Những sáng tạo về mặt từ vựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam (Trang 75 - 82)

3 .2.1 Quan niệm về không gian nghệ thuật

4.1.2 Những sáng tạo về mặt từ vựng.

Từ ngữ có ý nghĩa thẩm mĩ cao khi chúng đ-ợc tổ chức, kết hợp một cách sáng tạo thể hiện một nội dung đã xác định. Thạch Lam hay tạo nên những kết hợp từ có khả năng khơi gợi cảm xúc, liên t-ởng.

Qua những cách đặt tên cho những truyện ngắn của mình cũng là một sáng tạo mang tính thẩm mỹ nh-: Trong bóng tối buổi chiều, Gió lạnh đầu mùa, Hai lần chết, Nắng trong v-ờn, Bóng ng-ời x-a, Tình x-a…đều có khả năng gợi đ-ợc những ấn t-ợng về không khí chung của truyện. Tên đầu đề có giá trị nh- một nốt nhạc dạo đầu đ-a ng-ời đọc đến với những giai điệu trầm lắng mơ hồ của tác phẩm.

Trong ngôn ngữ văn ch-ơng của Thạch Lam còn có nhiều kết hợp gợi lên nhiều sự liên tưởng thay thế. Ví dụ ‚Căn nhà với thửa v-ờn này đối với chàng nh- một nơi mát mẻ và hiền lành…”(D-ới bóng hoàng lan). Việc kết hợp giữa tính từ chỉ cảm giác và tính từ chỉ phẩm chất, làm cho tổ hợp từ có thêm một nét nghĩa mới rất ấn t-ợng. Đó là ấn t-ợng về không gian, về ngôi nhà rất bình yên, chan chứa tình yêu thương. Kể về cô hàng xén nhà văn viết : ‚Chiếc đòn gánh càng cong xuống và rền rỉ” (Cô hàng xén). Trong câu văn có sự sáng tạo kết hợp giữa từ t-ợng hình và t-ợng thanh tạo nên một ẩn dụ về nỗi vất vả chồng chất lên đôi vai ng-ời phụ nữ đi lấy chồng, vừa lo việc nhà chồng, vừa lo nuôi các em ăn học. Trong Tối ba m-ơi, nhà văn diễn tả cảm giác tủi nhục bơ vơ của hai cô gái bán hoa bằng việc kết hợp những tính từ chỉ nội tâm và tính từ chỉ ngoại cảnh quen thuộc. ‚Vẻ lạnh lẽo của căn phòng bao bọc lấy Liên, khiến cái vui mong manh sắp tắt”,

“Liên nghĩ đến sự trơ trọi của đời mình”, “những thất vọng chán chường’, “Mưa bụi vẫn bay tơi tả…trên hè phố ướt át và nhớp nháp bùn”. Nh-ng khi đọc kĩ những từ ngữ quen thuộc đó lại mang một lớp nghĩa mới. Chúng không chỉ diễn tả tâm trạng mà còn tạo ấn t-ợng về số phân nhân vật. Đó là thân phận lạc loài, tả tơi, trơ trọi giữa cuộc đời. Những từ ngữ gợi cảm đó cứa sâu vào lòng ng-ời nỗi khắc khoải, trăn trở về số phận trớ trêu của những con ng-ời d-ới đáy xã hội.

Trong những truyện ngắn của mình, Thạch Lam cũng hay sử dụng những ẩn dụ khá tài hoa. Chúng có thể gọi tên đ-ợc những trạng thái cảm xúc mơ hồ mà nếu chỉ dùng tính từ, động từ chỉ trạng thái đơn thuần không thể diễn tả nổi. Ví dụ chỉ cần một ẩn dụ từ vựng trong câu: ‚Có cái gì dịu ngọt dăng tơ đâu đây khiến chàng vướng phải” (D-ới bóng hoàng lan) đã diễn tả rất tinh tế trạng thái cảm xúc mong manh nh- h-ơng hoa trong tâm hồn trai trẻ của Thanh vừa chớm nở cảm xúc yêu thương. Con có nhiều ẩn dụ trở thành những biểu tượng có giá trị như: ‚những vật tốt đẹp bày trong tủ kính các cửa hàng‛ (Một cuộc đời); ‚ngọn đèn con của chị Tý và bóng tối‛ (Hai đứa trẻ); cái chết lần thứ hai của Dung(Hai lần chết); “sợi tóc chia địa giới‛ giữa hiền lương và tội lỗi (Sợi tóc)

