sinh rằng: đời của một con người cụ thể chỉ có hạn, nhưng các thế hệ người cứ kế tiếp nhau, mà thế hệ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn thế hệ trước (hậu sinh khả úy hay con hơn cha là nhà có phúc.v.v…). Đó là những quan điểm cơ bản để Hồ Chí Minh nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về những nhân tố cấu thành con người bao gồm: Về vị trí, vai trò; về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền và lợi ích của con người trên thế giới.
2.2.1.2. Về vị trí của con người trong thế giới
Hồ Chí Minh cho rằng, con người, tuy là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, nhưng để sinh tồn và vì mục đích mưu sinh mà đã dần dần tích lũy được những tinh hoa của trời đất và xã hội đang trong quá trình vận động phát triển, nên từ chỗ bị động, phụ thuộc vào thế giới đã chiếm lĩnh vị trí trung tâm và là chủ nhân của thế giới một cách chủ động và tích cực. Hồ Chí Minh đã đặt bốn đức tính Cần, Kiệm, Liêm, Chính của con người trong mối quan hệ nhân quả với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông của trời và bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc của đất. Người kết luận:
“Thiếu một mùa thì không thành trời Thiếu một phương thì không thành đất Thiếu một đức thì khônh thành người”30
Quan điểm đó của Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa cái hợp lý của triết học phương Đông và phương Tây: Tám quẻ đơn (Bát quái) của tác phẩm Kinh Dịch đều được cấu tạo bởi ba vạch (hào) chồng lên nhau tượng trưng cho ba thế lực Thiên, Nhân, Địa (tam tài) thống nhất với nhau, trong đó vạch trung tâm là vị trí của Nhân, phản ánh vị trí trung tâm của con người trong vũ trụ trời đất. Con người ở vị trí trung tâm và là chủ nhân của trời đất cũng được thể hiện trong nhiều trường phái triết học phương Tây. Nổi bật là trong tư tưởng của R.Đềcáctơ (1596-1650), và của C.Mác (1818-1883). Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh khẳng định “thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa”31