5. Cấu trúc của luận văn
2.2. Các kiểu nhânvật tiêu biểu
Trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư, nhân vật được xem xét ở rất nhiều mặt và nhiều góc độ. Để chia rõ ràng cả hệ thế nhân vật phong phú ra thành từng kiểu rạch rịi thì thực sự rất khó khăn bởi đơi khi các vùng nhân vật bị giao thoa với nhau. Do đó, ở luận văn này chúng tôi xin phân chia thế giới nhân vật một cách tương đối thành ba kiểu. Trong khi nghiên cứu, chúng tôi đặt các tác phẩm của hai tác giả trong tương quan so sánh, đối chiếu để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt.
2.2.1. Nhân vật bi kịch
Nhân vật cô đơn, bi kịch là kiểu nhân vật khá phổ biến trong văn học Việt Nam đổi mới. Các nhà văn đã tiếp cận hiện thực ở cả những miền khuất lấp, những cảnh ngộ đáng thương của con người. Nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư bị đưa vào những hoàn cảnh éo le, mang số phận bất hạnh, đáng thương, có khi hồn cảnh ấy được tạo ra bởi bàn tay của những người xung quanh, có đơi lúc lại được tạo ra bởi chính họ. Những con người ấy luôn bị nỗi cô đơn bủa vây: cô đơn ngay khi sống giữa đám đơng (hoặc xa lạ hoặc thân thiết), có khi lại cơ đơn vì cái tơi q lớn, vì cá tính khác biệt của bản thân,... Họ gắn cuộc đời với những cuộc hành trình kiếm tìm để mong muốn có được hạnh phúc, nhiều nhân vật vì khơng thốt khỏi cái bóng của sự cơ đơn, khỏi vòng luẩn quẩn của số phận mà phải tìm đến cái chết.
Trong truyện ngắn Lặng yên dưới vực sâu, Đỗ Bích Thúy đã thể hiện rõ bi kịch của các nhân vật trong tình yêu: là Súa, là Vừ, là Phống, là Nhí,... Súa đẹp nhất vùng, những tưởng Súa sẽ có một cuộc đời hạnh phúc vì Súa có một tình u thật đẹp với Vừ. Nhưng không, thủ tục cướp dâu đã mở màn cho bi kịch của Súa, của Vừ và cả của Phống: “Tiếng sáo bên ngoài vẫn réo rắt. Đấy là tiếng sáo của người trên núi cao. Bên trong nó ngồi sự trầm bổng cịn có cả tiếng gió, mùi gió… Nhưng tiếng sáo mà Súa nghe đêm nay lại có mùi của nước mắt đang khô”[42, tr. 58]. Phống cướp Súa trong ngày cưới biến chuyện tình của Súa và Vừ trở thành một mầm cây mãi mãi không thể ra hoa kết trái: “Cha ơi, đó khơng phải Vừ. Vừ ơi, sao Vừ lại để người yêu của mình chết nửa người thế này.Cịn cái đầu này nữa, sao khơng chết ln để khỏi phải hỏi mình đang mơ hay tỉnh đây” [42, tr. 60]. Trái tim người con gái ấy như đã chết lặng thế nên Súa muốn kết thúc cuộc sống của mình, thế nhưng cái chết cũng đâu phải dễ dàng: “Chẳng lẽ người con gái Mông này khơng được sống như ý của mình, chết cũng khơng như ý của mình nốt? Chẳng lẽ lại thế hả đứa em chồng?”