Nhà văn cũng hay dùng những so sánh vốn là quen thuộc như ‚cằn cỗi héo hắt lại nh- một cái cây khô” (Đứa con), “đau đớn uất ức như đứt từng khúc ruột(Một đời ng-ời) .. Thạch Lam có những lối so sánh khá lạ, mang ý nghĩa hoàn toàn mới mẻ. Ví dụ nh- để diễn tả những cảm giác êm đềm hạnh phúc của ng-ời cho khi nhận ra những tình cảm mới mẻ của, ngọt ngào mà đứa con mới đẻ mang lại, nhà văn sử dụng một cách so sánh rất mới: “lòng rung động khẽ như cánh bướm non

(Đứa con đầu lòng). Trong truyện ngắn ‚Cô hàng xén‛, cuộc đời thầm lặng, vất vả của Tâm đuợc nhà văn ví bằng những hình ảnh mộc mạc: ‚Cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ cho đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia nh- tấm vải thô sơ‛. Cảm giác về một cuộc đời nh- tấm vải thô sơ đ-ợc rệt nên từ những lo toan khó nhọc đó làm cho câu chuyện không khép lại ở đó mà tiếp tục gieo vào lòng

ng-ời những nỗi ám ảnh. Diễn tả cảm giác cô đơn giữa thành phố xa lạ của nhà văn trẻ tác giả dùng so sánh ‚ Tâm hồn Thành trơ trọi nh- một cánh đồng thấp mà lúa đã gặt rồi‛ (Trong bóng tối buổi chiều). Hình ảnh so sánh tự cho thấy vẻ chân chất của chàng trai tuy ôm mộng lập nghiệp thành danh nơi thành phố, nh-ng chất thôn quê đã thấm vào tận đáy tâm hồn. Anh chỉ có thể tìm thấy sự bình yên nơi quê nhà của mình.

Đọc những truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ng-ời đọc thú vị với những ví von độc đáo chứng đựng sự liên tưởng bất ngờ thú vị: ‚Quan ngắm một lúc, hai con mắt sáng quắc nh- hai ngọn đèn giời( Thật là phúc). Có so sánh để “đá móc‛ một sự vật, một hiện tượng khác: ‚Mĩ thuật nhất là cái ngực đầy nh- cái ví của nhà t- sản, chứ không phải cái óc của ông Nghị ngay cả tr-ớc ngày họp hội đồng” (Samandji). Có so sánh bất ngờ thú vị ‚Xe thứ bẩy thì một cô xấu nh-ng tân thời, mặt phấn, má hồng, môi đỏ, rẽ lệch, chiếc áo căng l-ờn, trông anh ách nh- một bài thơ thất luật‛. Nhìn chung những so sánh này đều dùng cái cụ thể này làm chuẩn so với một cái cụ thể khác. Đọc văn Hồ DZếnh ng-ời đọc nhớ những so sánh mà tâm trạng buồn th-ơng đ-ợc dùng làm chuẩn để so với vật vô tri vô giác. Tiếng xay lúa ồ ồ “như những nhịp đời thương nhớ âm vọng trong thời khắc và lòng ng-ời:‛ (Ng-ời chị dâu tôi). Mấy điểm đèn hạt dầu run trên sông ‚nh- những con mắt buồn từ kiếp tr-ớc‛ (Ngày gặp gỡ). Thạch Lam lại -a dùng chuẩn so sánh là cảm giác để so sánh với một cảm giác khác, tức là dùng loại cảm giác này so sánh với loại cảm giác kia. Các thứ hàng ‚sạch sẽ và ngăn nắp nh- công việc, nh- ý nghĩ của cô hàng xén”. Dáng đi của chị Sen “chậm chạp và khó nhọc như đang còn gánh n-ớc nặng ở trên vai‛ (Đứa con). Tâm hồn ‚nhẹ nhõm và t-ơi mát nh- vừa tắm ở suối” (D-ới bóng hoang lan)…

