Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam (Trang 48 - 56)

2. 1 Kiểu nhân vật ng-ời trí thức tiểu t sản.

3.1.2 Thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Thạch Lam

Trong những năm cuối cùng của đời ông, với bệnh lao ngày càng nặng, có lẽ ông chỉ còn ham thích ngắm nhìn cuộc đời mình cùng sự sống xung quanh mình”

[53. tr 69 ] . Mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo, Thạch Lam ý thức đ-ợc cái chết đang đến với mình, ông cảm thấy yêu cuộc sống và quý thời gian vô cùng. Từng ngày trôi đi là mất đi số ngày hữu hạn trong cái quỹ thời gian “Ba vạn sáu ngàn ngày” của đời ng-ời, còn thời gian khách quan thì tồn tại vĩnh viễn nh- trời đất. Nh- vậy thì cuộc đời của con ng-ời sống trên trần gian sẽ càng trở nên quý giá. Để có thêm nhiều thời gian, đề bù lại thời gian đã mất, Thạch Lam đã có những cuộc hành h-ơng tìm về dĩ vãng, với những kỷ niệm ấu thơ. Có thể thấy rõ khuynh hướng ‚hồi t-ởng quá khứ‛ trong các sáng tác của ông. Nhà văn Thế Uyên đã nhận xét ‚Chất liệu văn ch-ơng Thạch Lam chỉ gồm cuộc sống dĩ vãng và sự rung động tâm hồn tác giả”. Chính vì vậy mà thế giới nghệ thuật của Thạch Lam đ-ợc bao trùm bởi thời gian quá khứ.

Cùng thời với Thạch Lam có cả một thế hệ các nhà văn nhìn lại quá khứ với những nỗi niềm tiếc nuối khôn nguôi: Nguyễn Tuân, Hồ Zếnh, Thanh Tịnh, L-u Trọng Lư…Nhưng có điều Hồ Zếnh, L-u Trọng L-, Thanh Tịnh là những ‚đứa trẻ” đi tìm cái đẹp đã mất của thế giới không còn nữa. Còn Nguyễn Tuân tìm về quá khứ tiếc nuối của một thời vang bóng đã qua, nh-ng những cái đi qua chỉ có ý nghĩa với Nguyễn Tuân khi nó thỏa mãn cái ‚tôi‛ lập dị của mình. Thạch Lam lại khác, ông trở về quá khứ bằng cái nhìn âm thầm lặng lẽ thâm trầm, kín đáo nh- con ng-ời ông vậy.

Thời niên thiếu, Thạch Lam sống ở phố huyện Cẩm Giàng(Hải D-ơng). Tuổi thơ của nhà văn gắn liền với cảnh vật thiên nhiên và con ng-ời nơi phố huyện nhỏ. Con ng-ời ai cũng có những kỉ niệm tuổi thơ, những kỉ niệm tuổi thơ ấy nó nguyên sơ, ám ảnh chúng ta. Với nhà văn Thạch Lam, một tâm hồn nhạy cảm thì những kỉ niệm tuổi thơ đã trở thành máu thịt, hóa vào tâm hồn ông với bao nỗi sâu lắng tha thiết. Vì vậy nó đã chi phối không ít những sáng tác của ông. Quá khứ trong truyện