[42, tr. 75]. Súa đành phải sống – sống mà như đã chết, lặng lẽ, sầu đau trong kiếp làm vợ của Phống - người mà trái tim Súa chưa từng bao giờ rung động. Trong khi đó người yêu Súa là Vừ cũng đang quay quắt trong niềm đau khi luôn chờ đợi và khao khát được gặp người yêu một lần. Tưởng rằng trong sự bi ai về tình yêu chia cắt, “thủ phạm” là Phống sẽ vui vẻ nhưng nào ngờ đâu, đây cũng là một nạn nhân của bi kịch tình yêu. Phống giàu nhất làng, cũng xấu xa nhất nhưng Phống lại muốn có được Súa cả thể xác và tâm hồn, Phống yêu Súa, thứ tình u có phần cực đoan, bởi thế anh đã chiếm đoạt Súa, giữa họ đã có một mối dây liên kết dù khơng phải kết tinh của tình yêu: “Tuyết đã phủ kín hai bàn chân Súa. Đứa bé lại cựa quậy. Nó khơng nhìn thấy tuyết đang rơi, nhẹ bỗng như những quả bơng nở bị gió thổi đi tứ phía. Giá mà nó cứ ở n trong bụng mẹ thế này thì tốt q. Nhưng khơng được đã
sắp đến ngày nó nhìn thấy sương mù rồi”[42, tr. 78] Đứa bé sắp chào đời, Súa sẽ ở lại, phải chăng Phống đã chiến thắng? Súa đã thử chấp nhận Phống, muốn thực sự coi Phống là chồng, tha thứ cho Phống để bắt đầu một cuộc sống mới. Cái kết có hậu dường như đang ở ngay trước mặt, chỉ là nó tới hơi chậm, sự tha thứ của Súa ngay lần đầu tiên đã trở thành lần cuối cùng khi nó khơng đến kịp lúc để giữ Phống lại cuộc đời: “Không phải chồng Súa bị ngã. Người đàn ông Mông sinh ra, tập đi, cưỡi ngựa, chăn bò và chết đi trên những mép vực, không bao giờ bị trượt chân”[42, tr. 140] Phống nhận ra mình đã sai đã thua cuộc dù rằng mình đã làm chồng, làm cha, người thứ ba ấy đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình, kéo theo bi kịch (một lần nữa) của cả Súa: “Gió vẫn rít từng cơn qua rừng nguyên sinh toàn lim, sến hàng trăm năm tuổi trên đỉnh Tây Côn Lĩnh. Những ngôi sao đầu tiên của đêm tối đã xuất hiện trên cao, ánh sáng le lói của nó hắt xuống khiến cho đáy vực xuống sâu thêm chút nữa, khoảng cách từ chỗ Súa đứng đến nơi người đàn ông kia nằm lặng yên cũng xa thêm một đoạn… Cuộc sống đã dừng lại. Súa chỉ cảm thấy duy nhất điều đó, khi gió từ đáy vực đang thốc ngược lên”[42, tr. 139]. Cũng trong Lặng yên dưới vực sâu, bên cạnh Súa, Vừ, Phống cịn có Nhí – một con người cũng mang bi kịch. Nhí sinh ra đã khơng thể nói mà chỉ có thể biểu đạt mọi cảm xúc qua nét mặt, ánh nhìn. Tân là người đàn ơng Nhí u, là người khiến Nhí vọng tưởng về hạnh phúc và cũng là người khiến Nhí cảm thấy cuộc đời đang dừng lại ở ngưỡng tuổi 16: “Đúng là Nhí đã nghĩ, sau này Tân sẽ làm một ngơi nhà nhỏ tí, trên ngọn cây lim to nhất phía sau nương ngơ kia, và hai người sẽ sống ở trên đó. Hàng ngày Nhí ơm con ngồi vắt vẻo ở cửa, buông hai chân thõng xuống chờ Tân đi làm về…”[42, tr. 113]. Ước mơ giản dị như thế cũng không thể trở thành sự thật khi người con trai ấy ra đi mãi mãi. Chuỗi bi kịch cuộc đời làm các nhân vật đều “chết” – chết về thể xác và chết về tâm hồn. Nhân vật Mai trong truyện ngắn Cạnh bếp có cái mi gỗ
