Các loại quan hệ nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát tính mạch lạc trong thơ Vi Thùy Linh 60 22 01002 (Trang 36 - 38)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

a- Các loại quan hệ nguyên nhân

vào những cơ sở nhất định của nó. Mới quan hệ lệ thuộc theo kiểu quan hệ nguyên nhân - kết quả tạo thành một trong những cơ sở mạch lạc cho văn bản. Trong một văn bản, các sự kiện có quan hệ nguyên nhân với nhau, chẳng hạn nếu hai sự kiện E1 và E2 có quan hệ nguyên nhân với nhau thì sự kiện E1 xảy ra trƣớc E2, E1 là điều kiện cần cho sự xuất hiện của E2 và hoàn cảnh chung quanh đƣợc thừa nhận là đủ cho mối quan hệ giữa E1 và E2 có hiệu lực.

Đây là quan hệ có vai trị quan trọng trong văn bản nói chung và văn bản thơ nói riêng. Trong văn bản, quan hệ nguyên nhân đƣợc thể hiện dƣới hai dạng là các loại nguyên nhân và mạng lƣới các quan hệ nguyên nhân thể hiện qua sự liên kết giữa các sự kiện. Bao gồm:

- Quan hệ nhân quả kế tiếp - Quan hệ nhân quả gián cách - Quan hệ nhân quả chuỗi

Các quan hệ ngun nhân đó có vai trị nhƣ là những phƣơng tiện giải đoán mạch lạc của văn bản. Nhờ đó mà ta có thể vạch ra sự phân biệt một bên là những sự kiện làm thành chủ đề của văn bản với một bên là những sự kiện có tính chất ngoại vi.

Theo Diệp Quang Ban [5, tr169], nói về quan hệ nguyên nhân trong văn bản cần đề cập đến ba loại phƣơng diện sau:

+ Quan hệ nguyên nhân đƣợc đánh dấu bằng các từ ngữ chỉ nguyên nhân nhƣ: vì, do, bởi vì, vì thế, vì vậy, tại… Cịn các từ nhƣ: nên, cho nên, thế là, thế mà… là các từ chỉ kết quả. Đó là các phƣơng tiện diễn đạt nguyên nhân giữa các câu, các vế câu và thậm chí là cả các đoạn văn bản với nhau.

+ Quan hệ nguyên nhân thể hiện qua khuôn mẫu diễn đạt là loại quan hệ đƣợc diễn đạt bằng trật tự các câu hay mệnh đề mà không dùng đến các phƣơng tiện diễn đạt nhƣ chúng tôi vừa nêu ở trên. Dựa vào nội dung của các sự kiện để xác định quan hệ nhân - quả. Thơng qua suy luận có thể chứng

minh đƣợc những sự kiện diễn ra trƣớc là nguyên nhân dẫn đến sự kiện sau. + Thông qua các khuôn mẫu diễn đạt các quan hệ nguyên nhân, chúng ta có các mạng lƣới quan hệ nguyên nhân. Trong văn bản tồn tại những chuỗi sự kiện có quan hệ nguyên nhân, trong đó các sự kiện ban đầu kích hoạt những hoạt động hồi đáp bên trong và cả bên ngoài, từ phía nhân vật.

Trên cơ sở đó, quan hệ nguyên nhân có tác dụng quyết định tạo ra tính mạch lạc của văn bản. Mạng lƣới các quan hệ nguyên nhân đƣợc xác định khi một chuỗi các quan hệ nguyên nhân có quan hệ chuyển tiếp từ cái này sang cái khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát tính mạch lạc trong thơ Vi Thùy Linh 60 22 01002 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)