Nghệ thuật miêu tả tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư (Trang 65 - 72)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm

3.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý

M. Bakhtin đã từng nói: “Mỗi kiểu nhân vật có tính quy luật của mình, có logic của mình nằm trong khn khổ ý chí tác giả nhưng tác giả khơng thể vi phạm một cách tùy tiện. Một khi đã lựa chọn nhân vật và lựa chọn trung tâm miêu tả nhân vật, tác giả bị ràng buộc bởi logic nội tại của cái được lựa chọn , cái logic mà tác giả phải khám phá trong quá trình miêu tả. Logic của ý thức chấp nhận những phương thức nghệ thuật nhất định để khám phá và miêu tả nó”. Thể hiện tâm lý nhân vật chính là thủ pháp quan trọng, khơng thể thiếu trong việc hoàn thiện con người nhân vật. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng cho rằng: “Thể hiện tâm lý là phương thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh con người bằng văn học nghệ thuật” [72, tr. 121]. Miêu tả tâm lý nhân vật là chính là miêu tả toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong của nhân vật: những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lý…của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nhân vật gặp phải trong cuộc sống. Hai tác giả Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư đã thành công trong việc thể hiện tâm lý nhân vật với những chấn động tinh thần và niềm khát khao yêu thương mãnh liệt. Ở truyện ngắn Trong đám đơng có một ánh mắt, Đỗ Bích Thúy đã rất tài tình và sâu sắc khi khắc họa tâm lý nhân vật “nàng” bởi có lẽ khi đọc tác phẩm này ít nhiều trong số những người phụ nữ hiện đại sẽ bắt gặp hình bóng của mình trong đó với những cung bậc cảm xúc, tình

cảm rõ nét. Nàng mới sinh con và chồng nàng thì làm việc để lo lắng cho cuộc sống gia đình được sung túc. Những diễn biến tâm lý nhẹ nhàng trong cuộc sống đời thường được nhà văn miêu tả một cách nhạy cảm và tinh tế: “Nàng yêu chồng, yêu con, yêu gia đình nhỏ bé của mình, tình u ấy bình dị và kín đáo như con người nàng, nên đám đồng nghiệp ở cơ quan mỗi khi rỗi việc ngồi tán gẫu vẫn bảo, có lẽ nếu chồng nàng có bồ, nàng cũng chẳng đau khổ mấy, cũng chẳng lồng lên mà ăn tươi nuốt sống kẻ ấy như người ta. Nàng nghe và chỉ cười. Nàng chưa bao giờ đặt mình trong tình huống ấy để mà biết rằng, mình sẽ phản ứng như thế nào” [42, tr. 117]. Rồi đúng như dân gian ta nói “Gái một con trơng mịn con mắt”, nhân vật “nàng” sau khi sinh con thì: “đẹp hẳn lên da dẻ mịn màng và cơ thể thì mềm mại, vịng eo hơi nở một chút nhưng vẫn tròn trịa lắm”[42, tr. 117] . Sau khi ở cữ, nàng bắt đầu đi làm. Nàng yêu con, thương chồng và cảm thấy hạnh phúc với mái ấm nhỏ bình dị của mình, nhưng nàng ln trong cảnh bồn chồn lo âu bởi vì địa chỉ email xuất hiện trong hộp thư của chồng làm nàng phải suy nghĩ với một mớ câu hỏi. Nửa cho rằng chồng có bồ, nửa lại không tin điều ấy. Đôi lúc nhân vật nghĩ mình có thể vui và hạnh phúc khi mình trang điểm và uống một ly rượu cùng người đồng nghiệp đẹp trai phong độ nhưng lại bị hình ảnh chồng ơm khư khư cái máy tính và việc địa chi email “dolehien” xuất hiện dày đặc trên màn hình máy tính của chồng làm nàng khơng yên: “Buổi chiều, nàng về nhà trong trạng thái chếnh chống, khơng hiểu do dự vị của ly rượu màu hồng hay vì cái gì khác, nàng phải chạy xe thật chậm vì sợ ngã hoặc đâm sầm vào ai đó trên đường. Có cái gì đó như là sự đắc thắng ẩn hiện trong tâm trí nàng”[ 42, tr. 176]. Thế rồi cuối cùng nhân vật cũng phát hiện ra địa chỉ email đó là của người bạn lâu năm của chồng nàng tên Đỗ Lê Hiến chứ chẳng phải người phụ nữ xinh đẹp có tên Đỗ Lệ Hiền nào đó. Nhân vật đi từ hạnh phúc, đến nghi ngờ, băn khoăn, đau khổ rồi lại vui mừng, hạnh phúc, áy náy và cảm