mang nỗi bất hạnh của một người phụ nữ không sinh được con trai cho chồng và chồng đã ra đi để kiếm đứa con trai với người phụ nữ khác. Cũng là nỗi bất hạnh về đường con cái là nhân vật Bình trong Chiếc hộp khảm trai. Bình được chồng yêu chiều, mẹ chồng tuy khắc kỷ nhưng lại rất thương hai vợ chồng. Bình lại khơng hạnh phúc vì hai người khơng có con. Bình đã từng nghĩ tới việc nhận con ni nhưng lại cho rằng những người khơng ra gì mới bỏ con và con của những người khơng ra gì ấy lớn lên chắc gì đã tử tế. Những suy nghĩ quẩn quanh và dằn vặt ấy khiến Bình trở thành một người khác ăn nói chỏng lỏn và cáu kỉnh. Nhưng khi mẹ chồng ốm nặng rồi mất, Bình mới biết Hải chồng mình là con ni của mẹ, cũng biết rằng việc hai người khơng có con khơng phải do Hải. Nhân vật “nàng” trong truyện Đàn bà đẹp lại mang bi kịch của người phụ nữ đẹp và giàu có. Nàng càng lúc càng đẹp, vẻ đẹp được “tu sửa”mỗi lúc một hoàn hảo, nàng đủ đầy về vật chất, nàng có mọi thứ mình muốn chỉ trừ hạnh phúc và tình u bên người chồng (thứ có lẽ là quan trọng nhất). Thế nên nàng càng đẹp về nhan sắc bên ngồi thì càng héo hon bên trong tâm hồn; nàng càng đủ đầy về vật chất thì càng thiếu thốn về tinh thần:“Rồi có lúc nàng thấy mình đẹp, càng đẹp thì càng vơ dun biết mấy. Trong lúc mình như một đóa sen trắng muốt, thì chồng mình càng giống hệt một con tơm khơ trong túi hút chân khơng, cịn gì vơ dun hơn” [42, tr. 165]. Đó cịn là bị kịch của nhân vật “người chị dâu” trong tác phẩm Sau những mùa trăng. Chị là cô gái xinh đẹp khiến bao chàng trai xao xuyến, chồng của
cơ cũng đã từng vì cơ thổi khèn gọi u đến đêm thứ chín. Chị khơng may mắn khi chồng bị lợn rừng hục chết trong một đêm lên nương canh ngơ. Chị trở thành gố phụ. Chị hiểu trách nhiệm của mình, chị hy sinh, tần tảo lo toan chu tồn cho gia đình nhà chồng. Nhưng chị vẫn ln khát khao yêu thương. Có chàng trai thầm thương chị và chị dường như đã say lịng. Tình u làm chị đẹp hơn, rạng rỡ nhưng cũng làm chị héo mòn mặt tái xanh, mắt như
người say rượu. Chị phải đấu tranh giằng xé giữa yêu và tránh nhiệm, giữa cảm xúc và lý trí. Những ràng buộc của bổn phận, của xã hội đã thắng và điều ấy càng làm bi kịch của người con gái ấy sâu thêm...