ngắn của Thạch Lam mang đậm vẻ thân thuộc bình dị của quê h-ơng: từ những mùi bèo d-ới ao, mùi rạ ẩm -ớt, cảnh chợ chiều, chuyến tàu đêm nơi phố huyện, tới lũy tre làng…Tất cả những điều đó ông giữ gìn, trân trọng cất trong ‚miền nhớ ký ức‛ để rồi tất cả đi vào những trang viết của ông rất tự nhiên và giản dị, sâu lắng. Có thế nói hình ảnh quê h-ơng nông thôn của đồng bằng Bắc bộ in đậm dấu ấn trong những sáng tác của Thạch Lam. Nổi bật hơn cả là hình ảnh phố ga nhỏ, nghèo, vắng vẻ của Cẩm Giàng trong những năm đầu thế kỷ XX. Truyện ngắn Hai đứa trẻ đã in đậm dấu ấn của cái phố huyện nghèo, mà trung tâm của bức tranh đó là hình ảnh chuyến tàu đêm. ở truyện ngắn này, nhân vật chính chẳng ai xa lạ, mà chính là hóa thân của Thạch Lam và ng-ời chị gái. Hồi kí của bà Nguyễn Thị Thế khẳng định ‚Tôi không ngờ em Sáu có trí nhớ dai đến nh- thế, nh- truyện em tôi tả lại chị em thức đợi chuyến tàu đêm qua rồi mới đi ngủ. Năm đó mới có 9 tuổi, em tôi 8 tuổi mà mẹ đã giao cho hai chị em tôi coi hàng…‛

Trong truyện Nhà mẹ Lê – một truyện ngắn xuất sắc, cũng đ-ợc nhà văn Thạch Lam lấy chất liệu từ cuộc sống nghèo khổ xung quanh. Bà Nguyễn Thị Thế trong hồi kí có viết ‚xóm chợ gần nhà tôi toàn là những ng-ời làm ruộng quê ở Nam Hà, Phủ Lý vì lụt lội không đủ sống, nên đ-a nhau về đây. Đa số gia đình làm nghề đi kéo xe, làm m-ớn nh- bác Đối, đánh cá với tép nh- bác Lê và còn nổi tiếng nghèo vì quá đông con…‛

Với cuộc sống thì thời gian không ngừng trôi, hôm nay là hiện tại, ngày mai đã là quá khứ và nhà văn phải biết nắm bắt lấy những khoảnh khắc của thời gian một đi không trở lại đó. Nh-ng với nhà văn Thạch Lam thời gian không trôi theo dòng chảy của lịch sử mà trôi theo cảm giác của nhân vật. Chính vì vậy, mà thời gian trong một số truyện ngắn của ông th-ờng bị nhòe đi không còn thời gian cụ thể nữa mà là sự đột hiện của nhiều kỷ niệm, hoài t-ởng, ký ức và dĩ vãng…

Khi khảo sát một số truyện ngắn của ông và thống kê lại ta thấy số l-ợng những từ ‚nhớ lại”, “hồi tưởng ra”, “thoáng hiện”, “lờ mờ thấy‛…xuất hiện

th-ờng xuyên trong mỗi truyện, liền với suy t-ởng của nhân vật. Đấy chính là thời gian tâm t-ởng

Thời gian thông qua kí ức nhân vật, làm sống lại quá khứ tạo sự đối lập quá khứ với hiện tại.

Thời gian tâm t-ởng đ-ợc Thạch Lam sử dụng với tần số cao trong đa phần các truyện ngắn của mình nh-: Ng-ời bạn cũ, Một đời ng-ời, Đói, Ng-ời lính cũ, Nhà mẹ Lê, Hai đứa trẻ, Trong bóng tối, Tối ba m-ơi…ở đây th-ờng có sự đan xen giữa thời gian hiện tại và thời gian tâm t-ởng.

Truyện ngắn Ng-ời bạn cũ kể về một anh công chức tỉnh nhỏ, cuộc đời đầy đủ, ấm no… đến một hôm gặp lại một người đồng chí cũ, anh hồi t-ởng lại thời dĩ vãng xa xôi của mình: ‚kỷ niệm một thời thiếu niên hăng hái…”

Ng-ời lính cũ kể về một ng-ời sa cơ lỡ vận trong một đêm gió m-a, giá rét ở quán nhỏ giữa đồng, hồi t-ởng lại quá khứ êm đềm hạnh phúc đã qua khi mình còn đi lính ở Pháp, để rồi âm thầm xót xa luyến tiếc: “Kỷ niệm sung sướng ấy bây giờ đói với anh ta chua xót biết bao”

