Tình huống truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư (Trang 76 - 87)

5. Cấu trúc của luận văn

3.3. Tình huống truyện

Tình huống truyện là một sự kiện đặc biệt của đời sống được nhà văn đưa vào tác phẩm văn học mà ở đó các quan hệ của đời sống được bộc lộ đồng thời giúp cho bản chất, tính cách, tâm trạng hay vẻ đẹp của nhân vật được hiện lên trọn vẹn. Xây dựng được tình huống đặc sắc góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của truyện, làm nổi bật ý đồ nghệ thuật của nhà văn giúp cho nhân vật hiển lộ được tính cách và thể hiện con người của mình. Cũng như tiểu thuyết, truyện ngắn có nhiều sự kiện, nhiều tình tiết nghệ thuật do đó truyện ngắn có thể có một hay nhiều tình huống truyện, nhưng ln có một tình huống chính bao trùm tồn bộ câu chuyện. Có ba loại tình huống truyện cơ bản là: Tình huống nhận thức, tình huống tâm lý và tình huống hành động. Trong các truyện ngắn của mình hai tác giả Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư đã đặt

nhân vật của mình vào những hồn cảnh éo le buộc nhân vật phải phát huy tối đa những nét cá tính khác biệt của mình.

Trong truyện ngắn Mèo đen, Đỗ Bích Thúy đã xây dựng một tình huống truyện có nhiều yếu tố mang khả năng giác ngộ để nẩy tâm lý nhân vật lên cao trào. Nhân vật Hầu Nhìa Thị là một con nghiện. Hắn đã mang mọi thứ có thể bán được trong nhà đi bán lấy tiền. Và khi trong nhà đã chẳng cịn cái gì có thể bán được thì cơn thèm thuốc phiện lại đến buộc Thò phải mang con mèo đen của em gái đi bán. Con mèo vì buộc chặt quá đã chết trên đường mang đến chợ. Lúc này Thò thực sự hoang mang. “Tự dưng lúc này cơn thèm thuốc khơng thấy đâu nữa, mà Thị lại nhớ tới hai con mắt đen láy, sung húp mọng nước của em gái Thị” [42, tr. 40]. Tình huống con mèo chết có thể đã tạo nên một chút ít cảm xúc nào đó khiến cho Thị thấy ân hận dày vị bản thân vì sự tha hóa của mình, một chút ít cảm xúc của sự tỉnh ngộ. Trong truyện ngắn Trong

thung lũng Đỗ Bích Thúy lại sử dụng dạng tình huống tâm lý. Chị gái của nhân vật bé Câm nhảy xuống sơng tự tử cùng với những vịng khăn quấn chặt bụng khi nghe tin Đinh răng vàng - người chồng sắp cưới của chị bị sập hầm vàng chết. Mọi người đều cho rằng cái chết của Đinh răng vàng kéo theo cái chết của chị nhưng chỉ có nhân vật bé câm là biết được rằng không phải như thế. Giá mà Đinh răng vàng khơng chết và chị cưới hắn, thì dù chị chẳng bao giờ tìm được anh Sỹ, chị cũng sẽ không phải quấn khăn quanh bụng nữa. Nhưng trớ trêu thay Đinh răng vàng chết, anh Sỹ “mất tích” thì chị biết làm thế nào. Có lẽ chỉ có một cách duy nhất là gieo mình xuống dịng sơng kia chị sẽ tìm được lối thốt. Ta cũng bắt gặp tình huống tâm lý này trong truyện ngắn

Đàn bà đẹp. Nhân vật “Nàng” đẹp và có tiền, vẻ đẹp có được nhờ phẫu thuật

câu chuyện đó là khi nàng gặp một người đàn ông phong độ khác hẳn với chồng nàng -“con tôm khô trong túi hút chân không”, nàng đã xao xuyến nhưng rồi nàng đã nhanh chóng trở về với hiện thực. Nhân vật “nàng” khơng hề ngoại tình nhưng chi tiết người đàn ơng đó qn hộp thuốc trên xe nàng và chồng nàng lấy nó để tra khảo nàng rồi để nàng hiểu rằng: “Cái điệp khúc này sẽ cịn trở lại như nó đã từng. Nó có thể bào mịn nàng, có thể biến hóa nàng, collagen cũng sẽ chả giúp được gì co nàng”[ 42, tr. 173]. Nghĩa là cuộc đời nàng đã như vậy, đang như vậy và nó cũng sẽ ln là như vậy dù nàng có nhiều tiền hơn nữa, có đẹp hơn nữa thì tiền và sắc đẹp cũng không thể làm nàng hay chồng nàng hạnh phúc hơn. Tình huống nhân vật gặp một người đàn ông như nàng khát khao chỉ càng thể hiện được rõ hơn bi kịch của cuộc đời nàng, đó là sự cơ đơn, trống trải.

