Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG MỘT CƠ QUAN, TỔ CHỨC (Trang 63)

- Nhược điể m:

8.1.1 Lịch sử hình thành

Đà Nẵng đã có từ dưới thời Chămpa. Vào thời Minh Mạng, các tiểu quốc Chăm Pa chính thức bị thôn tính và sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Các địa danh từ thời Chăm Pa vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Trong đó nổi bật là Đà Nẵng với nền văn hóa Mỹ Sơn đạt đến trình độ phát triển đỉnh cao.

Người Việt đã mượn từ tiếng Chăm Pa mà Việt hóa tài tình, giữ cả âm lẫn nghĩa thành các địa danh dễ gọi. Hàn (han) có nghĩa là Bến, còn từ Đà Nẵng có nghĩa là Sông Già, Sông Lớn (Đà (đa) là sông, nước; Nẵng (nak) là già, lớn). Người Hoa Nam phát âm Đà Nẵng là Tu-rang, người Bồ Đào Nha khi đến Quảng Nam trong thế kỷ XVI, XVII đã ký âm thành Turan, Turam, Turao, Turơn, Turone, v.v... Dù kí âm như thế nào thì tên gọi Đà Nẵng vẫn có nghĩa là của sông lớn chảy ra biển, thể hiện vị trí thuận lợi và điều kiện phát triển sầm uất, trù phú của mảnh đất này.

Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An đã là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía Nam thì Đà Nẵng mới là vị trí tiền cảng, trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng. Đến năm 1835, với chỉ dụ của vua Minh Mạng, Cửa Hàn (tên gọi Đà Nẵng khi đó) trở thành thương cảng lớn nhất Miền Trung. Sau khi hoàn thành xâm lược Việt Nam vào năm 1889, người Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam và đổi tên thành Tourane đánh dấu sự ra đời thành phố.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG MỘT CƠ QUAN, TỔ CHỨC (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)