thấy cần phải bù đắp cho chồng. Một chuỗi quá trình biến đổi tâm lý của nhân vật được tác giả nắm bắt rõ ràng và sinh động. Với đề tài miền núi quen thuộc, truyện ngắn Sau những mùa trăng đã thực sự tạo ra nhiều ám ảnh cho người đọc khi cảm nhận về tâm lý của nhân vật “tôi”. Xuyên suốt câu chuyện là tâm trạng của nhân vật xưng “tôi”. Nhân đi xa trở về và lần nào cũng chẳng hẹn mà đều gặp đúng mùa trăng. Nhân vật vui mừng khi quay trở về nhà gặp lại người thân. Anh thương xót cho người chị dâu – một người con gái xin đẹp, khéo léo khi đang ở độ tuổi đẹp nhất lại phải trở thành góa phụ. Anh là người chứng kiến tình yêu của anh trai và chị dâu, do đó hơn ai hết anh hiểu anh trai mình yêu vợ đến nhường nào. Thế nên anh bàng hồng và đau xót khi phát hiện ra chị dâu đang phải lòng một chàng trai khác: “Tiếng khèn như thế nói được nhiều điều lắm, đủ để cơ gái nào đó hiểu rằng chàng trai sẵn sàng làm tất cả vì cơ, đổi tất cả những gì mình có để lấy ánh mắt của cô, bán tất cả để mua nụ cười của cô. Chàng trai ấy sợ đôi chân cô dẫm phải đá sắc lên nương, sợ gai cào tay cô, làm rách vành khăn của cô lúc vào rừng. Chàng trai ấy nhìn cơ cười để vui, nhìn cơ khóc để buồn... Khơng biết chàng trai có đơi tay nổi bắp cuồn cuộn ấy gọi ai. Đột nhiên có tiếng cọt kẹt của sàn nhà. Chị dâu từ trong buồng rón rén bước ra, vừa đi vừa vấn lại mái tóc dài đến eo lưng. Tự dưng tôi run bần bật, một cảm giác đau buốt nhói lên phía ngực. Tơi nhắm nghiền mắt. Hẫng hụt, như người rơi xuống đáy sông sâu hun hút... Kéo chăn lên ngang mặt, chỉ hở hai con mắt tôi cố nén để không vùng dậy.” Truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy thường miêu tả thế giới nội tâm nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc như thế. Nhà văn thường để cho nhân vật tự bộc lộ cảm xúc và để cho người đọc có thể cảm nhận được nỗi lịng của nhân vật một cách rõ ràng và tràn đầy cảm xúc. Cũng giống như Đỗ Bích Thúy, để khắc họa nhân vật trong tính tồn vẹn của nó thì bên cạnh việc miêu tả ngoại hình, Nguyễn Ngọc Tư cịn rất chú trọng đến việc thể hiện nội tâm nhân vật.

Có thể nói, thủ pháp được vận dụng thường xuyên nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đó chính là dùng lời nửa trực tiếp khi nhà văn trong lời dẫn truyện của mình đã lồng ghép bao hàm cả giọng điệu, thái độ, suy nghĩ của nhân vật và kể lại câu chuyện bằng chính giọng điệu của nhân vật ấy. Trong truyện ngắn Huệ lấy chồng, Đỗ Bích Thúy đã mơ tả tâm lý của nhân vật Huệ khi Điềm ước sau này sẽ gặp và lấy được một người chồng tốt bụng, tử tế như Thi (người yêu của Huệ): “lịng Huệ nghe ấm ran, nó mơ tới một mái nhà sớm chiều tỏa khói, buổi sáng nó rang cơm cho Thi lót lịng đi dạy, trưa đón Thi về chăm chút nồi canh chua bơng súng ăn với cá sặc kho khô”[58, tr. 43]. Nhưng tất cả những ước vọng giản dị mà tươi đẹp ấy lại không thể trở thành hiện thực khi Thi đi lấy người khác, và Điềm đã sợ Huệ vì Thi mà làm dại “sợ vậy thơi, chớ Huệ vẫn roi rói, người ta thấy nó khơng thèm rớt một giọt nước mắt nào như nó với Thi chưa từng có dun dẻ gì”[58, tr. 45]. “Hồi đám cưới Thi, Huệ chép miệng tiếp, phải chi Thi mời… không được mời nên mới nằm nhà, gió đưa tiếng hát qua đồng lúc gần lúc xa thăm thẳm”[58, tr.45]. Rồi đến ngày nhân vật Huệ phải lấy chồng, vẫn qua lời kể của người kể chuyện người đọc hình dung ra hình ảnh Huệ khi đi ngang qua đoạn gần nhà Thi: “nó ngơ ngẩn ngó lên bờ, trong lịng chao chác một nỗi thèm muốn. Nó muốn chạy vơ xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nói cho anh biết rằng nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt”[58, tr. 47]. Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tư đã khắc họa xung đột nội tâm nhân vật bằng việc bắt trúng thần thái nhân vật. Chỉ với một cái cười nhạt, một ánh mắt và những giọt nước mắt là đủ để cảm thấy cả cõi lòng đang giằng xé đầy mâu thuẫn khơng thể giải quyết, cũng khơng thể nói lên lời: “Thi cười gượng gạo rồi cắn môi quay đi”[58, tr. 46]. Có thể dễ dàng nhận thấy trong những đoạn văn trên nhà văn đã trần thuật lại câu chuyện bằng giọng điệu nội tâm của nhân vật. Hình thức này của nhà văn không những tái hiện tự nhiên dòng tâm tư của nhân vật mà cịn khiến tác phẩm biến