Phong cách ngôn ngữ của nhà văn tr-ớc hết biểu hiện ở cách khai thác sử dụng vốn từ. Văn Nam Cao xuất hiện nhiều những từ ngữ chỉ sự quá mức nh-: lại còn, rất, suốt đời, suốt ngày,lắm lúc, càng, càng ngày, toàn những…thể hiện cái

nhìn hiện thực buồn thảm, cùng cực nỗi đau trong tâm hồn ông. Nguyễn Công Hoan lại thành công với vốn từ vựng mang đậm phong cách khẩu ngữ tự nhiên với tiếng nhại, tiếng mỉa, tiếng pha trò. Thạch Lam tạo dấu ấn về lớp ngôn ngữ nhuần nhị, tinh tế, giàu sức biểu cảm. Đọc văn Thạch Lam ta không bắt gặp những kiểu sáng tạo mới độc đáo, những lối dùng từ bất ngờ, khó theo dõi. Qua những ngữ liệu đã dẫn d-ới đây có thể nói Thạch Lam đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, biết phát huy hết khả năng gợi cảm của từ loại Tiếng Việt, biết sắp xếp ngôn ngữ để tự nó hắt sáng lên những ấn t-ợng cảm giác tinh vi. Sự thành công đó giúp ng-ời đọc hình dung đ-ợc cuộc sống không chỉ ở cái bề mặt mà cả ở chiều sâu, không chỉ ở cái nhìn thấy đ-ợc mà cả cái khó nhìn thấy. Đó cũng là yếu tố để ngôn ngữ truyện ngắn của Thạch Lam không bị ng-ời đọc lãng quên nh- một số trang văn của Tự lực văn đoàn.

Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn của nhân vật, là ‚lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động, cảm xúc, suy nghĩ của con ng-ời trong dòng chảy trực tiếp của nó‛ [4, tr 106]. Đọc thoại nội tâm là thủ pháp nghệ thuật độc đáo để nắm bắt con ng-ời bên trong.

Nhân vật của Thạch Lam ít hành động, thiên về đời sống nội tâm, giàu cảm xúc, cảm giác do đó ông đã sử dụng hình thức độc thoại nội tâm để bộc lộ một cách sâu kín những cảm xúc, những ý nghĩ của nhân vật. Qua khảo sát các truyện ngắn của Thạch Lam cho thấy có 15/23 truyện ngắn của Thạch Lam có độc thoại nội tâm. Dùng độc thoại nội tâm nhà văn tạo cho ng-ời đọc cơ hội nhập vào dòng suy nghĩ của nhân vật. Độc thoại nội tâm chủ yếu đ-ợc cấu tạo theo cách dùng lời tự nhiên mô phỏng ý thức của con ng-ời. Qua đó ta thấy nhân vật của Thạch Lam tự đối diện với chính mình, tự lặn sâu vào tầng ngầm vô thức của mình. Nhiều truyện của ông hầu nh- vắng bóng ngôn ngữ đối thoại, có truyện từ đầu đến cuối chỉ là những dòng độc thoại nội tâm day dứt nh- Cuốn sách bỏ quên, Ng-ời đầm.

Truyện ngắn của Thạch Lam chúng ta thấy độc thoại nội tâm đ-ợc tổ chức d-ới dạng lời nói nửa trực tiếp và một vài tr-ờng hợp tổ chức d-ới dạng lời nói trực tiếp.

