phạm và đẩy mạnh hoạt động giáo dục đạo đức trong các trƣờng sƣ phạm
Để xây dựng đạo đức nhà giáo cần có chính sách thu hút những người giỏi, tâm huyết vào ngành sư phạm.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu lên phải “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (19, tr. 77).
Muốn thực hiện được điều đó trước tiên phải nâng cao chất lượng của nhà giáo. Muốn nâng cao chất lượng của nhà giáo phải có chính sách
thu hút những người giỏi, tâm huyết với nghề, có đạo đức vào ngành sư phạm. Để họ chọn ngành sư phạm, Nhà nước phải tiếp tục đổi mới chính sách xã hội đối với nhà giáo, cần làm thế nào để các bậc phụ huynh động viên những học sinh giỏi vào nghề sư phạm, chấm dứt câu chuyện “cha mẹ doạ tự tử” khi nghe con chọn nghề sư phạm, khơng nên để cho tình trạng “cùng sào mới vào sư phạm”. Nhà nước đã tạo điều kiện miễn học phí cho sinh viên theo học ngành sư phạm, nhưng như vậy mới chỉ đảm bảo thu hút những người khó khăn vào nghề sư phạm mà chưa đảm bảo thu hút người giỏi vào ngành sư phạm. Muốn thu hút người giỏi phải bằng chế độ đãi ngộ về hệ số lương, cần có chế độ phụ cấp đặc biệt cho nhà giáo.
Cùng với việc thu hút những người giỏi, tâm huyết vào ngành sư phạm là phải đẩy mạnh hoạt động giáo dục đạo đức trong các trường sư phạm nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của đạo đức nghề nghiệp đối với sinh viên sư phạm. Giáo dục nhằm bồi dưỡng lòng yêu nghề và niềm tin vào các giá trị đạo đức nghề nghiệp; xây dựng và củng cố những hành vi đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên.
Giáo dục đạo đức thông qua việc giảng dạy môn đạo đức học phải trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các trường sư phạm. Sinh viên có nắm vững những kiến thức đạo đức họ mới có điều kiện suy nghĩ về trách nhiệm bản thân đối với xã hội, đối với người học, mới hiểu đúng niềm hạnh phúc của nhà giáo là sự trưởng thành phát triển của học trị, là sự đóng góp tâm huyết, trí tuệ của họ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cần đẩy mạnh việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường sư phạm. Về nội dung giáo trình đạo đức
học phải đổi mới theo hướng thiết thực, gắn với cuộc sống, phù hợp với đối tượng từng cấp học.
Cần gắn lý luận với thực tiễn trong giáo dục đạo đức. Các trường sư phạm không chỉ đánh giá đạo đức của sinh viên, học sinh theo kết quả kiểm tra thi cử mà phải thông qua cả rèn luyện, phấn đấu trong cuộc sống. Sinh viên ngành sư phạm phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức chung của xã hội, không chấp nhận những sinh viên sư phạm có lối sống phóng đãng trái với luân thường đạo lý của dân tộc. Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với nơi sinh viên cư trú để đánh giá sự rèn luyện phẩm chất đạo đức của sinh viên các trường sư phạm.
Trong giáo dục đạo đức cho sinh viên cần chú trọng nêu gương sáng về đạo đức nghề nghiệp, nhấn mạnh những gương sáng trong giai đoạn hiện nay.
Đổi mới nội dung, cách thức tổ chức hoạt động của Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên. Trong các trường đại học sư phạm tổ chức Đoàn cần tổ chức các diễn đàn trao đổi về trách nhiệm nhà giáo đối với xã hội, để họ hiểu được trách nhiệm to lớn của mình, từ đó mà rèn luyện phấn đấu. Gắn các yêu cầu mới của xã hội với phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo thông qua các buổi tọa đàm, thảo luận. Tổ chức các ngày lễ, hội mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, có khả năng phát huy tính năng động, sáng tạo của sinh viên sư phạm.
Đổi mới, sáng tạo quy trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Nâng cao chất lượng hoạt động kiến tập, thực tập sư phạm. Tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, thiết thực, nâng cao khả năng tự giáo dục, rèn luyện của sinh viên.
Xây dựng môi trường sư phạm an tồn, lành mạnh, thẩm mỹ, phịng chống các ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường. Giáo dục
truyền thống, lòng tự hào về nghề dạy học và định hướng giá trị nghề nghiệp với sinh viên sư phạm trong nền kinh tế thị trường.