Có thể thấy hầu hết bi kịch của các nhân vật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy đều xuất phát từ tình u: đau khổ vì u, độc ác vì u, ích kỷ vì u, sống vì u và chết cũng vì u. Giống như Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư cũng đặt nhân vật của mình trong sự éo le của tình cảm với các mối quan hệ phức tạp. Chúng ta cũng thương xót cho nhân vật ơng Năm Nhỏ trong truyện ngắn Cải ơi! bị mang tiếng oan là “giết con” khi nhỏ Cải con của vợ ông sợ
tội bỏ trốn vì làm mất đơi trâu. Ông làm trong gánh hát chỉ để được mượn micro trước giờ diễn nói dăm ba lời: “Cải ơi, ba là Năm Nhỏ nè con”. Ơng nghĩ ra nhiều phương kế để có thể tìm được nhỏ Cải; thậm chí ơng cịn trộm trâu với hy vọng được lên truyền hình. Cuộc hành trình tìm kiếm trong vơ vọng suốt 12 năm, sự chờ đợi trong mòn mỏi suốt 12 năm: “Ông già Năm Nhỏ lặng đi, tự hỏi, bây giờ ơng lên tivi, con Cải có nhận ra ơng khơng. Câu trả lời là có, ơng đã dắt con nhỏ đi hái xồi chín trong vườn hoang, đã chặt chuối làm bè dạy cho nó bơi lội, thả trâu, chơi diều, ơng đã cõng con nhỏ đi tắt mấy vạt đồng đến khám bệnh chỗ ơng bác sĩ già, mỗi khi nó nhức đầu, sổ mũi. Cây kẹp nhỏ, mớ dây thun khoanh, mấy cục kẹo dừa vung vinh trong túi áo mỗi khi ơng đi chợ về… Tất cả những thứ đó, ơng nhớ mồn một thì nhỏ Cải chắc chưa quên. Ông già muốn lên tivi để nhắn đứa trẻ bỏ nhà rằng, về đi con ơi, đơi trâu có sá gì!”[58, tr. 13]. Gia đình Tư Nhớ trong truyện Đau gì như thể... cũng mang nỗi oan ngang trái khi hai cha con bị vấy tiếng cha
dượng hại đời con riêng của vợ: “Có người chưa đi qua cái miễu ông tà đã cười cợt bàn với nhau, không biết thằng nhỏ kêu ông Tư nhỏ là gì ha, là ngoại hay cha”[68, tr. 121]. Biết mình oan mà khơng thể minh oan, khơng thể làm gì ngồi việc “nổi quạu đùng đùng, thiên hạ phải để tơi sống đàng hồng như
một người chớ. Tiếng kêu nghe thấu đến trời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau”[68, tr. 121]. Đó là hồn cảnh bất hạnh của gia đình ơng Chín trong Nhớ sơng: “Gia đình ơng Chín sống hẳn trên ghe. Cảnh của ông
cũng buồn lắm. Nhà nghèo, ra riêng, gia đình chỉ cho hai công đất. Năm Giang ba tuổi, Giang lên sởi. Ơng Chín bán đất cứu con. Số tiền con dư lại, ông mua chiếc ghe nhỏ đi bán hàng bơng. Cả nhà dắt díu nhau linh đinh sơng nước”[58, tr. 114]. Sự đưa đẩy của hoàn cảnh khiến con người có những niềm khát khao thật bình dị: “Có lúc, vừa ghé lại bờ, chưa kịp buộc dây ghe vô gốc mắm, do quẩn chân lâu ngày, Giang đã chạy lên bờ, chạy cuống chạy cuồng như vui như điên trên đất, má Giang rớt nước mắt, “Con nó thiệt thịi…”. Ơng Chínan ủi, “vì miếng ăn mà, mình ơi”.”[58, tr. 114].Và cũng chính hồn cảnh tạo cho người ta những thói quen, những “niềm nhớ” thật lạ: “Ghé Đập Sậy, Giang địi ơng Chín ở lại một đêm, cho Giang xuống ghe ngủ với con Thủy. Giang than nức nở, “Trời ơi con nhớ ghe quá trời đất đi.”