Nền đạo đức mới – đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là kết tinh những giá trị đạo đức tốt đẹp của nhân loại trong lịch sử, cơ bản là đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lênin – đạo đức cộng sản được vận dụng phù hợp với cách mạng Việt Nam. Vì vậy, trong hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức của Người về hình thức chúng ta thấy có nhiều khái niệm, phạm trù, mệnh đề của đạo đức truyền thống, nhưng nội dung là của nền đạo đức mới - nền đạo đức mang bản chất của giai cấp công nhân.
Các tiêu chuẩn đạo đức của Hồ Chí Minh rất toàn diện nhưng không chung chung trừu tượng mà cụ thể, dễ thực hiện, có cả những tiêu chuẩn đạo đức chung, cũng có cả những tiêu chuẩn thích ứng cho mỗi giai cấp, mỗi tầng lớp, mỗi tổ chức… Trong đó Người đặc biệt chú ý tới đạo đức của cán bộ, Đảng viên và nói về vấn đề này nhiều nhất.
Hồ Chí Minh là người xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức mới, nhưng cũng là người thực hiện những tiêu chuẩn đó một cách mẫu mực nhất, có sự thống nhất cao giữa lời nói với việc làm, giữa tri và hành đạo đức. Đặc điểm này làm cho Hồ Chí Minh nổi bật hơn nhiều nhà lãnh đạo cách mạng trên thế giới.
3.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠOĐỨC ĐỨC
3.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo đức
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông của suối. Như Người vẫn thường nói, đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp. Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta.
Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao cả hai mặt đức và tài ở mỗi con người. Nhưng trong mối quan hệ giữa đạo đức với tài năng thì Người khẳng định đạo đức là gốc, nó quyết định sức mạnh tinh thần to lớn của con người, sức mạnh của đoàn kết dân tộc, nhờ đó mà đạo đức góp phần to lớn vào việc quyết định sự thành bại của cách mạng nước ta. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cho con người, trước hết là cho cán bộ đảng viên. Người nhấn mạnh “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”62.
3.2.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đứccách cách
Theo Hồ Chí Minh, chuẩn mực đạo đức chung cho mọi người được thể hiện ở 5 phẩm chất tốt đó là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm:
Nhân: là phải có lòng bác ái, yêu nước, yêu đồng bào, yêu bộ đội của mình. Nghĩa: là ngay thẳng, không có tư tâm, không làm việc bậy. Thấy việc
phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn.
Trí: là sáng suốt, biết địch biết mình, biết người tốt thì nâng đỡ, biết người
xấu thì không dùng, biết cái tốt của mình mà phát triển lên, biết cái xấu của mình để mà tránh.
Tín: Nói cái gì phải cho tin. Nói và làm cho nhất trí, làm thế nào cho dân
tin, cho bộ đội tin ở mình.
Dũng: là phải mạnh dạn, quả quyết nhưng không phải làm liều. Phải có kế
hoạch, phải kiên quyết làm ngay. Nguy hiểm cũng phải làm. Nghĩa là phải có lòng dũng cảm trong công việc.