Nội dung vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhànước liêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về xây dựng nhà nước liêm khiết ở việt nam (Trang 70 - 75)

2.2. Nội dung, biện pháp vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng

2.2.1. Nội dung vận dụng quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhànước liêm

2.2.1.1. Đối với cơ quan Đảng, Nhà nước

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng Nhà nước. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đây là sự thừa nhận một thực tế, khẳng định một tất yếu lịch sử trong đời sống chính trị nước ta. Tất yếu lịch sử đó, chính là tất yếu của sự phát triển theo mục tiêu, lý tưởng: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, gắn liền với bản chất, sứ mệnh lịch sử của Đảng trước nhân dân. Điều này đã được lý luận về đảng chính trị cũng như thực tế lịch sử dân tộc và cách mạng nước ta minh chứng. Đảng Cộng sảng mang bản chất của giai cấp công nhân - đội tiền phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc mới là lực lượng cách mạng chân chính, triệt để nhất, phấn đấu dũng cảm, hy sinh vì dân, vì nước; một lòng, một dạ trung thành với lý tưởng, tận tụy phục vụ nhân dân. Do đó, chỉ có đi theo con đường cách mạng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Đảng là lực lượng tiên phong lãnh đạo thì nhân dân ta mới được giải phóng khỏi tình cảnh nô lệ, bị bóc lột, áp bức bởi đế quốc thực dân,

phong kiến; mới trở thành người chủ, được thụ hưởng tự do và hạnh phúc trong một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Đảng làm cách mạng với mục tiêu xuyên suốt là vì dân, cán bộ, đảng viên suốt đời làm người công bộc tận tụy, đầy tớ trung thành của nhân dân như trong Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong điều kiện hiện nay càng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo thể chế hóa, cụ thể hóa Cương lĩnh, đường lối của Đảng thành pháp luật, chính sách của Nhà nước. Đảng quyết định chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước. Quyết định tổ chức bộ máy nhà nước và bố trí, phân công cán bộ. Kiểm tra hoạt động của nhà nước và lãnh đạo nhân dân, hệ thống chính trị tham gia xây dựng, quản lý và giám sát hoạt động của nhà nước và cán bộ công chức.

Đối với các đảng viên không những nâng cao tinh thần tự phê bình và phê bình một cách nghiêm túc và hiệu quả. Nâng cao trình độ văn hóa, nhận thức và năng lực phẩm chất, thực hành tiết kiệm, liêm chính, đề cao kỷ luật và có lối sống lành mạnh. Không tham lam, vụ lợi, tham ô, lãng phí ngân sách nhà nước và tài sản của nhân dân góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến địa phương cần cải cách hệ thống tổ chức. Đảng bộ cách cấp chủ động tiên phong trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, nghiêm khắc trừng trị những đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Khẳng định được vai trò và mối quan hệ giữa Quốc hội với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Theo Hồ Chí Minh, Chính phủ, người đứng đầu nhà nước phải do Quốc hội bầu ra. Đó là lý do vì sao Người rất khẩn trương trong việc chỉ đạo tổ chức cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên để bầu ra Chính phủ chính thức thay cho Chính phủ lâm thời. Và chính Hồ Chí Minh đã khước từ lời đề nghị của nhân dân về việc để Hồ Chí Minh làm Chủ tịch vĩnh viễn

không qua bầu cử. Nghiên cứu một số hoạt động khác của Hồ Chí Minh còn thấy rằng trong tư tưởng của Người, Quốc hội còn là cơ quan thực hiện quyền kiểm soát đối với Chính phủ và người đứng đầu nhà nước. Theo Điều 69 Hiến pháp 2013 quy định, Quốc hội do Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân. Chỉ Quốc hội mới có quyền thể chế ý chí, nguyện vọng của Nhân dân thành luật, thành các quy định chung mang tính chất bắt buộc phải tuân thủ đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Vì vậy trong quá trình xây dựng Nhà nước liêm khiết cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của Quốc hội, tạo điều kiện cho Quốc hội thực hiện đúng chức năng lập hiến, lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng, đại diện cho tiếng nói và luôn bảo vệ lợi ích của nhân dân.

Tiếp tục củng cố và kiện toàn các cơ quan của Quốc hội, đổi mới phương thức hoạt động theo hướng tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Quốc hội với nhân dân. Quốc hội phải kịp thời nắm bắt những tâm tư nguyện vọng của nhân dân, luôn cập nhật cho nhân dân nắm chắc những công việc và nhiệm vụ của Quốc hội. Áp dụng hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng giúp nhân dân có thể giám sát, tham mưu những công việc của Quốc hội.

Đối với các cơ quan Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa quyết tâm hiện thực hóa phẩm chất Liêm, luôn đặt chữ Liêm lên hàng đầu như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng tuyên bố tại Hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018, diễn ra ngày 28,29 tháng 11 năm 2017 tại Hà Nội - người đứng đầu Chính phủ đã khái quát 10 chữ thể hiện thông điệp của năm nay đó là: “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả”. Đồng thời nhấn mạnh: “Cán bộ nào lơ là công vụ cần được thay thế”. Đặt chữ Liêm lên hàng đầu mới kiến tạo được một chính phủ liêm chính. Bởi Chính phủ có làm gương về Liêm khiết mới mong ủy ban nhân dân các cấp có được sự liêm khiết. Người quản lý kinh tế mà không liêm, không rõ ràng, minh bạch thì tất cả thi nhau bớt xén, đục khoét của công. Hơn

nữa, văn hóa phương Đông luôn đề cao tư tưởng “vua sáng, tôi hiền”, niềm tin của nhân dân vào chính thể gắn với niềm tin vào nhà cầm quyền nên kỷ cương phép nước phụ thuộc nhiều vào sự liêm chính của những người đứng đầu. Chính phủ từ cấp Trung ương cho đến các cơ quan đại diện ở địa phương cần có cơ chế hoạt động rõ ràng, minh bạch và công khai trước nhân dân. Những sai lầm yếu kém do Chính Phủ gây ra cần nghiêm túc nhận trách nhiệm và quyết tâm khắc phục, đặc biệt là người đứng đầu các cấp.