hóa, nhiều giọng điệu. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có khả năng thâm nhập thẳng vào nhân vật của mình, thơng qua nội tâm nhân vật mà kể lại câu chuyện điều ấy làm tăng thêm độ tin tưởng và chứng cứ xác thực cho câu chuyện khi người trong cuộc chính là người kể lại tất thảy. Có lẽ vì lý do này cho nên rất nhiều tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã lựa chọn hình thức trần thuật theo ngôi thứ nhất, qua nhân vật xưng “tơi” trong tác phẩm. Một ví dụ tiêu biểu cho hình thức này là truyện ngắn Cánh đồng bất tận. Trong tập sách tuyển tập các tác phẩm truyện ngắn Cánh đồng bất tận – những truyện hay và

mới nhất, Cánh đồng bất tận chỉ dài gần sáu mươi trang nhưng số lần nhân

vật Nương xưng “tôi” dừng lại để tái hiện tâm tư của mình lên tới mười lăm lần. Bắt đầu từ nỗi đau khi chứng kiến má đã phản bội cha, ân ái cùng người đàn ông khác và chạy theo ông ta cùng những súc vải nhiều màu mà bỏ rơi hai chị em: “suốt nhiều năm sau đó, tơi khơng dám nhớ má, bởi ngay vừa khi nhớ đến má, lập tức hình ảnh ấy lại hiện ra”[58, tr. 169]. Hay sau những trận địn roi tàn nhẫn của cha, Nương khơng hề tức giận, khóc lóc hay trách móc mà “tơi” chỉ ngồi đó tìm ra ngun nhân dẫn đến sự bực bội phản trút giận của cha: “và tôi tự nhớ lại coi hồi sáng nầy, hồi trưa nầy mình đã làm gì giống má, kho cá bỏ q nhiều tiêu? hay vì tơi buộc tóc nhong nhỏng”[58, tr. 175]. “Tơi cảm thấy mình thất vọng đến rã rời. Những thói quen, những cái gì liên quan đến má tơi phủi gần sạch rồi, nhưng làm sao tơi có thể từ bỏ được hình hài này”[58, tr. 175]. Rồi khi Điền - đứa em trai của Nương bởi chứng kiến cảnh mẹ phản bội thời ấu thơ mà từ chối sự trưởng thành, chối bỏ khả năng trở thành người đàn ông “thực thụ”, ghê tởm những hoạt động sinh lí xác thịt, Nương muốn giúp Điền mà không thể bởi “tôi muốn kêu lên, tiếc là sự thất học khiến tôi không thể diễn đạt thành lời. Tôi không chắc chắn lắm nhưng tình dục và xác thịt không xấu xa, không đáng bị khinh bỉ, không phải là nguyên nhân đẩy chị em tôi đến cuộc sống nầy với những đổ vỡ nầy”[58,

