Nội dung xây dựng nhànước liêm khiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về xây dựng nhà nước liêm khiết ở việt nam (Trang 33 - 59)

1.2. Nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nƣớc liêm

1.2.3. Nội dung xây dựng nhànước liêm khiết

Nhà nước liêm khiết là một mô hình chính trị - pháp lý hợp lý để quản lý, xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và dân chủ. Trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, tư tưởng về nhà nước liêm khiết đã ít nhiều xuất hiện từ nhà nước phong kiến, các học thuyết chính trị của các chính trị gia, nhưng cho tới thế kỷ XX mới xuất hiện tư tưởng về nhà nước liêm khiết một cách cụ thể và rõ ràng, điều đó được thể hiện trong hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh. Để xây dựng thành công nhà nước liêm khiết cần phải tìm hiểu những yếu tố nào ngăn cản quá trình xây dựng nhà nước trở nên liêm khiết hơn và làm thế nào để nhà nước liêm khiết.

1.2.3.1. Ngăn ngừa, loại bỏ tật, bệnh trong Đảng và Nhà nước

Xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân không bao giờ tách rời với việc làm cho nhà nước luôn trong sạch vững mạnh. Nhưng làm sao để có một nhà nước luôn trong sạch vững mạnh thì trước tiên phải có một nhà nước thực sự liêm khiết. Để có nhà nước liêm khiết, theo Hồ Chí Minh bất kỳ ai cũng phải liêm khiết, điều đó có nghĩa rằng bất kỳ ai cũng có thể và cần phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí để nhà nước trở nên liêm khiết. Trong bài:

“Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, khi trả lời câu hỏi “Ai phải tiết kiệm”, Người viết, “Tất cả mọi người đều phải tiết kiệm. Trước nhất là các cơ quan, các bộ đội, các xí nghiệp”[34, tr.353].

Với vai trò của Đảng là lực lượng lãnh đạo hệ thống chính trị, trước hết người đứng đầu mỗi cấp ủy, chính quyền phải nghiêm túc thực hành liêm, chính. Hồ Chí Minh từng chỉ ra một định nghĩa hết sức độc đáo về chính trị: “Tóm lại chính trị là: 1. Đoàn kết. 2. Thanh khiết từ to đến nhỏ”[32, tr.75]. Người còn định nghĩa về Đảng: Đảng ta là đạo đức, là văn minh. Vì thế, muốn có Chính phủ liêm chính thì Đảng phải giữ vững đức liêm, chính. Đặc biệt, những người đứng đầu tổ chức đảng phải là tấm gương thực hành liêm, chính. Ngược lại, nói sẽ không ai nghe, làm không ai theo, mọi lời nói, chỉ thị chỉ là sự hô hào sáo rỗng, thậm chí còn gây phản cảm.

Mỗi cán bộ Đảng, công chức, viên chức phải hiểu rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước, với dân. Nếu cán bộ giữ được đức liêm, chính thì họ không chỉ mang lại lợi ích cho dân, cho nước, cho Đảng mà chính họ cũng có lợi ích lâu bền. Ngược lại, nếu không giữ đức liêm, khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Ai đó muốn có danh với đời thì phải thực hành lẽ sống vì dân chứ không vì mình. Đạo đức, tài năng, mức độ cống hiến chứ không phải địa vị, tiền bạc mang lại tiếng thơm cho con người. Công tác tuyên truyền, giáo dục của Đảng và Nhà nước phải làm cho cán bộ, công chức thấm thía điều đó.

Không những chỉ có Đảng mà Chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết. Đảng lãnh đạo và những cán bộ, đảng viên của Đảng phải là hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại. Vì vậy, chúng ta phải quán triệt trong thực tế tư tưởng và cách làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc Người đã dặn lại: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm,

liêm, chính, chí công, vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”[41, tr.611,612].