Nhà mẹ Lê bác Lê cho đến cuối đời, tr-ớc lúc chết trong cơn đói vật vã với vết đau thân xác do chó nhà giàu cắn ‚vẫn nhớ lại cả cuộc đời mình…‛

Anh chàng Diên trong Trong bóng tối buổi chiều tr-ớc nguy cơ sẽ phải mất ng-ời yêu, đã nhớ lại những ngày sung s-ớng khi còn ở quê nhà nhớ lại ‚những kỷ niệm của một tình yêu mộc mạc…‛hay cô bé Liên trong Haiđứa trẻ trong bóng tối mịt mùng của phố huyện nhỏ, nhớ lại Hà Nội, với những kỷ niệm ngọt ngào thời thơ ấu “Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo …”

Đặc biệt đáng chú ý hơn cả là truyện Đói kể về anh chàng Sinh trong cơn đói vật vã đã hồi tưởng lại quá khứ của mình: ‚Sinh thở dài chàng nhớ lại…‛ Thạch Lam đã sử dụng thời gian hiện thực và thời gian tâm t-ởng đan xen hòa nhập với nhau tạo nên kiểu thời gian đồng hiện . Mở đầu tác phẩm là thời gian hiện thực, Sinh bị cơn đói hành hạ, rồi nhìn căn phòng tồi tàn ẩm thấp, Sinh nhớ lại cái ngày

bị sa thải ở Sở chàng làm…Rồi tiếng guốc ở ngoài hè của vợ kéo chàng về thực tại, nh-ng rồi khi vợ về với vẻ mặt thất vọng thì quá khứ lạo sống dậy trong chàng ‚hồi ấy chàng còn là một ng-ời có việc làm, có lắm tiền…‛ Cứ vậy, thời gian của hiện tại và quá khứ đan xen khơi gợi làm nổi bật tâm lí của nhân vật. Kiểu thời gian đồng hiện không chỉ khơi sâu tâm lí nhân vật mà tạo nên sự đối lập rõ rệt giữa quá khứ- với những gì đẹp đẽ t-ơi sáng đã qua và hiện tại- những gì tồi tệ, tối tăm đang tới. Ngoài ra thời gian đồng hiện còn góp phần mở rộng không gian của truỵên tạo nên một thế giới nghệ thuật đa dạng, phong phú, giúp nhà văn tránh đ-ợc sự đơn điệu, buồn tẻ khi kể một câu chuyện theo trình tự tr-ớc sau của thời gian. Nh- vậy với cách kể chuyện theo kiểu thời gian đồng hiện là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

Trong truyện ngắn của Thạch Lam, nếu nh- thời gian của quá khứ luôn đ-ợc hồi t-ởng với những kỷ niệm ngọt ngào, ấm áp, t-ơi sáng thì thời gian hiện thực lại luôn đồng nghĩa với những khổ đau.

Thời gian hiện thực có mặt đa số trong các tác phẩm có tính tự truyện nh-: Cô Hàng xóm, Nhà mẹ Lê, Hai lần chết, hai đứa trẻ, Một đời người…

Trong thời gian hiện thực các nhân vật luôn bị cột chặt vào hoàn cảnh, vào cuộc m-u sinh tính toán của đời th-ờng. Chuỗi thời gian của các nhân vật chỉ là sự lặp lại đơn điệu, nhàm chán…Tất cả như hòa thành một màu xám xịt, và cuộc đời, số phận của các nhân vật quá đỗi bi đát, không lối thoát.

