Quan niệm của Hồ Chí Minh về liêm khiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về xây dựng nhà nước liêm khiết ở việt nam (Trang 25 - 31)

1.2. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nƣớc liêm

1.2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về liêm khiết

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình chân Nho và đạo đức Nho giáo có tác động không nhỏ đến tư tưởng cũng như triết lý nhân sinh của Người. Tuy nhiên, mỗi xã hội lại có hệ giá trị đạo đức của mình và hình mẫu con người đại diện. Nho giáo xây dựng nên hình tượng người quân tử, bậc trượng phu, kẻ sỹ với 5 chuẩn mực đạo đức (ngũ thường) là “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”. Hồ Chí Minh xây dựng hình mẫu người cách mạng với những chuẩn mực đạo đức cách mạng nhưng vẫn được biểu đạt bằng các phạm trù đạo đức Nho giáo quen thuộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy, con người cần có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính. Nếu như cần và kiệm là các phẩm chất cần

có trong đời sống, công tác của mọi người lao động thì liêm và chính là những phẩm chất cần có của người cán bộ khi thi hành công vụ, trong đó, liêm là phẩm chất đầu tiên. Hồ Chí Minh rất đề cao phẩm chất liêm trong mỗi con người và coi đó là phẩm chất chủ đạo mà mỗi người cần phải có đặc biệt là lãnh đạo và cán bộ nhà nước.

Trên Báo Cứu quốc ngày 1-6-1946, Người đã chỉ ra rằng liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa dưới chế độ phong kiến, những người làm quan mà không đục khoét của dân gọi là liêm. Chữ liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp... Ngày nay nước ta là nước dân chủ cộng hòa, liêm có nghĩa rộng hơn là mọi người đều phải liêm. Người cũng chỉ ra rõ người tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm. Liêm phải đi đôi với kiệm. Vì xa xỉ mà sinh tham lam. Do bất liêm mà đi đến trộm cắp, dù công khai hay bí mật, trực tiếp hay gián tiếp, bất liêm tức là trộm cắp.

Theo Hồ Chí Minh, Liêm là liêm khiết, “tức là không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân.”[36,tr.145]. Liêm còn là trong sạch, không tham lam. “Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình”[32, tr.291]. Cuộc đời của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ; với những người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân thì những thứ như tiền tài, địa vị, danh tiếng... không quan trọng đối với họ, họ chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Như vậy, liêm khiết là trong sạch đến độ thanh khiết, thuần khiết, tinh khiết, cao khiết, không một chút bụi bậm, nhơ bẩn. Liêm còn là liêm chính, ở đó có sự trong sạch gắn liền với sự ngay thẳng, một sự chân thật, trên căn bản lẽ phải, không chỉ là theo lẽ phải mà còn là bảo vệ lẽ phải, không gian dối, dối trá, thiên vị. Liêm phải gắn liền với sỉ, liêm sỉ – giữ mình sao cho trong sạch, tránh những điều phải xấu hổ, hổ thẹn với mọi người, trước nhất là hổ thẹn với lương tâm của chính mình.

Hồ Chí Minh còn đi sâu phân tích một khái niệm tương phản là “bất liêm”: “Tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên đều là bất liêm”[29, tr.126]. Bất liêm là lòng tham của con người với những thứ vật chất tầm thường, tham của công, và tham của người khác. Một việc làm mà theo Hồ Chí Minh là đáng phê bình, là bất liêm đó là lợi dụng việc lấy vợ, kết hôn để thu lợi, để mời khách và lấy phong bì, “Lợi dụng việc cưới vợ để phát tài (vì mỗi người được mời phải mừng ít ra cũng năm đồng), phải chăng như thế là bất liêm?”[41, tr.318]. Vì vậy, để trừng trị những kẻ bất liêm cần có pháp luật, luật pháp phải nghiêm dù cho kẻ bất liêm ấy là ai, làm gì và ở địa vị nào.

