Xây dựng đạo đức nhà giáo là công việc thƣờng xuyên của toàn xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đạo đức nhà giáo ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 31)

của toàn xã hội

Theo Từ điển tiếng Việt, xây dựng là làm cho hình thành một chỉnh thể (về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa) theo một phương hướng nhất định; là tạo ra cái có giá trị, có ý nghĩa; là có thiện ý nhằm mục đích làm cho tốt hơn; là bồi đắp cho vững chắc thêm.

Xây dựng một nền đạo đức nói chung xét đến cùng là hình thành cho được những phẩm chất đạo đức của con người phù hợp với yêu cầu của xã hội nhất định. Chỉ có vậy mới làm cho yêu cầu đó được cụ thể hóa trong các phẩm chất cá nhân, mới đưa những giá trị đó đi vào cuộc sống.

Những phẩm chất đạo đức nói riêng và đạo đức nói chung chủ yếu và căn bản đều hướng những hành vi của con người đến cái tích cực, tiến bộ, phù hợp với một trật tự xã hội nhất định. Thực chất đó là những chuẩn mực tốt đẹp để mỗi người điều chỉnh hành vi của mình. Tất cả những nguyên tắc, chuẩn mực, phẩm cách tốt đẹp của con người hợp thành một chỉnh thể giúp chúng ta tạo ra nếp sống trong sạch, lành mạnh, hạnh phúc.

Như vậy, xây dựng đạo đức là việc xác định, xác lập, hình thành nên một hệ thống các chuẩn mực giá trị, quy tắc ứng xử để mọi người tự

giác điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với lợi ích của cộng đồng và sự tiến bộ của xã hội.

Xây dựng đạo đức nhà giáo xét đến cùng là hình thành được ở mỗi nhà giáo những phẩm chất đạo đức tốt đẹp phù hợp với giai đoạn hiện nay của sự phát triển xã hội. Đồng thời tạo dựng những điều kiện cần thiết để những phẩm chất đó được hình thành, phát triển.

Những phẩm chất đạo đức nhà giáo sẽ hướng nhà giáo đến cái tích cực, tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của xã hội và lợi ích của cộng đồng. Đó là những chuẩn mực tốt đẹp để nhà giáo điều chỉnh hành vi của mình.

Xây dựng đạo đức nhà giáo là công việc phải tiến hành thường xuyên, phải rèn luyện bền bỉ hàng ngày, là công việc của mọi nhà giáo và diễn ra ở mọi lúc mọi nơi. Đó cũng là cơng việc hết sức khó khăn, nó địi hỏi sự nỗ lực, tính tự kiềm chế và cả đức tính kiên trì. Một con người hơm nay là tốt nhưng chưa có gì có thể bảo đảm chắc chắn rằng ngày mai, ngày kia anh ta cũng vẫn là người tốt. Cho nên mỗi nhà giáo để xứng đáng là nhà giáo phải không ngừng nỗ lực rèn luyện vươn tới cái tốt đẹp, chống lại cái xấu nguy hại trong giáo dục và ngay trong chính bản thân mình.

Xây dựng đạo đức nhà giáo là một công việc thƣờng xuyên

Xuất phát từ vai trị, vị trí và đặc trưng nghề nghiệp của nhà giáo, đạo đức là điều kiện để nhà giáo hành nghề. Nếu nhà giáo khơng có đạo đức, không được người học tôn trọng không thể đứng lớp được. Giáo viên muốn truyền đạt kiến thức tới người học, trước tiên người học phải có niềm tin và sự kính trọng. Nghề dạy học là nghề đòi hỏi rất cao về đạo đức của người thầy. Đó là yêu cầu khách quan của xã hội đối với nghề giáo, với người làm thầy. Nghề giáo có những đặc điểm cơ bản là: Mục