Trong truyện Cô hàng xén kể về nhân vật Tâm suốt đời lo toan tần tảo, hy sinh vì ng-ời khác ‚ngoài giang san nhà chồng phải gánh vác, Tâm lại lo sao kiếm đ-ợc đủ tiền để gửi cho các em ăn học‛. Thời gian đối với Tâm đồng nghĩa với những lo toan chồng chất “Đời nàng lại y như trước, chẳng khác gì những ngày khó nhọc và cố sức lại kế tiếp nhau…‛

Nhà mẹ Lê kể về cuộc đời nghèo khổ, cơ cực đến xót xa của gia đình nông dân một mẹ và m-ời một đứa con. Hàng ngày cả gia đình phải đối chọi với thiếu thốn, với cái đói. Miếng ăn của cả gia đình phụ thuộc vào sự may rủi:

những ngày may mắn có ng-ời m-ớn, bác Lê dậy sớm để tối về có bát gạo nuôi lũ con đói ở nhà. Những ngày không có ai m-ớn thì cả nhà phải nhịn đói. cuộc đời của gia đình bác Lê cứ nh- thế mà lặng lẽ qua, ngày no rồi lại ngày đói..” Thời gian trôi qua với cái điệp khúc đều đặn, đáng sợ, nó nh- đang bào mòn cuộc sống của gia đình bác cùng những gia đình trong cái phố huyện nghèo đó. Thời gian hiện tại ở đây chỉ giúp cho nhân vật có cảm giác mình đang tồn tại, chứ không đ-a ra một tia hi vọng nào cho nhân vật. Chính vì thế ng-ời mẹ khốn khổ trong cơn vật lộn với cuộc sống để cứu đói cho cả gia đình đã phải hứng chịu một kết cục bi thảm: là cái chết, để lại một đàn con không biết trông cậy vào ai. Thời gian hiện tại trong truyện ngắn Thạch Lam đồng nghĩa với cuộc sống bất hạnh của nhân vật. ở tác phẩm Hai đứa trẻ, thời gian hiện tại cũng là thời gian tẻ nhạt, đơn điệu đến nhàm chán. Cảnh phố huyện hôm nay cũng nh- hôm qua và lặp lại ở ngày mai: ‚một ngày như mọi ngày”.

Trong vòng quay khắc nghiệt của thời gian, con ng-ời phải sống mòn mỏi và luôn chờ đợi một điều gì đó.

Qua cuộc đời của Liên( Một cuộc đời) thời gian hiện thực là thời gian không lối thoát: ‚ngày nọ nối tiếp ngày kia Liên phải chịu cái đời khổ sở đau đớn mọi ngày”. Đó là cái khổ một đời ng-ời của Liên, của Dung (Hai lần chết) và biết bao ng-ời phụ nữ khác trong xã hội cũ.

Bên cạnh thời gian hiện thực mà Thạch Lam dùng để dẫn chuyện, trong các truyện đi sâu vào miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, d-ờng nh- thời gian bị nhòe đi theo dòng cảm giác. Thời gian đ-ợc ý thức nh- một đại l-ơng không xác định.

-‚Một buổi sáng mùng một tết, nàng không nhớ rõ là tết năm nào, nh-ng đã lâu lắm rồi thì phải‛ (Tối ba m-ơi)

-‚Nàng không nhớ rõ gì cả, ra đến sông lúc nào nàng cũng không biết” (Hai lần chết)

-‚Tâm nghĩ đến tr-ớc kia, hình như là đã lâu lắm …” (Cô hàng xén)

Sự lãng quên các yếu tố thời gian trong các tr-ờng hợp trên, nhằm kéo dài sự vô nghĩa, chán ch-ờng của những kiếp ng-ời. Họ sống mà nh- không phải sống, chỉ để tồn tại, không có ý thức.

Trong những tác phẩm truyện ngắn của Thạch Lam có nói đến thời gian t-ơng lai, nh-ng nó chỉ là một t-ơng lai mù mịt không chắc chắn, không rõ rệt.

ở truyện ngắn Nhà mẹ Lê nó là mốc một thời gian t-ơng lai nh-ng thời gian đó nó lại tối tăm mù mịt, bi thảm. Cái cảm giác lo sợ đè nén tâm can của những ng-ời hàng xóm, khi hàng ngày họ phải chứng kiến cảnh đàn con của Bác Lê mất mẹ đói lả ngồi ở vỉa hè.