Nhìn lại quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Người luôn là tấm gương sáng cho mỗi cán bộ, đảng viên về thực hành liêm khiết. Trong thư gửi Báo Vệ Quốc quân tháng 3-1947, Người nêu 12 điều, trong đó có “Tuyệt đối không đem của công dùng vào việc tư, không động đến cái kim sợi chỉ của dân;... mua bán phải công bình, mượn cái gì phải trả tử tế, hỏng cái gì phải bồi thường”[32, tr.135]. Đó chính là thực hành liêm khiết.

Vậy liêm khiết là gì? Theo từ điển tiếng Việt: Liêm khiết là những người có quyền, có chức trách mà có phẩm chất trong sạch, không tham ô, không nhận tiền của hối lộ. Đây là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không ích kỷ, nhỏ nhen.

Trong tiếng Anh, liêm chính (Integrity) cũng có nghĩa là phẩm chất trung thực, ngay thẳng.

Như vậy, về mặt từ nguyên Liêm chính tức là sự ngay thẳng, trung thực, trong sạch, là một phẩm chất cao quý của con người.

Dưới góc độ pháp lý và xã hội: Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cũng đưa ra khái niệm liêm chính, theo đó liêm chính là “hành vi và hành động, phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức và luân lý được các cá nhân cũng như các tổ chức chấp nhận…, tạo ra rào cản đối với tham nhũng”.

Theo Tài liệu hướng dẫn Ngôn ngữ đơn giản của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, 2009. (Dẫn theo Báo cáo “Liêm chính trong thanh niên Việt Nam: Khảo sát thí điểm của tổ chức Minh bạch quốc tế” năm 2014).

Trong bài viết: “Giáo hội”, Hồ Chí Minh đã chỉ ra hành vi trái với liêm khiết đó là:

Những tên quan cai trị, thống đốc, toàn quyền cũng ít liêm khiết lắm. Chỉ cần nắm được ít giấy tờ bí mật về đời tư và có thể chạm đến thanh danh của họ, thì Nhà chung bèn dùng để làm tiền và đòi hỏi tất cả những điều họ muốn. Vì vậy mà một viên Toàn quyền đã phải nhượng lại cho Nhà chung đến 7.000 hécta đất màu mỡ của dân bản xứ. Dân mất quyền sở hữu, bị đuổi đi và buộc phải đi ăn xin[28, tr.443].

Theo Người, thực dân Pháp sang cai trị nước ta đã cho thi hành nền chính trị bất liêm, họ dùng tiền để mua danh, mua lợi, rồi dùng chính những đồng tiền cướp bóc của nhân dân để mua chuộc những ông quan cấp cao ở chính quốc. Xã hội Việt Nam lúc bấy giờ vô cùng đau khổ và lầm than, với biết bao mảnh đời cơ cực.

Trong tác phẩm: “Đời sống mới”, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh thêm “Có tiết kiệm, không hoang phí xa xỉ, thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch”[32, tr.241]. Vì vậy để thực hành liêm khiết cần phải biết kết hợp những phẩm chất còn lại của một con người đó là: Cần, kiệm, chính. Cần sống và làm việc chăm chỉ, tiêu dùng tiết kiệm và giữ cho bản thân luôn chính trực.

Cuộc đời của Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho mỗi chúng ta về thực hành liêm khiết. Đi thăm cơ sở, Người phê bình việc mổ trâu bò linh đình đón tiếp, mà ăn cơm nắm mang theo. Kháng chiến thành công, Người từ chối đề nghị của Trung ương dành Phủ toàn quyền Đông Dương trước đây làm Phủ Chủ tịch - nơi ở cho mình, mà chỉ đồng ý ở trong một ngôi nhà sàn khiêm tốn. Dự đại tiệc ở thủ đô nước Pháp nhưng Người vẫn nhớ dành quả

táo cho em bé ăn xin nơi góc đường. Kêu gọi cả nước nhường cơm sẻ áo cho thương binh, gia đình liệt sỹ, Người xung phong gửi 1 áo lụa, 1 tháng lương, 1 bữa ăn của bản thân mình. Trong thư gửi Báo Vệ Quốc quân tháng 3-1947, Người nêu 12 điều, trong đó có