đích của nghề dạy học là giáo dục thế hệ trẻ một cách tồn diện và hài hịa, chuẩn bị cho họ những phẩm chất và năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu của xã hội trong những điều kiện lịch sử cụ thể; Nghề lao động sư phạm là nghề mà đối tượng quan hệ trực tiếp là con người. Vì đối tượng quan hệ trực tiếp với con người, nên đòi hỏi người hoạt động trong nghề này phải có những yêu cầu nhất định trong quan hệ giữa con người và con người, chẳng hạn: sự tơn trọng, lịng tin, tình thương, sự đối xử cơng bằng, thái độ ân cần, tế nhị v.v.. là những nét tính cách khơng thể thiếu được của nghề giáo. Những con người được giáo dục là những con người đang trong thời kỳ chuẩn bị bước vào cuộc sống. Xã hội tương lai mạnh hay yếu, phát triển hay trì trệ, tùy thuộc vào nội dung và chất lượng của công việc giáo dục. Thực chất của công việc này là hình thành những phẩm chất và năng lực của con người mới đáp ứng yêu cầu của xã hội đang phát triển. Khơng ai có thể thay thế được chức năng của người thầy giáo. Với đối tượng lao động đặc biệt là những con người, công cụ lao động của người giáo viên cũng cần thiết phải được tương ứng một cách đặc biệt. Trong dạy học và giáo dục, nhà giáo dùng nhân cách của chính mình để tác động vào người học. Đó là phẩm chất chính trị, là sự giác ngộ về lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ, là lòng yêu nghề, yêu thương học trị, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về nghề nghiệp, là lối sống, cách xử sự và kỹ thuật giao tiếp của thầy giáo v.v.. Dạy học là một khoa học và một nghệ thuật. Lao động sư phạm là một loại lao động công phu, khoa học, rất sáng tạo. Khoa học này rất hấp dẫn, vì là khoa học với tâm hồn con người, tâm hồn học sinh là một thế giới bị chi phối bởi nhiều quy luật khách quan, trong đó có những quy luật đã biết và ln ln vẫn có những quy luật mới cần khám phá. Sản phẩm của nghề dạy học là những con người được trang bị một cách toàn diện để đi vào cuộc sống theo

những chuẩn mực đã định. Đó là những con người có sự biến đổi về chất so với thời điểm xuất phát của họ xét về mặt nhân cách.

Với những đặc trưng nghề nghiệp như vậy nên tất yếu nghề giáo là nghề mà ln địi hỏi rất cao đạo đức trong sáng, lành mạnh của người thầy. Có như vậy thì việc giáo dục mới có hiệu quả và mới giáo dục được những con người vừa có trình độ vừa có đạo đức tốt.

Đạo đức khơng tự nhiên mà có, muốn có đạo đức phải thường xuyên quan tâm xây dựng. Đạo đức không dừng lại ở ước nguyện, mong muốn, điều cốt yếu là nó thể hiện trong hành động thực tiễn của con người. Một người càng hiểu sâu, nắm vững những quan điểm đạo đức, những giá trị đạo đức thì càng có điều kiện thể hiện chúng trong cuộc sống. Sự rèn luyện đạo đức là tùy thuộc vào cái tâm, vào tinh thần tự giác của con người. Mà tinh thần tự giác đó địi hỏi phải được thực hành liên tục. Nó là năng lượng của cuộc sống, thậm chí năng lượng đó có thể chuyển hóa sang người khác để bảo tồn và phát huy. Để có những phẩm chất tốt đẹp, thực hiện những nội dung cơ bản của nguyên tắc đạo đức, mỗi nhà giáo phải kiên trì rèn luyện trong q trình cơng tác, học tập, lao động, và trong cuộc sống hàng ngày. Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp không tự nhiên mà có trong mỗi người, và ngay cả khi có rồi, cũng không phải cứ tồn tại bất biến, mà nó chỉ được hình thành và phát triển, củng cố ở mỗi người thơng qua q trình phấn đấu khơng mệt mỏi, suốt đời.

Nhà giáo trước hết cũng là một con người, cũng chịu sự tác động của những quy luật xã hội. Môi trường đạo đức xã hội hiện đang bị ô nhiễm ở lĩnh vực này, lĩnh vực khác. Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ công chức diễn ra