Còn truyện Cô hàng xóm thời gian lại đ-ợc thể hiện qua tâm hồn của Tâm. Một lúc nào đó thảnh thơi Tâm ‚mơ màng nghĩ đến sự thành công của các em sau này: đỗ đạt rồi đi làm trên tỉnh giúp mẹ, nhà nàng lại mát mặt nh- x-a…‛. Mặc dù trong suy nghĩ của nhân vật nh- thế nh-ng chúng ta thấy thời gian t-ơng lai ở đây cũng mờ mịt, không chắc chắn.

Truyện d-ới bóng hoàng lan trong cái khung cảnh tĩnh lặng và đầy h-ơng thơm thì cảm giác thời gian nh- một sự ng-ng đọng. Cái ng-ng đọng đ-ợc bắt đầu từ khi nhân vật chính là Thanh từ trên tỉnh trở về thăm bà ‚phong cảnh vẫn y nguyên nh- ngày chàng đi xa. Gian nhà vẫn tĩnh mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ…‛. Cho đến lúc Thanh ra đi ‚chàng bé quá và lại đi xa…‛. Thời gian ng-ng đọng gây cảm giác xao động trong tâm hồn con ng-ời.

Thời gian ng-ng đọng, với Thạch Lam nh- là một sự tận h-ởng, muốn dừng lại thật lâu để nhìn cái đẹp trong sự bảo tồn, gìn giữ trân trọng mến yêu của nhà

văn. Theo Phong Lê “Đây là sự ng-ng đọng trong thế giới biến đổi. Nếu sự biến đổi là theo h-ớng lụi tàn, bi quan thì sự ng-ng đọng là níu giữ để bảo tồn những gì tốt đẹp, những gì là niềm tin và chỗ dựa cho con người” [53. tr.66 ]

Khác với tr-ờng hợp của Thanh, Tâm (Trở về), sự ng-ng đọng không thể níu chàng ở lại với quê h-ơng, quay về với cội nguồn của mình, song ít ra nó cũng khiến cho lòng chàng cảm thấy cảm động. Tâm cảm nhận ‚Cái nhà cũ vẫn nh- truớc không thay đổi…vẫn cái gian nhà mà chàng đã sống từ thuở nhỏ…”

Thời gian đ-ợc cảm nhận nh- một sự ng-ng đọng là một trong những thủ pháp hay đ-ợc dùng để đạt tới sự đúc kết thời gian. Làm cho thời gian ng-ng lại ở một khoảnh khắc nhất định, đã từ lâu được nhiều tác giả sử dụng gọi là ‚sùng bái khoảnh khắc”.

Theo tác giả Jean – Jacques Rousseau kể lại rằng: Ông đã sống ở Saint-Pierre những giờ phút hạnh phúc, trong thời đó thời gian không còn tồn tại và hiện tại dường như vĩnh viễn…

Trong truyện ngắn của Thạch Lam, thời gian nghệ thuật luôn đựơc xây dựng theo cách cảm nhận thời gian của con ng-ời. Do đó, thời gian có lúc trôi đi thật nhanh, nhưng có lúc dường như ngừng trôi, hoặc trôi thật chậm chạp: ‚Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê! (Tản Đà). Thời gian có lúc trôi thật nhanh. Đó là thời gian của bé Dung (Hai lần chết) ch-a phải đi lấy chồng, dẫu phải sống trong sự ghẻ lạnh của gia đình, nh-ng cô vẫn thấy đó là quãng thời gian cô đ-ợc an phận, vô tư, không tính toán… Vậy mà ‚thấm thoắt đã 14 tuổi‛… ở đây Thạch Lam đã biểu thị thời gian bằng hai chữ ‚thấm thoắt‛.

Thời gian có lúc trôi thật chậm: nhân vật Thành ( Sợi tóc) trong khoảnh khắc đấu tranh gay gắt với chính bản thân mình tr-ớc sự cám dỗ của đồng tiền: lấy hay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam (Trang 48 - 56)