Cũng như Đỗ Bích Thúy tác giả Nguyễn Ngọc Tư cũng đặt nhân vật vào những tình huống éo le buộc nhân vật phải tìm ra lối thốt cho chính mình. Đó là tình huống biến cố bất ngờ xảy ra: nhân vật chính trong các truyện ngắn thường gặp và bị tác động, bị ảnh hưởng bởi một sự cố, một biến cố bất ngờ xảy đến là nguyên nhân của những sóng gió thăng trầm của cuộc đời họ, làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời họ. Trong Cải ơi, có thể thấy, cuộc đời lưu lạc thăng trầm hàng chục năm nơi đất khách quê người của ông Năm Nhỏ khi Cải - đứa con gái riêng của vợ ông bất ngờ bỏ nhà ra đi do làm mất đôi trâu, sợ tội. Sự bỏ nhà ra đi của Cải làm ông Năm Nhỏ phải ân hận và khổ sở suốt đời vì nỗi oan“giết chết con riêng của vợ” và để giải nỗi oan ấy ông phải bôn ba mười mấy năm trời để đi tìm con bé. Ông đi xin làm ở gánh hát để được mượn micro gọi Cải trước mỗi giờ diễn. Thậm chí nhân vật cịn có ý định phạm tội để bị bắt, để được lên truyền hình, biết đâu Cải sẽ thấy ơng, sẽ nghe được ơng nói “Đơi trâu có sá gì” mà quay về. Cũng là biến cố vè sự ra đi, trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận người mẹ bỏ gia đình vốn êm ấm đi theo

người đàn ông bán vải đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời của các nhân vật khác trong truyện. Tình huống lớn ấy đã kéo theo các tình huống nhỏ khác một cách logic: người vợ bỏ đi, người chồng đốt rụi căn nhà và trở nên đầy thù hận. Cha đốt nhà, họ phải lang thang trên khắp cánh đồng, sông nước rồi hai chị em cứu cô gái điếm tên Sương bị đánh ghen phải chạy trốn trên chiếc ghe của mình. Vì cứu nhân vật ấy nên sau này Điền phải lịng Sương và bỏ đi theo Sương và vì thế sau này khi Nương bị hãm hiếp khơng có người em trai là Điền bảo vệ,.... Trong Một trái tim khơ Hậu bị chính người chồng th người sát hại mình tại ngã ba Bún Bị và người được thuê ấy sau này lại đem lòng yêu thương Hậu. Ở truyện ngắn Của ngày đã mất là tình huống của cơ gái hai mươi tuổi và ơng già sáu mươi chín tuổi phải lịng nhau trong một chuyến đi sưu tầm văn học dân gian ở Thổ Sầu chỉ vì cơ gái thấy ơng già kia “giống ơng Ba” của cơ trước đây....

Có thể thấy cả hai tác giả Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư đều đặt các nhân vật của mình vào những hồn cảnh hết sức éo le. Thơng qua những tình huống truyện ấy hai tác giả đã cho người đọc có cái nhìn tồn diện về đời sống xã hội với đầy rẫy những bất ngờ mà con người không thể lường trước hết được, khi đối mặt với những bất ngờ ấy cả hai tác giả đều mong muốn nhân vật của mình có thể mạnh mẽ hơn, can đảm hơn để nhìn nhận, đối diện với sự thật, vượt qua khó khăn và nhìn về tương lai tốt đẹp hơn.

PHẦN KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển khơng ngừng của xã hội hiện đại địi hỏi các nhà văn phải ln tự làm mới mình và các tác phẩm của mình để phù hợp và gần gũi hơn với đời sống xã hội đương thời. Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư đã khơng ngừng tìm tịi, sáng tạo để đem đến cho độc giả những tác phẩm đặc sắc mang đậm hơi thở cuộc sống. Bằng tư duy nghệ thuật mới và những nhạy cảm tinh tế của phái nữ, các nhà văn nữ đã khám phá, lí giải những hành động tâm lý bên trong của con người cá nhân, dưới nhiều góc độ khác nhau. Thơng qua thế giới nhân vật phong phú trong sáng tác của họ chúng ta có thể nhận thấy mối quan tâm đặc biệt của họ đối với đời sống con người trong xã hội đương đại.

