1.2. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nƣớc liêm
1.2.2. Mục tiêu xây dựng Nhànước liêm khiết
Một nhà nước liêm khiết không phải chỉ cần một Chính phủ liêm khiết hay bộ máy chính quyền liêm khiết là đủ. Một nhà nước liêm khiết cũng không chỉ dừng ở việc liêm khiết về chính trị, hành chính mà cần phải liêm khiết về mọi mặt, với mọi cá nhân trong nhà nước. Để hiểu thế nào là một nhà nước liêm khiết cần phải biết vì sao Hồ Chí Minh muốn xây dựng một nhà nước liêm khiết.
Chính trị là lĩnh vực liên quan đến việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Một giai cấp muốn trở thành giai cấp thống trị việc đầu tiên cần làm là giành quyền lực về chính trị, quyền lực nhà nước. Nhưng giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Chính vì vậy trong cuộc đấu tranh cách mạng, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải đồng thời thực hiện cả hai cuộc cách mạng: cuộc cách mạng giải phóng dân tộc giành lại chính quyền và xây dựng thành công chế độ chính trị mới sau khi đã có chính quyền cách mạng - chế độ chính trị phải mang lại tự do thực sự cho nhân dân. Đó là chế độ chính trị thực sự dân chủ, bao nhiêu lợi ích là của nhân dân, bao nhiêu quyền lực thuộc về nhân dân, quyền hành và lực lượng đều trong tay nhân dân, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý để cho nhân dân là chủ và làm chủ. Vì vậy Đảng của giai cấp công nhân sau khi chấp chính phải xây dựng một nền chính trị thân dân và chính tâm mà cội nguồn
sức mạnh của nó là từ đoàn kết và thanh khiết. Đây cũng là một chế độ chính trị mà Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng ở Việt Nam.
Mục tiêu xây dựng Nhà nước liêm khiết gắn liền với mục tiêu xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Ngay từ những năm 1927, trong tác phẩm “Đường kách mệnh” Hồ Chí Minh đã chỉ ra “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”[29, tr.292]. Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước giành độc lập, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”[33, tr.232]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh để xây dựng được Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân việc đầu tiên là cần xây dựng được Nhà nước liêm khiết. Nhà nước liêm khiết được xây dựng thành công sẽ tạo ra tiền đề vững chắc cho công cuộc xây dựng nhà nước Việt Nam về sau.
Tại phiên họp ngày 31-6-1946 của kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá I sau khi được Quốc hội nhất trí giao trách nhiệm thành lập Chính phủ mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời tuyên bố: “Tuy trong nghị quyết không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là chính phủ liêm khiết”[31, tr.478]. Ngay từ những buổi bình minh của nhà nước mới Hồ Chí Minh đã khẳng định sẽ xây dựng ở Việt Nam một Chính phủ liêm khiết, và Người đưa ra những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Vậy để giúp công việc Chính phủ một cách đắc lực, để nâng cao tinh thần kháng chiến, anh em viên chức bây giờ phải có bốn đức tính là: cần, kiệm, liêm, chính”[31,
tr.181] và để cho mọi người hiểu rõ hơn về liêm khiết Hồ Chí Minh đã sử dụng thơ ca vừa dễ đọc lại vừa dễ ghi nhớ:
“Ta chớ tham thàn Thế tức là liêm Đã liêm thì khiết
Giữ mình làm việc” [31, tr.199]
Ngay từ khi thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa việc đầu tiên Hồ Chí Minh mong muốn là một Chính phủ thực hành liêm khiết. Nhà nước Liêm khiết sẽ có nhiệm vụ khắc phục những căn bệnh cố hữu của nhà nước kiểu cũ giúp nhà nước được trong sạch, vững mạnh và hoạt động hiệu quả hơn.