tr.193]. Sau này, khi Điền đã bỏ theo nhân vật “chị” – người đàn bà tội nghiệp “buôn phấn bán hương” đã từng sống chung cùng họ ít ngày thì mỗi lần qua xóm Kinh, Nương “thường ngóng lên bờ xem có gặp được thằng Điền và chị” không. Và Nương sẽ nghĩ về đơi mắt thường chảy dịng dịng nước của Điền với đầy băn khoăn: “khơng biết nó đã đánh thức được bản năng, đã tìm thấy nhục cảm, đã biết thèm muốn chưa… khơng biết nước mắt của nó đã khơ chưa hay vẫn rỉ từng giọt máu tươi”[58, tr. 205]. Khi người cha muốn Nương lấy chồng, Nương đã tự đặt ra những câu hỏi dường như là Nương đang độc thoại với mình nhưng cũng là lời đối thoại với độc giả, với tác giả: “Tôi biết lấy ai trong số đó? Lấy một người cắm mặt xuống đất, mệt nhừ với vườn ruộng để mỗi khi giáp hạt, tôi nghe thấy tiếng cạo cháy của con, tiếng muỗng dừa vét gạo dưới đáy thạp mà rát bỏng trong lịng? Hay tơi sẽ chọn một người chăn vịt, mê mỏi với chuyến đi xa, sống cuộc sống hờ hững tạm bợ, thấp thỏm với rủi ro và đến một lúc nào tôi ôm con nghe đêm của mùa gặt thật dài với tiếng rúc ríc của người chồng cùng cơ điếm già nua. Tôi lấy ai bây giờ, một người thợ gặt? một anh thợ đò?”[58, tr. 207]. Một cơ bé cịn chưa hồn tồn trưởng thành nhưng lại ln có những suy nghĩ chín chắn. Giữa lúc bị cưỡng hiếp, đau đớn và nhục nhã, cô bé vẫn kịp nghĩ về vẻ mặt của má trước kia, để rồi tự trách mình đã hiểu lầm má: “trời ơi, tại sao tơi khơng nhận ra điều đó ngay lúc ấy (để giấu kín nỗi ám ảnh trong lòng, giả đò tươi cười với má, xem như khơng có chuyện gì, để chiều chiều cùng má ra sông, hỏi nhau, khơng biết chừng nào thì cha về)”[58, tr. 212]. Để rồi trong hoàn cảnh bản thân đang chịu tất cả tổn thương thể xác và tâm hồn đó Nương nghĩ “ước gì cha tơi hiểu và thanh thản”[58, tr. 212]. Nguyễn Ngọc Tư đã đặt cho nhân vật Nương của mình những bước chuyển tâm lý tưởng như rất phức tạp nhưng lại thật đơn giản. Nhân vật mới mười bảy tuổi nưng lại mang suy nghĩ và sự biến chuyển tâm lý như một người trưởng thành. Dù gặp bất kỳ hồn cảnh ra

sao nhân vật cũng bình tĩnh đối mặt. Sở dĩ nhân vật có những bước chuyển tâm lý như vậy là do bản thân nhân vật đã phải đối mặt với những cú sốc tâm lý quá lớn ngay từ đầu đời. Xuất phát từ vị thế của một người làm chị trong khi mẹ đã bỏ đi theo người khác còn cha lại bị thù hận che mờ lý chí, khơng được cha mẹ quan tâm chăm sóc, nhân vật Nương buộc phải trưởng thành sớm hơn về mặt nhận thức để có thể tự lo cho mình và chăm lo cho Điền – em trai của mình. Có thể thấy khi viết những trang văn này, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã thực sự yêu thương và cảm thông cho nhân vật, giúp nhân vật mạnh mẽ đối diện với thực tại chính là cách mà nhà văn giúp nhân vật tồn tại trong cuộc sống nhiều gian nan. Bên cạnh đó, đơi khi, Nguyễn Ngọc Tư cũng viết về những thay đổi tâm lý của nhân vật này thơng qua cái nhìn của nhân vật khác. Đó là những quan sát của Nương về cha khi gặp người đàn bà ở xóm Bầu Sen. Nương nhận thấy lúc đầu cha “trút vẻ lầm lũi” vốn có rồi sau khi rủ chị bỏ nhà, bỏ quê để theo cha thì vừa mới đi được một đoạn đường cha đã quăng chị lại, chị vừa khuất trong tiệm tạp hóa, cha cười – cái cười “dữ dội, đau đớn, hoang dã, cay đắng, nghiệt ngã. Cái cười thật dài, riết lấy khuôn mặt cha làm mắt cha hơi lồi ra, ánh lên như có nước”[58, tr. 187]. Rồi cơ bé ấy cũng tinh ý nhận ra nhân vật cha càng ngày càng “xanh xao, lạnh lẽo đến ngơ ngác và cô đơn…”[58, tr. 189] và tâm lý của người cha thì càng ngày càng ghê sợ “khơng cịn một chút cảm xúc nào, nét mặt tràn ngập những rắp tâm, chưa gặp đã tính chuyện phụ phàng”[58, tr. 191]. Nhưng bằng trái tim ấm áp, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã để cô bé Nương tự cảm nhận rằng bên trong tâm hồn cha là “một hố sâu thăm thẳm, bến bờ mịt mù, chơi vơi, dễ hụt chân”. Nguyễn Ngọc Tư là thông qua việc mô tả diễn biến tâm lý của nhân vật để làm cho người đọc hiểu và có thể cảm thơng với nhân vật hơn. Cái tài của Nguyễn Ngọc Tư chính là đã khiến cho độc giả phải thương cho những nhân vật mà mới đầu ta tưởng như rất đáng hận. Nhân vật người cha trong Cánh

đồng bất tận đã trở nên xấu xa khi gieo rắc cho bao nhiêu người phụ nữ những hy vọng rồi lại bóp nát nó, đã trở nên độc ác khi trở thành kẻ phá hoại hạnh phúc của biết bao gia đình. Nhưng trên tất cả, những diễn biến tâm lý chi tiết, cụ thể của nhân vật mà Nguyễn Ngọc Tư đã mô tả lại làm độc giả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư (Trang 65 - 72)