- Nhược điể m:
8.2.3 Sự thay đổi trong cơ cấu tổchức của thành phố Đà Nẵng
Ngày 24-1-2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Bộ chính trị đã đồng ý chủ trương cần có cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng, tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. thực hiện phân cấp, phân quyền gắn với trách nhiệm địa phương, người đứng đầu trên một số lĩnh vực quản lý về quy hoạch, đất đai, đô thị, đầu tư, tài chính - ngân sách, tổ chức, nhân sự và tiền lương...; đồng thời cho phép thành phố Đà Nẵng thực hiện Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố và quy định của pháp luật. các đại biểu tại hội thảo đều ủng hộ quan điểm xây dựng chính quyền đô thị tại Đà Nẵng theo phương án tổ chức xây dựng với mô hình tổ chức 1 cấp chính quyền (cấp thành phố) và 2 cấp hành chính (quận, huyện và phường, xã):
Tổ chức chính quyền cấp thành phố là một cấp chính quyền gồm HĐND, UBND HĐND không tổ chức ở quận, huyện, chỉ tổ chức cơ quan hành chính là UBND. Nhưng riêng đơn vị hành chính huyện và một số xã của Hòa Vang nên xin cơ chế đặc thù và áp dụng như với quận, phường nhằm thống nhất công tác quản lí chung cho toàn thành phố
UBND quận, huyện gồm Chủ tịch, từ 2-3 Phó chủ tịch và ủy viên do Chủ tịch UBND thành phố chịu trách nhiệm
Về tổ chức chính quyền tại các phường, xã, sẽ không tổ chức HĐND ở phường, xã, chỉ tổ chức cơ quan hành chính là UBND. UBND phường, xã nơi không tổ chức HĐND là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND quận, huyện
Về bố trí cán bộ, đề xuất Chính phủ cho nghiên cứu thí điểm quy định thay thế phương thức quản lý và chính sách đang áp dụng đối với các chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện nay.