Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện uỷ đối với UBND huyện trong công tác củng cố hệ thống chính trị cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với chính quyền huyện (từ thực tế huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh) (Trang 104 - 107)

trong cơng tác củng cố hệ thống chính trị cơ sở

3.2.6.1. Lãnh đạo xây dựng các Đảng bộ xã, thị trấn trong sạch, vững mạnh

Huyện ủy chịu trách nhiệm trước đảng bộ huyện lãnh đạo nhân dân các xã, thị trấn thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đại hội huyện đảng bộ, biến những quyết sách đó trở thành hiện thực trên địa bàn. Do đó tồn bộ nội dung lãnh đạo, chương trình hành động của các đảng bộ trực thuộc phải xuất phát và phù hợp với chủ trương, nghị quyết lãnh đạo của Huyện uỷ. Đây cũng chính là thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, song không phải là tuân thủ cứng nhắc, thụ động mà các đảng bộ phải năng động, vận dụng sáng tạo những chủ trương, nghị quyết của Huyện uỷ phù hợp với điều kiện, hồn cảnh cụ thể của mình, hồn thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy, tranh thủ và tăng cường sự lãnh đạo của Huyện uỷ chính là sự thống nhất giữa yêu cầu khách quan (theo nguyên tắc tập trung dân chủ) và tính tự giác, chủ động của các đảng bộ huyện.

Thường trực Huyện ủy tăng cường làm việc với cấp ủy cơ sở, thực

hiện giao ban định kỳ với các ban xây dựng Đảng, các đoàn thể và thường

trực đảng ủy các xã, thị trấn. Đồng thời phân công các đồng chí Ủy viên Ban

Thường vụ phụ trách các xã, thị trấn; thành lập đoàn cán bộ huyện tham gia

sinh hoạt đảng với các chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc các đảng bộ xã, thị trấn,

qua đó nắm bắt những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở, chỉ đạo giải quyết kịp

thời.

Nội dung kiểm tra, giám sát cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm như: việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chương trình hành động đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Kiểm tra việc tiến hành công tác cán bộ theo tinh thần các Nghị quyết Trung ương, tỉnh ủy, huyện ủy; việc triển khai thực hiện Nghị quyết TW6 (lần 2) (Khoá VIII) về thực hiện cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết 04 (Khoá XI); kiểm

tra việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và thực hiện các văn bản kết luận, quyết định của cấp trên và thi hành kỷ luật của cấp uỷ.

Uỷ ban Kiểm tra Huyện uỷ và Uỷ ban kiểm tra đảng uỷ các xã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát. UBKT Huyện uỷ và cơ sở tập trung vào nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đảng viên, kể cả cấp uỷ viên cùng cấp có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp uỷ viên. Kiểm tra các đảng bộ, chi bộ có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc, Điều lệ Đảng; kiểm tra việc giải quyết tố cáo đối với tổ chức, đảng viên.

Ngồi việc kiểm tra giám sát theo chương trình, kế hoạch, Huyện uỷ cần chỉ đạo tiến hành kiểm tra đột xuất việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của các đảng bộ, chi bộ; tập trung những lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng như quản lý đất đai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, tài chính,…

3.2.6.2. Lãnh đạo xây dựng chính quyền cơ sở

Thường trực Huyện ủy lãnh đạo chặt chẽ việc xây dựng nội dung chương trình giám sát tồn khóa, từng năm của HĐND huyện, chỉ đạo Thường trực HĐND huyện cụ thể hóa thành kế hoạch giám sát của Thường trực HĐND, các ban của HĐND huyện đối với UBND các xã, thị trấn. Nội dung giám sát tập trung vào việc triển khai thực hiện nghị quyết kỳ họp HĐND liên quan đến các xã, việc thực hiện chỉ thị, quyết định của cấp trên, việc tuân thủ các quy định của pháp luật và nhất là việc giải quyết những ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri, giải quyết những vấn đề bức xúc nổi cộm ở các xã.

UBND huyện là cơ quan trực tiếp chỉ đạo UBND các xã tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Công tác kiểm tra, thanh tra của UBND huyện có ý nghĩa trực tiếp thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ cả về chất lượng và tiến độ, thời gian, cả về biện pháp thực hiện và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp đỡ cơ sở hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, cần tăng cường hoạt động kiểm tra,

thanh tra của UBND huyện và các cơ quan chức năng của UBND huyện đối với các xã. Vì vậy, phải thường xuyên đi cơ sở, hướng dẫn cơ sở giải quyết kịp thời các công việc, quan tâm đến các xã gặp khó khăn, hạn chế về cán bộ, cơng chức chun mơn, nghiệp vụ. Đồng thời, chính quyền xã cần chủ động quan hệ chặt chẽ với các phòng, ban của huyện, tranh thủ sự giúp đỡ, hướng dẫn giải quyết những vấn đề chuyên môn theo quy định, chú ý đến các ngành có sự quản lý theo ngành dọc như Giáo dục, Y tế, Tư pháp, Địa chính…

UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan thanh tra tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, các chỉ tiêu pháp lệnh, thực hiện các quy định của pháp luật tại xã tập trung công tác thanh tra qua đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơng dân. Nhanh chóng làm rõ nội dung vụ việc và tham mưu đề xuất phương hướng, biện pháp xử lý. Yêu cầu của công tác kiểm tra, thanh tra là kết luận bằng văn bản, kết luận phải khách quan, trung thực, công tâm, khẳng định rõ những việc làm được, chưa làm được, những vi phạm và biểu hiện vi phạm. Khẳng định rõ đúng, sai, trách nhiệm của cá nhân, tập thể, đề xuất, kiến nghị xử lý. Song kết quả, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra phụ thuộc vào thái độ xử lý của cấp ủy, chính quyền mà trước hết là Ban Thường vụ, Thường trực Huyện ủy và lãnh đạo HĐND, UBND huyện; phải thực hiện đúng nguyên tắc, Điều lệ Đảng, bảo đảm tính kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh với mọi đối tượng, chống các hành vi bao che, nâng đỡ, “đánh trống bỏ dùi” làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra.

Cùng với việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, Huyện ủy cần chú trọng bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, tính tất yếu khách quan của hoạt động này, đồng thời chú trọng củng cố kiện toàn cơ quan Ủy ban kiểm tra huyện ủy và Ủy ban kiểm tra của các đảng ủy xã; có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra cấp huyện và xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với chính quyền huyện (từ thực tế huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh) (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)