Để khẳng định vai trò tiên phong của Chính phủ trong công cuộc xây dựng Nhà nước liêm khiết, Hồ Chí Minh đã chỉ ra:

Đối với dân, chính phủ phải thi hành một nền chính trị liêm khiết như cải thiện đời sống của nhân dân, cứu tế thất nghiệp, sửa đổi chế độ xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá, v.v.. Có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh chính phủ, mới vì quyền lợi thiết thân của mình mà hy sinh sống chết giết giặc. Có như thế thì dù tình thế nguy khốn đến bực nào, dân chúng không sợ hãi gì hết mà cố sức quyết chiến, quyết thắng[31, tr.258, 259].

Bởi nếu Chính phủ thực sự trong sạch, vững mạnh sẽ củng cố được niềm tin vững chắc của nhân dân vào Nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nói riêng, tạo ra động lực để toàn Đảng, toàn dân vượt qua mọi khó khăn, thách thức xây dựng đất nước phát triển giàu mạnh.

Trong bài viết “Chính phủ là công bộc của dân” đăng trên Báo Cứu quốc, số 46, ngày 19-9-1945, Người viết: “Ủy ban nhân dân thận trọng hết sức trong chỗ chi dùng công quỹ, không dám tuỳ ý tiêu tiền vào những việc xa phí như ăn uống”[31, tr.22]. Vì “Có tiết kiệm, không hoang phí thì mới giữ được liêm khiết, trong sạch”[32, tr.241]. Hồ Chí Minh coi Chính phủ như người anh cả trong một gia đình có nhiệm vụ dẫn dắt, giúp đỡ và cùng với nhân dân thực hành liêm khiết. Vì vậy, nếu không thực hành tiết kiệm và liêm khiết chắc chắn Chính phủ và các cơ quan địa phương không thể tồn tại được lâu và công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước cũng không thể thành công.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dạy cán bộ, đảng viên là phải luôn luôn gương mẫu: “Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”. Trước hết, Chính phủ là cơ quan chính quyền, phải đề cao lòng thanh

liêm, Người nhấn mạnh: “Chính phủ của nhân dân bao giờ cũng đặt quyền lợi dân lên hết thảy”[31, tr.22].

Hồ Chí Minh còn căn dặn cán bộ muốn được lòng dân thì không được cậy quyền cậy thế, không được sống “xa phí”. Người phê phán:

Người ta còn bĩu môi nói đến bà “phủ trưởng” nọ bận quần áo chẽn, cắt tóc ngắn, cưỡi ngựa đi rong khắp chỗ mà chẳng có việc gì, người ta còn thì thào chỉ chỏ ông tỉnh trưởng kia vác ô tô đưa bà “tỉnh trưởng” đi chơi mát mỗi buổi chiều. Từ chỗ ngông nghênh xa phí đó rất dễ đi đến ỷ thế cậy quyền, làm nhiều điều quá tệ[31, tr.51].

Và cũng chính vì điều này mà nhân dân Việt Nam có lòng căm thù giặc ngoại xâm, có tinh thần quyết chiến quyết thắng để giành lại độc lập dân tộc. Phê phán những lỗi lầm của lối sống xa hoa, lãng phí trong cán bộ của bộ máy chính quyền ngày đầu cách mạng do những tàn dư của chế độ cũ còn rơi rớt lại, Người viết: “Ăn muốn cho ngon, mặc muốn cho đẹp, càng ngày càng xa xỉ, càng ngày càng lãng mạn, thử hỏi tiền bạc ấy ở đâu ra?. Thậm chí của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức. Ông ủy viên đi xe hơi, rồi bà ủy viên, cho đến các cô các cậu ủy viên cũng dùng xe hơi của ông. Thử hỏi những hao phí đó do ai chịu”[31, tr.65].