Thạch Lam th-ờng tổ chức ngôn ngữ độc thoại nội tâm hòa cùng với lời của tác giả hay lời ng-ời kể chuyện tạo thành lời nói nửa trực tiếp. Lời nói bề ngoài thuộc về tác giả nh-ng nội dung lại thuộc về nhân vật. Nhà văn có thói quen nhập vai nhân vật, từ điểm nhìn của nhân vật để phân tích, miêu tả tâm lí. Do đó dùng độc thoại nội tâm dạng nửa trực tiếp có khả năng tự diễn tả đ-ợc chiều sâu tâm trạng nhân vật. Ví dụ đây là bao nỗi đau đớn tức t-ởi của Sinh khi biết vợ bán thân : ‚Tại sao Mai tr-ớc kia đã từng bao phen khổ sở cùng chàng, đến bây giờ lại đem thân bán đi để lấy một vài đồng bạc; tại sao Mai lại làm sự khốn nạn ấy nh- bây giờ…‛ (Đói). Còn đây là tâm trạng ân hận ăn năn của Thanh sau khi từ chối ánh mắt van xin cầu khẩn của người phu xe ‚Tôi rùng mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt ! Anh ta sẽ phải trả cái xe để nộp phạt; những ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh ta trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ, đánh đập vì thù hằn” (Một cơn giận).

Độc thoại nội tâm dạng lời nửa trực tiếp cho phép nhà văn miêu tả dòng suy nghĩ, ý thức của nhân vật một cách tự nhiên giống nh- những gì nó đang hình thành. Tác giả hòa đồng cùng nhân vật, sống cùng nhân vật, nói bằng tiếng nói của nhân vật. Độc thoại nội tâm dạng nửa trực tiếp có thể biểu đạt một cảm xúc, một ý định hoặc diễn tả cả một quá trình đấu tranh nội tâm (Sợi tóc, Một đời ng-ời, hai lần chết, Đứa con đầu lòng, Trở về…) Dùng độc thoại nội tâm dạng lời nửa trực tiếp là điểm gặp gỡ giữa Thạch Lam và Nam Cao. Tuy nhiên trình độ nghệ thuật của ông ch-a v-ơn tới tầm cao để độc thoại nội tâm gắn với kiểu nhân vật t- t-ởng, vốn là yếu tố quan trọng tạo nên đặc sắc của một phong cách truyện ngắn, và tạo sức hấp dẫn nh- Nam Cao. Đôi chỗ nhà văn thiên về kể tâm trạng nhiều hơn là để cho nhân vật tự bộc lộ bằng tiếng nói bên trong của mình. Việc sử dụng độc thoại

nội tâm để miêu tả nội tâm nhân vật là một đóng góp đáng kể của Thạch Lam trên con đ-ờng hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam ở chặng đầu.

Việc sử dụng ngôn ngữ đối thoại trong tác phẩm truyện ngắn của Thạch Lam có những đặc điểm sau. Ngôn ngữ đối thoại trong truỵên ngắn Thạch Lam không nhiều, ít có giá trị độc lập và thiên về bộc lộ nội dung cảm xúc.

Trong ngôn ngữ truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan lời đối thoại chiếm một tỉ lệ rất cao. Ông rất tài dựng các đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Lời đối thoại có tính hành động cao, ngôn ngữ đối thoại gần với ngôn ngữ kịch. ở các truyện nh-:

Tinh thần thể dục, Oằn tà roằn, Ngựa người và người ngựa, Thanh dạ…’ Nếu

l-ợc bỏ lời trần thuật đi ghép các l-ợt lời trao đáp giữa các nhân vật, ng-ời ta vẫn có một câu chuyện đang vận động và phát triển.

Nam Cao cũng có một số truyện có lời thoại giàu tính hành động, tính sự kiện. Ví dụ nh- cuộc thoại giữa Hàn và Tơ trong Một chuyện xú vơ nia cuộc đối thọai giữa bốn nhân vật trong Nhỏ nhen ….