Trong bài viết: Chính phủ liêm chính - một khái niệm mới mẻ của tác giả Bùi Hiền đăng trên Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ông đã khẳng định: “Chính phủ đã đề ra chủ trương mới là phải xây dựng một Chính phủ liêm chính, một Chính phủ hiệu quả, nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, một Chính phủ làm gương cho xã hội về việc nói đi đôi với làm”[51]. Cho thấy một Chính phủ liêm khiết phải thực hành từ lời nói cho đến hành động. Chính phủ hành động tức là nói phải đi đôi với làm, phải lấy sự sinh động của thực tiễn, sự đòi hỏi của cuộc sống và nhu cầu của sự phát triển làm cơ sở hành động chứ không phải là giáo điều, máy móc và duy ý chí.

2.2.1.2. Đối với đội ngũ cán bộ công chức nhà nước

Một trong những nội dung quan trọng để xây dựng nhà nước liêm khiết, hoạt động vững mạnh và hiệu quả đó là phải có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đạo đức, gương mẫu chấp hành pháp luật. Đồng thời phải là những người vừa có chuyên môn trình độ vừa am hiểu pháp luật. Thấy được tầm quan trọng của cán bộ công chức nhà nước trong xây dựng nhà nước liêm khiết, năm 1948 Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh lập một chế độ công chức mới và ban hành sắc lệnh về quy chế công chức Việt Nam. Cán bộ công chức phải là những người có ý thức sẵn sàng làm “công bộc” “đầy tớ” của dân, những người cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm việc với tinh thần đầy trách nhiệm và sáng tạo. Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ công chức luôn cần phải tu

dưỡng rèn luyện đạo đức cách mạng, luôn có chí tiến thủ, luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, học ở trường, học ở đời sống, nơi công tác, học từ thầy từ bạn, phải thường xuyên phê bình và tự phê bình.

Trong Dự thảo văn kiệntrình Đại hội XII của Đảng nêu rõ:

Đảng tập trung lãnh đạo về đường lối, chủ trương, xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế, chính sách cụ thể. Đẩy mạnh dân chủ hóa công tác cán bộ, qui định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của mỗi tổ chức, mỗi cấp trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững vàng, có trình độ năng lực chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới[17, tr.72].

Đảng phải lãnh đạo quyết liệt việc xây dựng được đội ngũ công chức theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thông và có phẩm chất đạo đức. Đội ngũ này chính là nhân tố quyết định của nền hành chính hiện đại. Phải xem đây là nhiệm vụ chiến lược cần phải tập trung mạnh mẽ bởi lẽ trong bối cảnh đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bối cảnh đó vừa tạo lập điều kiện, vừa đặt ra yêu cầu cho việc xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp của Việt Nam - nhân tố quyết định của nền hành chính hiện đại. Từ sự phân tích trên có thể thấy đã đến lúc cần xác định đúng vị thế, có tầm nhìn chiến lược đối với nhiệm vụ xây dựng và từng bước hoàn thiện đội ngũ công chức chuyên nghiệp của nước ta.

Vận dụng quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước Liêm khiết trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay cần đáp ứng một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ công chức phải có trình độ chuyên môn giỏi,

có năng lực hoạt động thực tiễn cao mới có thể hoàn thành công việc được giao. Trình độ của cán bộ được đánh giá là tốt khi đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đó. Cụ thể trong thời kỳ hiện nay khi khoa học công

nghệ phát triển, cán bộ phải có trình độ tiếp cận và sử dụng công nghệ hiện đại, làm chủ khoa học công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Qua đó có được kỹ năng tiếp cận và sử dụng những công nghệ mới phục vụ cho quá trình công tác.

Thứ hai, giáo dục tính liêm chính, đạo đức công vụ đối cán bộ coi đây

là công việc thực sự quan trọng. Bởi lẽ, bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi phải có những chuẩn mực nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp, nhất là đối với hoạt động công vụ luôn gắn liền với quyền lực công, nguồn lực công, trách nhiệm công,… Không có chuẩn mực nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp sẽ là môi trường cho cán bộ, tham ô, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền,… Việc giáo dục liêm chính, đạo đức, đạo đức công vụ phải được đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp, để hình thành thói quen và ngấm sâu vào nhận thức của mỗi cá nhân trước khi người đó tham gia nền công vụ.

Thứ ba, người cán bộ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng. Trong tình

hình cách mạng phức tạp hiện nay, đây được xem là một trong những yêu cầu hàng đầu. Bản lĩnh mà trước hết là bản lĩnh chính trị của người cán bộ chính là yếu tố quan trọng, có bản lĩnh người cán bộ sẽ không bị tác động, ảnh hưởng của những yếu tố tiêu cực. Đó là những cám dỗ từ mặt trái cơ chế thị trường, từ chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về xây dựng nhà nước liêm khiết ở việt nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)