Dự báo những thuận lợi, khó khăn trước yêu cầu phát triển của huyện giai đoạn 2015-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với chính quyền huyện (từ thực tế huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh) (Trang 71 - 77)

của huyện giai đoạn 2015-2020

3.1.1.1. Những thuận lợi

Qua hơn 25 năm đổi mới, Huyện ủy đã lãnh đạo chính quyền và nhân dân huyện Cẩm Xuyên đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa tới những thuận lợi rất cơ bản:

- Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ở mức cao 13%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, huyện và các xã xác định rõ thế mạnh riêng và tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lợi thế của từng địa phương. Quy mô và sức sản xuất của các ngành kinh tế trong huyện tăng nhanh, tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ tăng hằng năm, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như: điện, đường, trường, trạm bưu chính viễn thông, thủy lợi tăng nhanh và được đầu tư theo hướng kiên cố, hiện đại, tiềm lực kinh tế của các xã được khai thác tăng lên đáng kể. Dự án lớn khu công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên từng bước đưa vào sử dụng và phát huy được tác dụng là động lực để đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị và tiến độ CNH, HĐH của huyện Cẩm Xuyên, đồng thời giải quyết được nguồn nhân lực dôi dư của nơng nghiệp trong q trình thực hiện NTM, CNH, HĐH nơng thơn.

- Chính trị ổn định, trật tự xã hội được bảo đảm; văn hóa - xã hội có bước tiến bộ rõ rệt, mặt bằng dân trí được nâng cao. Đời sống vật chất, tinh

thần của nhân dân được cải thiện, số hộ giàu tăng nhanh, số hộ nghèo giảm, khơng cịn hộ đói, đã hồn thành xóa nhà tre lá tạm bợ, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền huyện về đường lối đổi mới, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ huyện, các đảng bộ xã, thị trấn trong huyện được nâng lên, nội dung, phương thức lãnh đạo của Huyện ủy bước đầu có sự đổi mới, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo chính quyền, MTTQ và các đồn thể, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Vai trò lãnh đạo, uy tín của Huyện ủy được khẳng định trên thực tế, được nhân dân đồng tình và thực hiện.

Hội đồng nhân dân huyện bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị, phát huy vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phát huy quyền dân chủ của nhân dân; thực hiện tốt chức năng quyết định và giám sát. UBND từng bước được củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy, thực hiện có kết quả các nghị quyết của HĐND, các quyết định, chỉ thị của cấp trên; hạn chế tình trạng bao biện, làm thay công việc giữa cấp ủy đảng và chính quyền huyện, cơ sở hoặc bng lỏng lãnh đạo của cấp ủy, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, nhất là những khi gặp khó khăn.

- Q trình thực hiện đổi mới lãnh đạo của cấp ủy đã tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến tích cực và toàn diện, phần lớn cán bộ lãnh đạo chủ chốt được quần chúng tín nhiệm. Bí thư, Chủ tịch UBND huyện đã tốt nghiệp cao cấp hoặc đại học chính trị; nhiều cán bộ, công chức huyện đảm đương tốt nhiệm vụ, thể hiện rõ vai trò nòng cốt, trung tâm đồn kết xây dựng đảng bộ, chính quyền trong sạch, vững mạnh, có trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành cơng việc, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các tổ chức trong hệ thống chính trị ở huyện.

- Công tác cải cách hành chính, thực hiện “một cửa”, “một cửa liên thông” và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí được Huyện ủy chỉ đạo tích cực có tác động mạnh đến lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công

chức và làm trong sạch bộ máy đảng, chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi để đảng bộ huyện lãnh đạo chính quyền đạt kết quả tốt hơn.

- Khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, MTTQ và các đoàn thể hoạt động với những nội dung và hình thức thiết thực, bầu khơng khí dân chủ, cởi mở trong Đảng, trong nhân dân được nâng cao, mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân ngày càng bền chặt.

- Sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo toàn diện của Tỉnh ủy Hà Tĩnh, HĐND -UBND - UBMTTQ và các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh Hà Tĩnh đối với cấp ủy, chính quyền huyện.

Những thuận lợi trên là rất cơ bản, khá toàn diện và bền vững tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo huyện Cẩm Xuyên những năm tới.

