nâng cao hiệu quả quản lý trong các trƣờng học
Giáo dục đạo đức cho nhà giáo cũng là một việc làm cần thiết. Bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục, không chỉ về chuyên mơn, nghiệp vụ mà cả tư tưởng, chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống v.v.. Công việc của nhà giáo là công việc dạy dỗ con người. Cho nên, đạo đức phải trở thành một nhu cầu tự giác, thành động lực của mỗi nhà giáo. Hơn nữa, xã hội luôn vận động, biến đổi, những yêu cầu đối với nhà giáo, trong đó có những yêu cầu về đạo đức cũng cần có những bổ sung, thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Cho nên phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng đạo đức nhà giáo cho mỗi nhà giáo để khơi dậy ý thức trách nhiệm, tâm huyết, bản lĩnh của các nhà giáo.
Cần phổ biến, tiến hành học tập Quy định về đạo đức nhà giáo đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành ngày 16/4/2008. Quy định này đã nêu lên một cách toàn diện những yêu cầu phẩm chất đạo đức nhà giáo. Dựa vào quy định này mà các trường xây dựng những quy định cụ thể về phẩm chất nhà giáo phù hợp với trường mình, ngành của mình, lĩnh vực của mình. Những quy định đó phải trở thành chuẩn mực để mỗi nhà giáo rèn luyện làm theo, là tiêu chuẩn để đánh giá sự rèn luyện, phấn đấu của mỗi giáo viên. Phải đẩy mạnh tuyên truyền trách nhiệm, lương tâm của nhà giáo tạo ra bản lĩnh cho thầy cô để họ vượt qua những thách thức trong cuộc sống.
Giáo dục truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam tận tụy, hi sinh hết lịng vì học trị, ln là tấm gương mẫu mực. Nhà giáo Việt Nam có một truyền thống đạo đức tốt đẹp. Người thầy xưa là một hình ảnh
đẹp và có vị trí rất cao trong tâm thức người Việt. Thầy thấy rõ vị trí của mình, tự hào về vị trí đó. Thầy cũng là tấm gương đạo đức, là nguyên mẫu của một cuộc sống thanh cao. Cả xã hội tôn trọng người thầy. Phép ứng xử trong quan hệ thầy trị chính là đạo. Trị xem thầy như cha. Có lẽ hiếm thấy nơi nào trên thế giới, người thầy giáo lại gắn bó đời mình với vận mệnh của đất nước, của nhân dân như ở Việt Nam. Giở lại trang quốc sử, thời nào cũng có các thầy giáo nêu gương sáng về đức độ, tài năng, khí tiết, trọng chính nghĩa, ghét phi nghĩa, không khoan nhượng với kẻ thù. Họ đều là những người có cơng học tập nghiên cứu, tự trau dồi cho mình một bản lĩnh vững vàng.
Song cái phẩm chất cao quý nhất ở các nhà giáo xưa đã thành truyền thống tốt đẹp là ở đạo đức của người thầy. “Hầu như họ khơng hẹn mà cùng nhất trí với nhau ở chỗ vui cùng cuộc đời thanh bạch, bên cạnh sách đèn và bầy trẻ thơ ngây, không thèm quan tâm đến lợi danh, chức vị” [35, tr. 18]. Dưới mái trường ấm cúng, bên cạnh học trò thân ái và bà con làng xóm hiền hịa, họ đã sống một cuộc đời thanh bạch, không bị vướng bùn nhơ ơ trọc. Bên cạnh khí tiết thanh cao, các nhà giáo cịn ln ln biểu lộ tính cương trực, khảng khái khơng sợ quyền thế, khinh ghét thói xiểm nịnh a dua. Họ giữ lòng trung nghĩa, chống lại mọi hành động phản bội, dù vì thế mà bị họa đến thân cũng cam lòng.