2. Tuyệt đối không đem của công dùng vào việc tư. 3. Không động đến một cái kim, một sợi chỉ của dân. 4. Khi đến đóng, lúc kéo đi, phải giữ gìn nhà, vườn của dân cho sạch sẽ. 5. Nói năng cử động phải giữ lễ phép, phải kính người già, yêu trẻ con. 6. Mua bán phải công bình. 7. Mượn cái gì phải trả tử tế. 8. Hỏng cái gì phải bồi thường[32, tr.135].

Đó chính là thực hành liêm khiết. Trong những câu thơ Người cũng dạy mọi người cách để sống liêm khiết hơn.

Bé thì phải học, lớn thì hành,

Với dân, đảng, nước, dạ trung thành; Kiệm cần, dũng cảm và liêm chính,

Chớ phụ ông Lương dạy dỗ mình. [30, tr.440]. Hay

Thấy của bất nghĩa Ta chớ tham than Thế tức là liêm

Đã liêm thì khiết[31, tr.199].

Trong bài viết: “Những nhiệm vụ cấp bách của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến. Người chỉ rõ những việc làm của chúng từ trước tới giờ là bất liêm. Người viết:

Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã dùng mọi thủ đoạn hòng hủ hoá dân tộc chúng ta bằng những thói xấu, lười biếng, gian giảo, tham ô và những thói xấu khác. Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng

ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: cần, kiệm, liêm, chính[31, tr.7]. Theo Hồ Chí Minh để thực hiện chữ liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Bởi lẽ, theo Người, cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”. Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân. Người nói: “Mỗi người phải nhận rằng, tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân”[33, tr.127]. Vì lẽ đó, hơn ai hết, cán bộ phải thi đua thực hành liêm khiết để làm tấm gương cho quần chúng noi theo. Theo Người, một dân tộc biết Cần, Kiệm, Liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh, tiến bộ.

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, con thuyền cách mạng Việt Nam đã vượt qua bao thử thách to lớn để từng bước cập bến bờ thắng lợi. Cho tới ngày nay sau hơn 30 năm đổi mới chúng ta đã gặt hái được nhiều thắng lợi to lớn trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội: Từ kinh tế cho đến văn hóa, từ chính trị cho đến xã hội. Đặc biệt, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước ta ngày càng được Đảng ta nhận thức rõ hơn. Song để xây dựng thành công xã hội, xã hội chủ nghĩa, Việt Nam còn phải vượt qua muôn vàn chông gai phía trước. Một trong những thử thách lớn nhất đối với nước ta là vấn đề tha hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền mà nguyên nhân chủ yếu là do bất liêm. Vì bất liêm mà tham ô, tham nhũng trở thành “quốc nạn”, “quốc sỉ”, làm cho những chuẩn mực, những mục tiêu tốt đẹp của Xã hội Chủ nghĩa trở lên lệch lạc, làm băng hoại đạo đức, làm cho nhân dân không yên, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào chế độ. Vì vậy mà hơn

lúc nào hết, giờ đây cần phải nâng cao hơn nữa ý thức học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và phát huy cao độ tư tưởng cũng như quan điểm của người về một nhà nước liêm khiết.

Theo như Hồ Chí Minh mỗi cá nhân, mỗi tổ chức thực hành liêm khiết sẽ có cả một xã hội liêm khiết. Một xã hội mà mọi người được sống và hưởng quyền lợi như nhau với phương châm: Làm theo năng lực, hưởng theo lao động. Một xã hội mà chúng ta đang xây dựng và cố gắng thực hiện thành công trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về xây dựng nhà nước liêm khiết ở việt nam (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)