3.1.1.2. Những khó khăn, thách thức

Hầu hết là các xã trên địa bàn huyện đều có cơ cấu kinh tế thuần nơng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp chưa cao, thiếu vững chắc, chưa phát huy hết lợi thế so sánh của vùng có nước ngọt quanh năm, trữ lượng thủy sản nhiều và phong phú các chủng loại… Các chợ đầu mối chậm phát triển, chưa khai thác hết lợi thế của vùng ven tỉnh lỵ, gần biển và có khu du lịch Thiên Cầm, nằm trên trục quốc lộ l A.

Cơ sở hạ tầng phát triển chậm, hệ thống giao thơng nơng thơn chưa hồn chỉnh, nên lưu thông bằng đường bộ cịn khó khăn, hệ thống đê bao chưa khép kín nên việc phát triển thêm vùng đa canh khó thực hiện.

Cẩm Xuyên là vùng đa tôn giáo (Công giáo, Phật giáo…), tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm 11,74%, lao động có tay nghề qua đào tạo chỉ chiếm 10%; thời gian nơng nhàn cịn chiếm khá nhiều; nguồn nhân lực có trình độ tay nghề rất ít, chủ yếu là lao động phổ thông.

Trong quá trình thực hiện chủ trương đẩy mạnh xây dựng nơng thôn mới, công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng, phát triển kinh tế, quản lý xã hội càng khó khăn, phức tạp: đất đai trong dân cư còn nhiều nên thường xun diễn ra tình trạng xây dựng khơng phép, trái phép. Một số nơi

chợ hình thành tự phát gây mất trật tự công cộng. Công tác quản lý đầu tư thực hiện khơng đúng nội dung, quy trình dự án, chất lượng dự án không đáp ứng yêu cầu, thất thốt khơng nhỏ. Vấn đề môi trường, dịch bệnh… đang là vấn đề bức xúc, gây khó khăn khơng nhỏ trong cơng tác quản lý của chính quyền huyện.

Cơ chế kinh tế thị trường có mặt tác động tiêu cực đến một số đảng bộ cơ sở, tổ chức đảng thuộc Đảng bộ huyện, cán bộ, đảng viên có biểu hiện giảm sút ý chí chiến đấu, không phát huy tác dụng, lúng túng, bị động, bất lực trước những biểu hiện tiêu cực. Chất lượng hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị chưa đồng đều, việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên chưa gắn chặt với việc chăm lo đời sống, giải quyết tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Thẩm quyền và trách nhiệm của từng tổ chức trong hệ thống chính trị ở huyện chưa được phân định rõ ràng, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức chưa tốt; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước còn hạn chế.

Đội ngũ cán bộ, đảng viên ở huyện phần lớn tuổi đời cao, trình độ học vấn, chun mơn cịn hạn chế; hồn cảnh gia đình khó khăn nên ảnh hưởng tới việc phân công nhiệm vụ, tham gia, phát huy vai trò lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt ở huyện và cơ sở phần lớn trưởng thành từ phong trào, ít được đào tạo cơ bản, nên thường giải quyết công việc theo kinh nghiệm, thiếu cơ sở lý luận, hạn chế khả năng thuyết phục, lôi cuốn nhân dân. Một số cán bộ do bố trí, sắp xếp gượng ép nên yếu cả năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực cơng tác Đảng, do đó lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành làm giảm hiệu lực cơng tác. Chính quyền huyện chưa xây dựng được chương trình phối hợp hoạt động giữa lãnh đạo HĐND - UBND - UBMTTQ dẫn đến hoạt động thiếu đồng bộ, HĐND thực hiện không nghiêm túc quy chế, quy trình hoạt động, còn giản đơn, chủ quan trong công việc, chưa phát huy tốt dân chủ, chất lượng kỳ họp không cao, hoạt động giám sát hiệu quả thấp.

UBND huyện chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động, chưa tích cực đẩy mạnh cải cách hành chính, tác phong làm việc cịn quan liêu. Tình trạng xử lý cơng việc theo cảm tính, theo “lệ làng” làm giảm hiệu lực pháp luật, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, gây khó khăn nhất định cho q trình lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện.