Ngôn ngữ của Thạch Lam khá vắng bóng và ít có giá trị độc lập so với lời trần thuật. Thông th-ờng để có lời thoại, nhà văn tổ chức tr-ớc khá nhiều lời trần thuật để tạo hoàn cảnh cho tiếng nói của nhân vật cất lên. Ví dụ trong Nhà mẹ Lê sau gần ba trang kể về hoàn cảnh nghèo khó, đàn con đông đúc cả thảy 11 đứa, nhà văn mới cho lời đối thoại đầu tiên xuất hiện:

Bác Đối, kéo xe, ng-ời vui tính nhất xóm, không lần nào đi qua nhà bác Lê mà không bảo:

- Bác phải nhớ thỉnh thoảng đếm lại các con không quên mất.

Bác Lê bao giờ cũng trả lời một câu: - Mất bớt đi cho nó đỡ tội !

Nh-ng mọi ng-ời đều biết bác quý con lắm.

Lời đối thoại ngắn đ-ợc nhân vật dùng theo cách nói ng-ợc, nói vui. Nếu tách bỏ lời dẫn tr-ớc và sau lời đối thoại trên thì chúng không đủ sức diễn tả tình th-ơng con của bác Lê, thậm chí có thể hiểu sai ý nhân vật.

Trong Hai lần chết , với ngót ba trang kể về những ngày thơ ấu của Dung chỉ có hai lần xuất hiện tiếng nói của nhân vật – tiếng nói của ng-ời mẹ

- Con này sau đến hỏng mất thôi !

- May cho con nặc nô ấy làm gì. Để nó làm rách ra à.

Lời của ng-ời mẹ nói lên bao nỗi thua thiệt của Dung từ tấm bé. Nó chứng minh, phụ họa thêm cho những thiệt thòi của Dung mà ng-ời dẫn đang kể. Nếu tách ỏ hai lời thoại đó thì nội dung tự sự không thay đổi có chăng chỉ giảm đi sức lay động lòng ng-ời tr-ớc những bất hạnh của nhân vật.

Nhân vật của Thạch Lam ít đối thoại. Ngay cả khi đối thoại, lời thoại cũng rất ngắn và cũng chỉ có vài l-ợt lời. Trong một vài tr-ờng hợp, lời đối thoại nếu chuyển thành lời nói gián tiếp, hòa vào tác giả thì cũng không ph-ơng hại gì. Ví dụ lời than của mẹ Lê trước khi chết: ‚Trời ơi! Sao tôi khổ thế này” (Nhà mẹ Lê) hay lời cô đỡ mời Tâm vào thăm con ‚ Mời ông vào xong cả rồi” (Đứa con đầu lòng)

Ngôn ngữ đối thoại có chức năng đ-a đẩy câu chuyện phát triển và giúp bộc lộ nội tâm nhân vật. Nh-ng lời đối thoại của truỵên ngắn Thạch Lam thiên về bộc lộ nội tâm, cảm xúc nhân vật. Qua ngôn ngữ đối thoại Thạch Lam cho chúng ta cơ hội đầy đủ để nhận ra từng nhân vật nh-: giọng ân cần mừng rỡ của ng-ời mẹ già khi thấy đứa con xa trở về nhà, giọng trống không vô cảm của đứa con đối với mẹ (Ngày về); giọng nhẫn nhịn cam phận không oán trách của mẹ Lê khi bị nhà giàu xua chó ra cắn (Nhà mẹ Lê); giọng chán ch-ờng cùng cực của những cô gái trong (Tối ba m-ơi); giọng chùng chình, dùng dằng vì mải suy tính của nhân vật Thành

(Sợi tóc)…

Văn là ng-ời- nó giống nh- con ng-ời lịch thiệp nho nhã tài hoa Thạch Lam,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam (Trang 75 - 82)