Trong những năm tháng đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, các nhà giáo Việt Nam cũng có những đóng góp to lớn. Lịng yêu nước thiết tha thúc đẩy các thầy giáo xếp bút nghiên lên đường đánh giặc. Nhiều nhà giáo đã xa trường, xa quê hương, gia đình ra trận chiến đấu. Nhiều người đã hi sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ. Hiện nay, những chiến sĩ năm xưa - nhà giáo hôm nay vẫn đang ngày đêm dành trọn tâm huyết cho ngành, sống mẫu mực, là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Nhiều
nhà giáo còn mang nặng thương tật trong người, đời sống cịn nhiều khó khăn, song vẫn ln giữ vững hình tượng “Nhà giáo - Chiến sĩ”, góp sức mình vào sự nghiệp trồng người.
Trong những năm qua, những thành tựu giáo dục của Việt Nam được thế giới đánh giá: xoá nạn mù chữ, phổ cập giáo dục, trình độ dân trí tăng nhanh v.v.. Để có được những thành tích đó khơng thể khơng kể đến cơng lao của đội ngũ nhà giáo. Họ đã không ngừng nỗ lực, thi đua yêu nước. Nhiều nhà giáo đã không quản ngại khó khăn, vất vả đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo tâm huyết với nghề, với người. Phẩm chất của các nhà giáo Việt Nam lúc này vẫn bộc lộ ra nhiều mặt ưu tú, không thẹn với truyền thống ngàn năm. Các thầy cố gắng làm tròn phận sự của mình, tiếp tục những tấm gương nhẫn nại, cần cù, khuôn phép của các nhà giáo xưa. Thời đại, xã hội không ngừng thay đổi, họ lại tích cực khơng ngừng học tập, đổi mới để đáp ứng được yêu cầu.
Như vậy, nhà giáo Việt Nam đã xây dựng được một truyền thống tốt đẹp, tự hào, cao quý. Truyền thống tốt đẹp đó cần tiếp tục được giữ gìn và phát huy, xây dựng những giá trị mới phù hợp với thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Đó là yêu cầu khách quan để thúc đẩy sự phát triển giáo dục đào tạo, chấn hưng đạo đức xã hội, đưa đất nước phát triển bền vững. Truyền thống đạo đức cần được giáo dục để mỗi nhà giáo đều hiểu rõ, đều thấy tự hào để rồi viết tiếp những trang truyền thống tốt đẹp.
Tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, lấy làm theo làm trọng tâm. Cần coi trọng bồi dưỡng ý chí, khát vọng vươn lên vì quê hương đất nước để cống hiến. Giáo dục tính nguyên tắc, tính kỷ luật và tính kế hoạch trong tập thể sư phạm. Cơng tác giáo dục bồi dưỡng phải được tiến hành một cách có thực chất và hiệu quả.
Thực hiện tốt cuộc vận động: “Nói khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo”; “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; xây dựng “Nhà trường thân thiện” v.v..
Chú trọng phát hiện các tấm gương, điển hình về đạo đức nhà giáo. Định kỳ tổ chức tổng kết để tôn vinh các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và nhân rộng các điển hình tiên tiến. Để từ đó tạo nên một hiệu ứng xã hội tích cực, lành mạnh.
Đồng thời với việc giáo dục đạo đức cho nhà giáo phải nâng cao hiệu quả quản lý trong các nhà trường. Bởi vì, nếu tự thân nhà giáo thơi thì cũng chưa đủ. Có nhà giáo tự giác, coi đó là tất yếu, nhưng cũng có người chưa thật sự tự giác, có người khơng giữ được mình giữa bao nhiêu cám dỗ. Cho nên, các biện pháp khác, trong đó có việc quản lý tốt có ý nghĩa quan trọng.
Sau đào tạo, việc nhà giáo hành nghề như thế nào, tốt hay xấu, hay hay dở, không chỉ do phẩm chất, năng lực, trình độ của bản thân mỗi thầy cơ mà cịn do việc quản lý con người. Nhà trường phải tiếp nhận được những thầy cô không chỉ coi giáo dục là nghề kiếm sống, mà còn tâm huyết với nghề, sống chết với nghề, có năng lực, sở trường phù hợp với nghề dạy học. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Thầy phải xứng đáng là thầy, thầy phải được lựa chọn cẩn thận vì khơng phải ai cũng làm thầy được”. Nhà trường phải đánh giá thực chất đội ngũ nhà giáo, để có kế hoạch đào tạo lại, đề bạt, luân chuyển, ngăn chặn, kịp thời phát hiện các vi phạm và có biện pháp xử lý. Nếu công tác tuyển chọn, đánh giá cũng chứa đựng những tiêu cưc thì sẽ là bãi đất tốt cho những vi phạm đạo đức về sau. Cho nên công tác này phải dân chủ, công khai, khuyến khích và trọng dụng người có tài, có tâm. Cơ chế thường xuyên và trực tiếp tác động đến nhà giáo, định hướng và điều chỉnh hành vi của mỗi người.