[58, tr. 117]. Số phận dường như thấy rằng cái nghèo, cái thiếu thốn vất vả ấy dường như vẫn chưa đủ làm con người ta bất hạnh hay sao nên số phận tiếp tục “đẩy ngã” họ bằng một biến cố nữa: “Hơm đó, trời mưa nhỏ nhưng gió nhiều, gió bạt tay chèo liêu xiêu. Nước từ vàm sông cuồn cuộn đổ ra. Chiếc ghe bạt nước tấp vô xà lan chở cát. Ơng Chín, ba Giang chống đằng mũi, má Giang chống đằng lái. Giang ngồi trong mũi ghe ơm con Thủy vào lịng. Giang thấy rõ ràng lúc cây sào trong tay má đang trôi vào thành xà lan trượt hướt lên, má ngã xuống, đầu má đập vào cái gờ sắt, đơi chân cịn víu vào ghe. Rồi má cong lại như chiếc võng, hụp vào sơng”[58, tr.113]. Đó cịn là bi kịch của một nhóm nơng dân trong truyện Lỡ mùa, họ khơng có đất canh tác do những quy hoạch treo.Họ ao ước được cày bừa trên mảnh đất của chính cha ơng mình nhưng khơng thành: “Trời vẫn trĩu đầy nước, tối âm u, ông Ba thấy núi mây đen thẫm dựng lên một mảng trời phía Trảng Cị, ơng chắc lưỡi như xót xa lắm,
điệu này dưới mình mưa lớn dữ, đất chắc chìm hết rồi, đồng chỉ chắc cịn loi ngoi cỏ, muốn cày, bừa cũng khó lắm đây. Ơng Ba già nghe ruột mình nơn lên, từng khúc, từng khúc, nghẹn ứ đến mức ông không lên tiếng được”[68, tr. 38].Và có lẽ những nhân vật bi kịch xuất hiện nhiều nhất trong Cánh đồng bất
tận từ nhân vật chính cho tới những nhân vật phụ - những người đàn bà mà nhân vật “tôi” gặp trên những con sông cạn nước, những cánh đồng khô nẻ. Bi kịch của người vợ phải ra đi có lẽ vì mặc cảm tội lỗi và xấu hổ khi đứa con chứng kiến chị sa ngã hơn là vì đuổi theo những súc vải đủ màu sắc. Bi kịch của người chồng bị bỏ rơi, trở nên đáng sợ “như con thú”, trả thù bằng cách “mê hoặc” vợ người khác rồi vứt bỏ họ giữa đường: “Cha mang họ đi một quãng đường vừa đủ để người ở lại nhìn rõ chân dung của sự phản bội, sau đó người đàn bà bị hắt lên bờ. Con đường quay về bị bịt kín” [58, tr. 189-190]. Để rồi sau đó“sự báo ứng dường như đang ở rất gần” [58, tr. 198]. Người cha sau một thời gian trút hết thù hận cuộc đời và người vợ bằng sự “máu lạnh”, không thương tiếc trên những người phụ nữ mà ông gặp đã phải đau đớn khi tận mắt nhìn cảnh đứa con gái bị hãm hiếp mà bất lực mà vơ phương cứu con. Đó cịn là bi kịch của Nương và Điền khi phải chứng kiến sự đổ vỡ của gia đình, sự sa ngã của cha mẹ để lại những tàn tích trong tâm hồn. Và càng bi kịch hơn khi cả hai đứa trẻ dường như đã bị hủy hoại cuộc đời: Điền chối bỏ niềm vui trở thành người đàn ông thực thụ bởi sự miệt thị và giận dữ rồi sau này vô vọng chạy theo người đàn bà bị sỉ nhục: “Điền khơng trở lại. Tơi chờ nó đến khi mùa mưa đổ xuống cánh đồng Chia Cắt (tôi tạm gọi vậy) một trời sao. Chờ chơi vậy chứ tôi biết Điền chẳng quay về” [58, tr. 204]; còn Nương bị đám trai làng hãm hiếp ngay trước mặt người cha tội lỗi đang bị đổ nghiến xuống bùn: “Mắt cha tôi ầng ậc nước, tôi không rõ là phèn hay máu nhoèn nhoẹt.”[58, tr. 211], “Nhưng lúc nầy, cảm giác thật đơn điệu. Đầu tiên là sự
xé toạc, và từ rách nát, đau đớn như lũ kiến cánh được giải thốt, chúng bị rân khắp cơ thể, tơi thấy mình đang chết” [58, tr. 212]
2.2.2. Nhân vật tha hóa
Trong truyện ngắn các nhà văn Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy có một hệ thống các nhân vật tha hóa. Họ vốn là những con người “tính bản thiện” nhưng vì hồn cảnh xã hội và sự bức bách của thế giới xung quanh họ buộc - phải - tha - hóa để tồn tại. Thực chất đây cũng là những con người