chị, chúng tôi sẽ xốn xang”[58, tr. 159]. Phải chăng vì thế mà cánh đồng mới trở nên bất tận và rộng khắp. Không gian sông nước đã từng là nơi diễn ra cuộc sống hạnh phúc của một gia đình mà Nương ln khắc ghi để mỗi khi bắt gặp một hình ảnh quen thuộc thì những kỉ niệm ấy lại trực chờ xuất hiện: “Má tôi hay mang xoang chảo ra bực sông chùi lọ nghẹ, săn đón ghe hàng bơng mua ít rau cải tươi và bán lại những quầy chuối chín bói trong vườn”. Nhưng rồi nhân vật “má” đã bỏ đi theo một người đàn ông khác với cuộc sống đủ đầy hơn. Chính khơng gian sơng nước – đất liền trở thành không gian của sự chia ly: “ má tôi chỉ quá giang một khúc đời rồi đi, ai cũng linh tính như vậy, chỉ cha tơi là khơng, nên bây giờ mới khóc hận cười đau”. Ta cịn bắt gặp sự chia ly trong không gian ấy ở truyện ngắn Hiu hiu gió bấc: “Ừ, tại tao thương con

chốt. Qua sông là không mong về”[ 58, tr. 33], hay trong Bến đị xóm Miếu: “Lương ăn trên sông, ngủ trên sông nên không biết ở dưới bờ, người ta đưa đẩy cuộc đời Bông như thế nào”. Nhưng tác giả Nguyễn Ngọc Tư cũng đã rất nhân văn khi để cho không gian ấy chứng kiến những nỗi đau, mở đầu những đau khổ nhưng cũng là nơi kết thúc của bi kịch và mở ra một tương lai mới. Ví dụ tiêu biểu nhất là cánh đồng trong Cánh đồng bất tận nơi chứng kiến sự nhục nhã ê chề và đau khổ của nhân vật Nương nhưng cũng là nơi nhân vật gửi gắm hy vọng mong manh về một tương lai tốt đẹp hơn: “Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời,

vì được mẹ dạy, là trẻ con đơi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”.[58, tr. 213] Bên cạnh không gian sông nước – đất liền, Nguyễn Ngọc Tư vẽ ra không gian của sân khấu – cuộc đời. Tác giả nhắc đến các đoàn hát rất nhiều trong truyện ngắn của mình. Nhân vật của chị vì mê nghiệp hát, say với nghiệp hát mà số phận cũng trơi nổi đa đoan như những vai diễn. Đó là số phận của San và Phương trong Ngày đùa: “San sống rất mệt mỏi vì khơng phân biệt được

đâu là sân khấu đâu là cuộc đời”, còn Phương lại vì nghệ thuật mà “Hi sinh cả cuộc đời mình”.

Có thể thấy xuất phát từ hai mơi trường sống khác nhau nên hai tác giả cũng có những cách sử dụng khơng gian và thời gian khác nhau trong việc làm nổi bật hình tượng nhân vật. Thế nhưng dù bằng cách nào thì cả Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư đều trải rộng không gian và thời gian để các nhân vật của họ có quyền mơ về một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)