Cho nên đòi hỏi phải có một cơ chế quản lý phù hợp, khoa học, dân chủ làm cho những giá trị đạo đức được coi trọng, mọi người đồng tình và thực hiện. Quản lý và tổ chức tốt để lối sống đạo đức của nhà giáo khơng cịn mang tính chất tự phát hay lẻ tẻ ở một số cá nhân hay đơn vị mà được khơi dậy, nhân rộng trở thành một nếp sống. Cần tránh cả hai xu hướng: Quản lý lỏng lẻo để nhà giáo tự phát thực hiện các hành vi vi phạm, bao che những hiện tượng tiêu cực tức là đồng lỗ với nó, làm cho tiêu cực có cơ hội tái diễn và nhân rộng, ngày một nghiêm trọng hơn. Hoặc quá khắt khe, nóng vội, thiếu điều tra, tìm hiểu, giải quyết thiếu hợp tình hợp lý. Cần phải bảo vệ danh dự, nhân phẩm nhà giáo khi cần thiết.
Đạo đức nhà giáo là một phạm trù rất rộng, có cái quản lý, kiểm tra, đánh giá được nhưng lại có những cái rất trừu tượng, thuộc về lương tâm con người. Cho nên quản lý lại là cả một nghệ thuật tinh vi. Các nhà trường phải xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo. Những người vi phạm nhân cách học sinh, không tôn trọng học sinh, phụ huynh, đồng nghiệpv.v.. phải bị xử lý. Những hiện tượng đó dù chỉ rất ít, là “con sâu bỏ giầu nồi canh” nhưng nó đã tác động đến đời sống xã hội và làm hoen ố hình ảnh của một nghề cao quý được cả xã hội tôn vinh. Cho nên phải đưa những nhà giáo thiếu đạo đức nhân cách ra trước công luận. Im lặng là đồng tình với những hành vi xấu, và sẽ xảy ra những chuyện tồi tệ hơn. Không thể “sống chung với tiêu cực”. Ngược lại, những công dân khác vi phạm nhân cách, thân thể, danh dự nhà giáo cũng phải bị xử lý thích đáng.
Có thể xây dựng và ban hành Luật nhà giáo, trong đó quy định đạo đức nhà giáo. Luật cần đề cao và bảo vệ đạo đức nhà giáo. Việc đưa các chuẩn mực đạo đức vào luật này cần cân nhắc thể hiện theo hướng quy
phạm hoá các chuẩn mực đạo đức, để nếu có hành vi vi phạm thì có thể xử lý được, không nên quy định, yêu cầu chung chung, rất khó thực hiện hoặc nếu có vi phạm cũng khó xử lý. Nhà giáo nào khơng tơn trọng học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp hoặc bất cứ một vi phạm đạo đức nào cũng phải được xử lý. Và ngược lại, trong Luật cũng phải ghi rõ những công dân khác bôi nhọ nhân cách, vi phạm thân thể, danh dự nhà giáo cũng phải bị xử phạt nghiêm minh: bồi thường danh dự nhà giáo, nếu nặng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Qua một số vụ việc vi phạm cho thấy việc phanh phui những sự việc này khơng ai khác lại chính là học sinh. Cũng như các vụ việc tiêu cực ở một số cơ quan, tổ chức khác, không phải do thanh tra, cơ sở Đảng, Đoàn hay đồng nghiệp phát hiện mà từ phía quần chúng. Đó là điều bất cập của hệ thống quản lý của chúng ta. Cho nên học sinh, sinh viên cũng có thể giám sát thầy cơ trong việc thực hiện đạo đức nhà giáo trên cơ sở tôn trọng và lễ phép.