Từ giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhànước liêm khiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về xây dựng nhà nước liêm khiết ở việt nam (Trang 59 - 62)

2.1. Sự cần thiết phải vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây

2.1.1. Từ giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhànước liêm khiết

NƢỚC VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1. Sự cần thiết phải vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nƣớc liêm khiết vào xây dựng nhà nƣớc Việt Nam Minh về xây dựng nhà nƣớc liêm khiết vào xây dựng nhà nƣớc Việt Nam hiện nay

2.1.1. Từ giá trị của quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước liêm khiết liêm khiết

2.1.1.1. Giá trị lý luận

Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước liêm khiết là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Quan điểm đó là sản phẩm của sự tiếp thu và kế thừa tinh hoa văn hóa của nhân loại, vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Trên thực tế, quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước liêm khiết không chỉ góp phần phát huy các giá trị của truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại về xây dựng nhà nước trong điều kiện lịch sử mới, mà còn góp phần làm phong phú thêm học thuyết Mác - Lênin về nhà nước vô sản. Mặt khác, quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước liêm khiết còn là yếu tố cấu thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam trong hoạt động xây dựng nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong thời kỳ Cách mạng Dân tộc Dân chủ nhân dân, những quan điểm sáng suốt của người trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, luật pháp và xây dựng đảng không chỉ góp phần quan trọng đưa sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc đi đến thắng lợi mà còn góp phần giữ vững và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ.

Sau khi thống nhất đất nước, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước liêm khiết lại tiếp tục khẳng định được tầm quan trọng, soi sáng cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng

đất nước. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc và to lớn, với đặc điểm nổi bật là các quốc gia khác nhau, với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt về lợi ích dân tộc, công cuộc xây dựng nhà nước Việt Nam đứng trước nhiều thời cơ cũng như thách thức to lớn. Do vậy, yêu cầu quan trọng là phải phát huy được tiềm năng đất nước, kiên trì với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đã nêu phương châm xây dựng xã hội chủ nghĩa là: “Phải thiết thực đi từng bước, phải tiến vững chắc. Phải nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể”[40, tr.71]. Đây là một trong những cơ sở để đảm bảo xây dựng đất nước bền vững, Người còn nói: “…chúng ta tiến lên xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa tức là một nước có một cuộc đời ấm no, bình đẳng, tự do và độc lập, tức là nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”[39, tr.251].

Trong suốt chặng đường hơn 70 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước nói chung và quan điểm về xây dựng nhà nước liêm khiết nói riêng đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thực tế quá trình xây dựng nhà nước đã cho thấy tầm quan trọng của một nhà nước liêm khiết theo quan điểm của Hồ Chí Minh. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện nhà nước liêm khiết theo quan điểm Hồ Chí Minh trở thành nhu cầu đồng thời là đòi hỏi vô cùng cấp bách và quan trọng của thực tế.

2.1.1.2. Giá trị thực tiễn

Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước liêm khiết tiếp tục được Đảng ta vận dụng và phát triển sáng tạo trong bối cảnh mới của thời đại và dân tộc. Nói cách khác, sự nghiệp xây dựng nhà nước của Đảng ta từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới luôn luôn dựa trên nền tảng tư tưởng về xây dựng nhà nước của Hồ Chí Minh. Đó là tư tưởng dân làm chủ trên cơ sở liên minh giai cấp công nhân với giai cấp

nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng nhà nước lấy mục tiêu giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất của Tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai. Xây dựng nhà nước liêm khiết hiện nay là sự nghiệp của cả dân tộc của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Một trong những giá trị thực tiễn mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là vận động, tập hợp quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thực tiễn như: Phong trào yêu nước (1948), Phong trào bình dân học vụ (1954), phong trào thực hành tiết kiệm. Thông qua các phong trào này chúng ta đạt được những thành tựu quan trọng: huy động nguồn lực cách mạng thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giải quyết những nhiệm vụ trước mắt của đất nước; thực hiện những cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu; chống tư tưởng tự kiêu, tự mãn; xã rời quần chúng của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức có quyền; chống ba hoa và xóa bỏ mặc cảm, kỳ thị trong dân tộc. Đặc biệt, đã góp phần củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc. Hồ Chí Minh xác định: “Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”[30, tr.256] và Người còn khẳng định thêm “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”[36, tr.244].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về xây dựng nhà nước liêm khiết ở việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)