Cán bộ là những người tiên phong, làm gương cho toàn dân học hỏi, cán bộ mà không thanh liêm sẽ không thể có người dân thanh liêm. Vậy nên Người đã nghiêm khắc chỉ ra những thiếu xót, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, vừa là để kiểm điểm đồng thời cũng dăn dạy những cán bộ khác lấy đó mà học tập để trở lên liêm khiết hơn.

Cán bộ không chỉ hiểu đơn thuần là những cán bộ hành chính các cấp, mà cả các chiến sĩ công an, quân đội nhân dân cũng cần thiết phải thực hành liêm khiết. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ và chiến sĩ phải nhã nhặn với nhân dân, gần gũi và giúp đỡ nhân dân, thi hành chính sách của Chính phủ và

giữ vững nề nếp liêm khiết, giản dị”[35, tr.533]. Hay: “Tướng sĩ trước mặt trận, đồng bào ở hậu phương, ai nấy đều phải đoàn kết chặt chẽ, cố gắng làm đúng bốn chữ Cần, Kiệm, Liêm, Chính, thì cuộc trường kỳ kháng chiến của ta nhất định vững vàng”[32, tr.222]. Vì họ là những người hàng ngày làm việc trực tiếp với nhân dân, tiếp xúc nhiều và luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, nên hơn hết cần phải liêm khiết.

Trong “Sửa đổi lối làm việc” Hồ Chí Minh có nêu rõ lãnh đạo phải như thế nào, Người viết:

Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng, mà lại phải học hỏi quần chúng. Câu đó nghĩa là gì? Nghĩa là: người lãnh đạo không nên kiêu ngạo, mà nên thấu hiểu. Sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình cũng chưa đủ cho sự lãnh đạo đúng đắn. Vì vậy, ngoài kinh nghiệm của mình, người lãnh đạo còn phải dùng kinh nghiệm của đảng viên, của dân chúng để cho thêm kinh nghiệm của mình. Nghĩa là một giây, một phút cũng không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng. Nghĩa là phải lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng”[38, tr.285]. Người lãnh đạo nói riêng và cán bộ nhà nước nói chung không chỉ phải hành động tiên phong để làm gương cho toàn dân mà cần phải học tập dân. Học dân không phải học mọi thứ mà cần học những điều tốt, cần lắng nghe ý kiến của người dân. Cho nhân dân có cơ hội phát huy quyền làm chủ đất nước của mình. Như vậy mới là một nhà nước liêm khiết. Cũng bởi: “Liêm - Những người ở các công sở, từ làng cho đến Chính phủ trung ương, đều dễ tìm dịp phát tài, hoặc xoay tiền của Chính phủ, hoặc khoét đục nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt, thì mất hết cả danh giá, mà của phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vì vậy, những người trong công sở phải lấy chữ Liêm làm đầu”[32, tr.123].

Xây dựng nhà nước liêm khiết là một công việc lâu dài, và có nhiều khó khăn đi đôi với việc phòng chống các tệ nạn nói trên cần phải siết chặt cơ chế,

pháp luật, thường xuyên tăng cường giáo dục đạo đức, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ quan chức, công chức. Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Một trong những nội dung cơ bản của đạo đức cách mạng là: “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.

1.2.3.2. Kết hợp giữa pháp luật với giáo dục đạo đức cho cán bộ và nhân dân

Nước ta với điểm xuất phát là nền kinh tế nông nghiệp, người dân từ xưa đã quen sống với những tập tục hơn là theo pháp luật, ngoài ra nước ta lại bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà trước đó trải qua một thời gian chiến tranh kéo dài…muốn xây dựng một nhà nước liêm khiết thành công ngay là vô cùng khó khăn. Vì vậy để xây dựng nhà nước liêm khiết cần nhấn mạnh vai trò của pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật cho nhân dân, đồng thời kết hợp với vấn đề giáo dục đạo đức. Đạo đức và pháp luật đều là hai hình thái ý thức xã hội thuộc hai lĩnh vực khác nhau nhưng lại kết hợp và bổ sung cho nhau trong thực tế quản lý đất nước; những nhà chính trị sáng suốt thường không bao giờ tuyệt đối hóa địa vị độc tôn của một yếu tố riêng lẻ nào.