Nhân vật trong những sáng tác truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư khơng phải là những con người được đóng khn trong ngun mẫu với sự khô cứng và đơn điệu mà là những con người chân thực và sống động tới mức ta có thể hình dung ra được sự dung nhập với cuộc đời thực của những nhân vật ấy sau khi họ bước ra từ những trang sách. Trong truyện ngắn của hai tác giả Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư ta có ba loại hình nhân vật tiêu biểu: nhân vật mang số phận bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật dũng cảm vượt lên hoàn cảnh số phận. Ở kiểu nhân vật nào hai nhà văn cũng đi sâu vào khai thác với chiều sâu tư tưởng và giá trị nhân văn sâu sắc. Bên cạnh những con người mang vẻ đẹp tâm hồn đáng ngợi ca, đáng trân trọng như giàu lịng vị tha, giàu lịng nhân ái, ln hướng về phía trước, dù gặp khó khăn gian khổ cũng khơng đầu hàng số phận thì các tác giả cũng lên án những con người tha hóa, biểu hiện của những mặt trái, những tiêu cực của xã hội. Tuy nhiên trong chính những nhân vật tha hóa ấy, cả hai tác giả cũng

khơng hề ruồng bỏ mà bằng cái nhìn nhân văn ln tìm cách lý giải cho sự “tha hóa” ấy và bày tỏ niềm thương xót khi những con người tha hóa chính là nạn nhân của xã hội và cuộc đời. Để nhân vật của mình bộc lộ được những đặc điểm tính cách cả hai tác giả đã khéo léo xây dựng những kiểu tình huống khác nhau: từ tình huống dẫn tới sự giác ngộ nhận thức của nhân vật đến những tình huống khai thác những biến chuyển tâm lý để dẫn tới sự khám phá diễn biến tư tưởng, tình cảm của nhân vật, và cả những tình huống hướng tới hoạt động có tính bước ngoặt của nhân vậtBằng biện pháp miêu tả ngoại hình chân thực sinh động thơng qua nét mặt, đôi mắt, dáng người,... và thủ pháp phân tích tâm lý nhân vật kết hợp với việc tạo nên không gian và thời gian nghệ thuật linh họa, hai nhà văn đã thành công tạo một hệ thống nhân vật đa dạng, nhiều ý nghĩa tư tưởng nhân văn, giúp người đọc hiểu rõ về số phận của các nhân vật, đồng thời hiểu sâu những chủ đề tư tưởng mà nhà văn muốn bộc lộ trong các truyện ngắn của mình.

Và có thể nói trong vùng mỹ cảm của các tác giả Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư, các nhân vật ln được nhìn bằng cái nhìn đầy nhân ái và bao dung, dù đặt nhân vật trong hoàn cảnh nào các tác giả vẫn không quên đề cao và ngợi ca những nét đẹp tâm hồn của nhân vật. Đó cũng chính là quan niệm nghệ thuật đầy tính nhân văn của các tác giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Phương Anh (2009), Quan niệm nhân sinh của người phụ nữ qua các

sáng tác văn xuôi thời kỳ đổi mới qua sáng tác của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn Hà Nội.

2. Điệp Anh (11/5/2001), Gặp hai nữ thủ khoa truyện ngắn trẻ, Văn nghệ

trẻ, số 10

3. Kim Anh (11/4/2004), Hỏi chuyện nhà văn Dạ Ngân: Nguyễn Ngọc Tư –

Điềm đạm mà thấu đáo, Văn nghệ trẻ số 15, trang 3

4. Nguyễn Thị Bích (2009), Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

5. Phan Quý Bích (23/4/2006), Là trẻ con..., Văn nghệ Trẻ số 17, trang 6, 7, 11

6. Vũ Bích (27/2/2010), Đêm trắng giữa Cánh đồng bất tận, Văn nghệ 7. Hoàng Chiến (2011), Nhà văn Đỗ Bích Thúy, Hồng Anh Tú cùng

“Những câu chuyện rẻo cao và thành thị”, Bản tin Đại học Quốc gia Hà

Nội, số 242

8. Trần Phỏng Diều (2006), Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Văn nghệ Quân đội số 647, trang 94

9. Trần Hữu Dũng (2/2005),Nguyễn Ngọc Tư - Đặc sản miền nam, Báo Diễn đàn

10. Hà Duyên (2005), Đỗ Bích Thúy – Những gì khơng viết tường tận sẽ khơng bao giờ viết, Tạp chí Truyền hình Hà Nội

11. Phạm Thùy Dương (2009), Tìm hiểu thi pháp truyện ngắn Đỗ Bích Thúy

và Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. Trung Trung Đỉnh (3/2/2007), Đọc truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, Văn nghệ, số 5