Cơ chế, chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức cấp xã chưa hợp lý, đã làm giảm nhiệt tình, trách nhiệm của họ. Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đồn thể xã cịn khó khăn. Trụ sở làm việc chật hẹp, thiếu phòng làm việc, thiếu hội trường hội họp, thiếu phương tiện; ngân sách chi cho hoạt động thường xuyên rất hạn hẹp, làm giảm hiệu suất, chất lượng công tác.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt, Cẩm Xuyên sẽ là một trong những trọng điểm đầu tư để phát triển khu cơng nghiệp, trong đó khu cơng nghiệp Bắc Cẩm Xuyên sẽ mở rộng và sẽ hình thành một số khu đô thị mới gần trường Đại học Hà Tĩnh. Cẩm Xuyên nằm giữa thành phố Hà Tĩnh và khu công nghiệp Vũng Áng, ven biển, nằm trên Quốc lộ 1A và với vị trí tiếp giáp thành phố Hà Tĩnh, tốc độ đơ thị hóa dự kiến sẽ tiến triển nhanh hơn trong thời gian tới. Đến năm 2020 các xã của Cẩm Xuyên sẽ chuyển sang phát triển khu du lịch - dịch vụ- thương mại và khu đô thị mới, nhất là các xã vùng ngồi (Bình, Vịnh, Thành) Q trình đó tác động mạnh về nhiều mặt tới đời sống kinh tế - xã hội.

- Thứ nhất, sẽ diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh hơn

so với giai đoạn 10 năm qua, làm cho tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng lên nhanh chóng, tỷ trọng nơng nghiệp giảm. Sự thay đổi về cơ cấu lao động sẽ diễn ra nhanh, một bộ phận dân cư nông nghiệp chuyển sang hoạt động lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, địi hỏi chính quyền huyện phải đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hoạt động

dạy nghề. Quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp, đòi hỏi giá trị sản xuất tăng lên, do đó phải đẩy mạnh q trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hoá tăng lên và có giá trị kinh tế cao, mang tính bền vững.

- Thứ hai, đó là q trình đẩy nhanh việc hoàn thiện và xây dựng mới

cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như: hệ thống giao thông, đê bao thuỷ lợi, cấp nước sạch và xử lý nước thải, các cơ sở dịch vụ xã hội như cơng trình văn hố, cơ sở giáo dục, y tế, công viên, cây xanh, khu dân cư đô thị hoá...

- Thứ ba, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, mở rộng giao lưu hàng

hoá, phát triển nhanh các hoạt động dịch vụ, nâng cao dân trí, thay đổi nếp sống theo kiểu công nghiệp của bộ phận dân cư gắn liền với giải quyết việc làm, giải quyết vấn đề phân hoá giàu - nghèo ở nông thôn diễn ra ngày càng phức tạp.

- Thứ tư, với khu công nghiệp mở ra, nhiều cơ sở kinh tế trên địa bàn,

trường Đại học Hà Tĩnh đi vào hoạt động, đơ thị hố phát triển, ngồi những mặt tích cực sẽ có nhiều mặt tiêu cực nảy sinh. Tình hình đó địi hỏi phải tăng cường củng cố, xây dựng chính quyền huyện và cơ sở đủ mạnh và có đủ năng lực giải quyết tốt các mối quan hệ phát sinh do q trình đơ thị hố, như quan hệ giữa nơng nghiệp và cơng nghiệp, vấn đề môi trường và an ninh, trật tự xã hội...

- Thứ năm, sau 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, kết quả chung là việc thực hiện các tiêu chí về quy hoạch, kết cấu hạ tầng, hình thức tổ chức sản xuất đạt khá, nhưng các tiêu chí về phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá và bảo vệ mơi trường đạt được cịn hạn chế. Một trong những ngun nhân chủ yếu của tình trạng đó là nhận thức của cấp ủy, chính quyền huyện, xã và cả người dân địa phương về mục đích, ý nghĩa của Chương trình chưa đầy đủ; cịn quan niệm đó như một dự án đầu tư xây dựng hạ tầng mà khơng phải là

một chương trình phát triển tổng hợp, cả về phát triển kinh tế và phát triển xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phịng an ninh, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn. Những quan điểm lớn về phát triển bền vững, xây dựng nông thôn mới, về dân chủ hố, bình đẳng giới… vẫn chưa được một bộ phận cán bộ, công chức huyện và cơ sở chưa nắm chắc và vận dụng tốt.

Các quá trình trên diễn ra trong bối cảnh thế giới đang có chuyển biến mạnh mẽ của tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam gia nhập WTO…, đó vừa là thời cơ, vừa là thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền huyện Cẩm Xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với chính quyền huyện (từ thực tế huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh) (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)