trong xã hội hiện nay. Cơ chế mới tuy đã khơi dậy sự năng động của xã hội trong các lĩnh vực nhưng cũng phần nào chưa kiểm soát được một cách chắc chắn những cái ác, cái xấu. Những tệ nạn xã hội vẫn đang phát triển. Trật tự an toàn xã hội cũng ở vào tình trạng có vấn đề. Đồng tiền có sức mạnh ma quái đang làm hỏng nhiều cán bộ, đảng viên và làm hỏng các chuẩn mực quan hệ ứng xử của con người. Chúng ta khơng nhìn mơi trường đạo đức ở Việt Nam qua lăng kính màu đen. Tất nhiên xã hội Việt Nam ngày nay cũng khơng thiếu gì những tấm gương người tốt việc tốt, những con người chân chính đang hàng ngày hàng giờ khơng ngừng nỗ lực học tập, lao động hết mình để hiến sức mình cho xã hội. Đương nhiên, những mảng sáng vẫn có nhiều nhưng chưa thực sự yên tâm. Con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Thầy giáo ngoài những hoạt động ở nhà trường, chịu sự quản lý, giáo dục của nhà trường còn chịu sự tác động của gia đình và xã hội. Bên cạnh những mặt tốt, mặt tích cực, những mặt trái, tiêu cực của xã hội cũng hàng ngày, hàng giờ tác động đến con người. Cái tốt cái xấu trong xã hội đan xen lẫn nhau. Cái xấu dễ thâm nhập vào con người. Hồ Chí Minh đã ví con người làm việc tốt khó như leo núi, làm việc xấu dễ như người xuống dốc. Nhà giáo nếu không thường xuyên rèn luyện đạo đức thì những thói hư tật xấu cũng dễ xâm nhập vào con người của họ. Nhà giáo nếu không rèn luyện cũng dễ bằng lòng với kiến thức, với những gì mình đã có. Xã hội thường xuyên thay đổi, người học ngày càng tiến bộ, nhà giáo không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên sẽ trở thành lạc hậu trong cuộc sống.

Xây dựng đạo đức nhà giáo là cơng việc của tồn xã hội

Đảng phải đưa ra những quan điểm đúng đắn trong giáo dục đào tạo, từ đó Nhà nước xây dựng những chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Điều 35 Hiến pháp ghi nhận: “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Điều

15 Luật Giáo dục khẳng định: “nhà giáo có ý nghĩa quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”. Từ đó Nhà nước phải cụ thể hố những chuẩn mực đạo đức nhà giáo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của đất nước, của giáo dục, làm cơ sở cho nhà giáo hành nghề và đóng góp cho sự nghiệp phát triển của đất nước.

Nhà trường phải đẩy mạnh những hoạt động giáo dục đạo đức nhà giáo thông qua những hoạt động giáo dục đào tạo. Nhà trường phải thường xuyên tổ chức những phong trào thi đua, có tổng kết đánh giá, khen thưởng kỷ luật kịp thời. Người nào thực hiện tốt những yêu cầu giáo dục như đảm bảo giờ giấc, chất lượng bài giảng cao, có ý thức trách nhiệm trong công việc… phải kịp thời được động viên khen thưởng. Có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền với tổ chức cơng đồn, đồn thanh niên trong hoạt động giáo dục đạo đức cho nhà giáo.

Thầy cô phải tự rèn luyện đạo đức. Phải thấy được vai trị vị trí đạo đức của thầy cô để tự rèn luyện phấn đấu. Mỗi người cần có kế hoạch cụ thể trong rèn luyện phấn đấu về đạo đức, kịp thời khắc phục những nhược điểm thiếu sót của bản thân.

Học sinh, sinh viên phải thực hiện đúng những quy định về quy chế học tập rèn luyện, mạnh dạn đấu tranh với những tiêu cực như chạy trường, chạy thầy cơ giáo, chạy điểm để cho nhà giáo hồn thành được những nhiệm vụ của mình.

Các bậc phụ huynh phải tích cực tham gia xây dựng đạo đức nhà giáo. Trước hết các bậc phụ huynh không nên tham gia vào việc chạy trường chạy lớp, mua điểm, chạy bằng cho con em để không đưa những nhà giáo, những người quản lý vào tình huống khó xử, dễ dẫn đến những sai lầm khuyết điểm. Các bậc phụ huynh cũng cần quản lý chặt chẽ việc chi tiêu của con cái, không cho các em tiền bạc để các em chạy điểm các

thầy. Các bậc phụ huynh phải chân thành đóng góp ý kiến cho các thầy cô dạy dỗ con em mình, cùng với các thầy cô giáo dục thế hệ trẻ một cách tốt nhất để hình thành những nhân cách tốt cho xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đạo đức nhà giáo ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)