13. Kiều Thị Định (2014), Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đỗ Bích Thúy, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội

14. Nguyễn Thị Hải Hà (2013), Truyện ngắn Đỗ Bích Thúy nhìn từ góc độ văn hóa, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

15. Nguyễn Thị Hồng Hà (03/02/2006), Nguyễn Ngọc Tư: Đằng sau thành công là gánh nặng, Vnexpress

https://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/nguyen-ngoc-tu-dang- sau-thanh-cong-la-ganh-nang-2142012.html

16. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội

17. Nguyễn Thanh Hồng (2009), Tìm hiểu một số cách tân nghệ thuật trong

truyện ngắn của một số cây bút nữ thời kỳ 1986 - 2006 (Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa

học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

18. Thu Huyền (20/01/2006), Nhà văn Đỗ Bích Thúy: Viết vì nhu cầu nội tâm, Người lao động

https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/nha-van-do-bich-thuy-viet-vi-nhu- cau-noi-tam-140508.htm

19. Huỳnh Kim (2006), Nguyễn Ngọc Tư, chuyện mới nghe qua, Doanh Nhân Sài Gòn

20. Chu Lai (2001), Cái duyên và sức gợi của hai giọng văn trẻ, Văn nghệ

Quân đội, số T7/2001, trang 102

21. Chu Lai (12/04/2004), Đối thoại với Cánh đồng bất tận, Báo Tuổi Trẻ 22. Văn Thành Lê (19/11/2016), Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: Cái tên bảo

chứng cho lượng độc giả, Văn nghệ Công an

23. Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, NXB

24. Vưu Nghị Lực (09/04/2006),Có một vũng lầy bất tận, Báo Tuổi trẻ

25. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội

26. MiLi (24/04/2011), Điểm tựa và đích đến của một cây bút nữ, Văn nghệ Quân đội, số 799

27. Bùi Thị Nga (2008), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

28. Hoàng Thiên Nga (24/9/2005), Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất

tận, Văn Nghệ số 39

29. Dạ Ngân (26/10/2018), Cánh đồng bất tận - chuyện bây giờ mới kể

https://baomoi.com/canh-dong-bat-tan-chuyen-bay-gio-moi ke/c/28333093.epi

30. Lê Thành Nghị (31/7/2005), Từ truyện ngắn của một người viết trẻ, Văn nghệ trẻ số 31

31. Nguyên Ngọc (1/2/2008), Không gian… của Nguyễn Ngọc Tư, Sài Gòn

Tiếp Thị

32. Nguyên Ngọc (2/1/2005), Còn rất nhiều người cầm bút có tư cách,

Chuyên đề: Tiểu thuyết đang ở đâu, http:// www.vnexpress.net

33. Phạm Xuân Nguyên (2006), Cánh đồng bất tận dữ dội và nhân tình, Báo Tuổi trẻ

34. Phạm Xuân Nguyên (15/4/2004), Khi cánh đồng mở ra, Báo Tuổi trẻ 35. Minh Nguyễn (4/7/2009), Hai nhà văn già và cô gái trẻ,Sài Gòn Tiếp thị 36. Phạm Phú Phong (6/2008), Lời “đề từ” trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc

Tư, Nghiên cứu văn học

37. Nguyễn Hữu Quý (15/ 01/2005), Đánh giá về văn học năm 2005, Báo

38. Kiệt Tấn (26/12/2007), Sông nước Hậu giang và Nguyễn Ngọc Tư,

Talawas

39. Nguyễn Thanh (30/9/2016), Nguyễn Ngọc Tư, nữ nhà văn xóm Rẫy, Báo

Văn nghệ

http://baovannghe.com.vn/nguyen-ngoc-tu-nu-nha-van-xom-ray- 15129.html?vip=bvn

40. Bùi Việt Thắng, Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2000

41. Đỗ Bích Thúy (2014), Chuỗi hạt cườm màu xám, NXB Kim Đồng, Hà

Nội

42. Đỗ Bích Thúy (2013), Đàn bà đẹp, NXB Văn học, Hà Nội

43. Đỗ Bích Thúy (2004), Kí ức đơi guốc đỏ, NXB Kim Đồng, Hà Nội 44. Đỗ Bích Thúy (2011), Mèo đen, NXB Thời đại, Hà Nội

45. Đỗ Bích Thúy (2008), Người đàn bà miền núi, NXB Phụ nữ, Hà Nội 46. Đỗ Bích Thúy (2002), Những buổi chiều ngang qua cuộc đời, NXB

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Bích Thúy và Nguyễn Ngọc Tư (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)