vật chất kỹ thuật cho giáo dục đào tạo và đời sống, tâm tƣ nguyện vọng của nhà giáo
Xã hội quan tâm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho giáo dục đào tạo. Cần huy động mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng trường lớp đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo. Nhà nước ký duyệt cho việc mở trường lớp trước hết phải xem xét tới cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên, kiên quyết không cấp phép cho những cơ sở đào tạo không đảm bảo yêu cầu trên. Cơ sở vật chất phải đảm bảo đồng bộ từ không gian lên lớp lý thuyết, phịng thí nghiệm, nơi rèn luyện sức khoẻ cho người học v.v.. Cần quan tâm xây dựng nhà ở cho giáo viên để giúp họ có điều kiện an tâm công tác. Cơ sở vật chất tốt mới có điều
kiện đào tạo tốt. Khi cơ sở đào tạo đa dạng, phong phú, đảm bảo về cơ sở vật chất sẽ tạo điều kiện khắc phục những tiêu cực trong giáo dục hiện nay.
Bản chất của các mối quan hệ là vấn đề lợi ích. Nhà giáo có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển giáo dục đào tạo. Cho nên để phát triển giáo dục, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cần giải quyết tốt vấn đề lợi ích thực tế cho nhà giáo. Khơng thể chỉ có hơ hào, kêu gọi nhà giáo sống tốt, sống đạo đức. Cùng với các giải pháp khác thì việc Nhà nước cần phải thực sự quan tâm tới đời sống, thu nhập thực tế, tâm tư nguyện vọng của các nhà giáo là rất quan trọng.
Chủ trương của Đảng là xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên ngày càng chuẩn hố về tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong, chuyên môn nghiệp vụ là rất đúng hướng để nâng cao chất lượng đội ngũ này. Mặt khác việc đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ nhà giáo cần gắn liền với việc giải quyết chế độ đãi ngộ thoả đáng. Thực hiện đề án tăng lương cho nhà giáo để họ có thể sống bằng lương nhà giáo và yên tâm công tác.
Có thể thấy, đời sống của nhà giáo nước ta hiện nay cịn hết sức khó khăn, từ giáo viên bậc mẫu giáo mầm non, tiểu học, trung học, kể cả các nhà giáo ở các trường đại học. Lương thấp, trong khi cơng việc vất vả, địi hỏi nhiều thời gian, cơng sức, tâm huyết. Có những người khơng chịu được khó khăn đã bỏ ra ngồi làm, có những người “chân trong, chân ngoài” mới mong đủ sống. Và cũng từ chỗ khó khăn như thế có những người đã khơng giữ nổi mình và làm những việc trái với lương tâm: dạy không hết kiến thức trên lớp để về nhà dạy thêm, ép học sinh học thêm, bán điểm, nạn bằng cấp giả v.v.. Đó là một thực tế không thể chối cãi và đang diễn ra trong ngành giáo dục. Cho nên cần phải tăng lương để nhà giáo của chúng ta bớt khó khăn. Họ có thể sống được bằng
nghề và chăm lo tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục. Tiền lương đảm bảo được cuộc sống là một trong những điều kiện rất cơ bản trong việc chống tiêu cực và nâng cao đạo đức nhà giáo. Do chức năng và đặc thù của nghề dạy học, xã hội không nên đặt ngang hàng chế độ đãi ngộ của ngành giáo dục với các nghề hành chính sự nghiệp thơng thường. Đành rằng việc nâng cao chất lượng giáo dục còn do nhiều yếu tố ràng buộc, nhưng suy cho cùng thì yếu tố lương tâm nghề nghiệp, trách nhiệm trong giảng dạy của người thầy vẫn giữ vai trò quyết định. Yêu cầu cao đối với người thầy và có chế độ đãi ngộ thoả đáng sẽ là điểm nút quan trọng tháo gỡ bài toán chất lượng giáo dục.
Thực hiện việc thượng tôn học tập. Việc cần làm đầu tiên là xây dựng lại vị trí xã hội của người thầy. Việc cải cách chế độ lương bổng cho nhà giáo là cấp thiết hơn nhiều so với việc viết lại sách giáo khoa, mua lại chương trình giảng dạy ở nước ngồi. Lương theo thang bảng thì giáo viên khơng thấp nhưng thực tế cuộc sống của họ vẫn rất khó khăn. Đã có những cảnh báo, khơng phải 3 đến 10 năm nữa mà ngay cả hiện nay, đã, đang và sẽ không thể tuyển được người giỏi làm nghề dạy học. Thậm chí để tuyển đủ chỉ tiêu, khơng ít trường sư phạm lấy điểm trúng tuyển chỉ nhỉnh hơn điểm “sàn” - chuẩn tối thiểu vào đại học chút đỉnh. Nghề giáo vất vả, áp lực, thu nhập thấp. Ngay cả những người đang làm nghề giáo cũng khơng muốn con em mình lựa chọn nghề nghiệp tương lai là dạy học. Đây là một thực tế đáng buồn. Các ngành, các cấp liên quan không thể làm ngơ. Dĩ nhiên, khơng phải cứ tăng lương cao là có ngay một đội ngũ tốt, nhưng nếu cứ để họ trong khó khăn như vậy thì khơng thể giải quyết được vấn đề, khơng thể nâng cao được chất lượng giáo dục. Trong chính sách đối với nhà giáo cần chú ý rằng truyền thống “tơn sư trọng đạo” chỉ có thể duy trì và phát triển với hai điều kiện: một
là trình độ của nhà giáo phải ngang với yêu cầu của thời đại, tương ứng với tầm dân trí, theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật; hai là, thầy giáo dù sống thanh bạch cũng phải đàng hoàng, từ quần áo, đầu tóc, nhà ở tuy khơng sang trọng nhưng cũng phải chỉnh tề, ngăn nắp, sạch sẽ. Nói chung, phải làm sao cho nhà giáo đủ sống (hiểu theo nghĩa duy trì được cuộc sống của gia đình, tái sản xuất được sức lao động và thỏa mãn được hai yêu cầu nói trên) chỉ với đồng lương của mình, khơng phải làm thêm nghề phụ, ngay việc dạy thêm cũng nên hạn chế trong phạm vi cần thiết, khơng nên ép học sinh học thêm với mình, đối với một số thật sự tình nguyện thì phải dạy với tinh thần trách nhiệm cao. Nhà giáo nên có thu nhập thêm từ những nhuận bút của những bài báo, những quyển sách khoa học [13, tr. 484].
Nhà nước cần chăm lo tốt hơn nữa đời sống của giáo viên ở những vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Xây nhà cơng vụ cho giáo viên. Sự vất vả hi sinh của họ khơng thể nói hết được bằng lời. Họ phải được quan tâm, phải được tạo điều kiện để cuộc sống bớt đi cực nhọc, để tiếp tục công việc giáo dục ở những vùng khó. “Phải có chính sách và biện pháp tôn vinh nghề dạy học, chăm lo cuộc sống người giảng dạy để họ yên tâm làm nghề dạy học… Tất cả nhằm tạo điều kiện để bảo đảm chất lượng đào tạo tốt nhất” [22, tr. 24].