Trong suốt triều dài lịch sử, các triều đại phong kiến, các vị vua chúa hiền tài, sáng suốt ở phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam) - những người được coi là thành công trong sự nghiệp trị nước đều biết kết hợp giữa giáo dục đạo đức với tăng cường pháp luật.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thâu thái được những kinh nghiệm lịch sử quý báu trong văn hóa trị nước của nhân loại và đã vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo. Trong suốt 24 năm ở cương vị đứng đầu Nhà nước, Người là mẫu mực của sự kết hợp đạo đức và pháp luật, luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai trò, sức mạnh của pháp luật.

Trước hết, nền chính trị do Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng là một nền chính trị đề cao pháp luật. Ngày 27-11-1945, Chủ tịch

Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ sẽ bị phạt từ 5 đến 20 năm khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. Ngày 26-1-1946, Người ký “quốc lệnh” khép tội tham ô, trộm cắp của công vào tội tử hình. Như vậy cho thấy ngay từ những ngày đầu tiên thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng tới việc xây dựng một nền pháp trị mạnh mẽ, với những hình phạt thích đáng cho những kẻ bất liêm, làm đất nước suy thoái.

Năm 1945, khi chính quyền nhân dân được thành lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân hãy tham gia giám sát công việc của Chính phủ. Người viết: “Từ khi thành lập Chính phủ, trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm. Có người làm quan cách mạng, chợ đỏ, chợ đen, khinh dân nhưng vinh thân, phì gia…Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát công việc của Chính phủ”[32, tr.61].

Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa I (11-1946) có đại biểu quốc hội đã chất vấn Chính phủ về vụ Chu Bá Phượng, lúc đó là Bộ trưởng Bộ kinh tế trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến, là đại biểu của Việt Nam Quốc dân Đảng, được bổ sung, tham gia phái đoàn Chính phủ ta đi dự Hội nghị Phongtennoblo. Trong chuyến đi đó ông mang theo vàng để buôn lậu, bị các nhà chức trách Pháp bắt được; báo chí Pháp lợi dụng rêu rao hòng làm mất ảnh hưởng của đoàn Đại biểu Chính phủ ta. Đây là vụ bê bối đầu tiên của một nhân viên cấp Bộ trưởng được công khai đưa ra trước Quốc hội.

Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ trả lời thẳng thắn: “Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm. Nhưng trong Chính phủ, từ Hồ Chí Minh đến những người làm việc ở ủy ban làng, đông lắm, phức tạp lắm. Dù sao, Chính phủ hết sức làm gương, và nếu làm gương không xong sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho hết”[20, tr.98]. Mong muốn xây dựng một Chính phủ liêm khiết bắt nguồn từ thời đại Hồ Chí Minh trải dài hơn 70 năm lịch sử cho đến nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại tái khẳng định điều này.

Trong việc thi hành pháp luật, cái khó nhất là phải bảo đảm được tính vô tư, khách quan, công bằng, bình đẳng đối với mọi công dân trước pháp luật. Chúng ta làm cách mạng là để chống lại tình trạng bất bình đẳng xã hội. Vì thế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi pháp luật của ta phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì.

Đi đôi với pháp trị là nền chính trị đạo đức, ngay từ rất sớm Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh người đã đưa ra 23 điểm thuộc “tư cách người cách mệnh” trong đó chủ yếu các tiêu chuẩn về đạo đức, thể hiện trong 3 mối quan hệ: với mình, với người, với công việc.

Người viết: “Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”[29, tr.284] đây là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.

Với mỗi người, Hồ Chí Minh ví đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan điểm của chủ tịch hồ chí minh về xây dựng nhà nước liêm khiết ở việt nam (Trang 33 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)