quyền huyện
1.2.2.1. Vị trí và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền huyện
Chính quyền huyện được hiểu là khái niệm chính quyền địa phương theo nghĩa rộng: “Tất cả các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn lãnh thổ địa
phương, mà hoạt động của chúng có tác động trong phạm vi lãnh thổ địa phương đều được gọi là bộ phận cấu thành chính quyền nhà nước ở địa phương”. Nhưng giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính quyền địa phương theo nghĩa hẹp gồm HĐND và UBND huyện.
- Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên” [25, tr.51].
Do vậy, HĐND huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở huyện, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân huyện bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND huyện là một thiết chế dân chủ, đồng thời là một cơ quan hành động, “Căn cứ vào Hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng - an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước” [15,tr. 66]. HĐND huyện quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phịng, an ninh, khơng ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.
HĐND huyện thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương. HĐND huyện thực hiện chức năng giám sát thông qua việc giám sát của HĐND tại kỳ họp, giám sát của Thường trực HĐND, và giám sát của các vị đại biểu HĐND, thông qua các hoạt động xem xét báo cáo của Thường trực HĐND, UBND, xem xét việc trả lời chất vấn của chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND và các
thành viên UBND, xem xét các văn bản quy phạm pháp luật, không đúng quyền hạn, HĐND xem xét quyết định việc bãi bỏ văn bản đó. Xem xét việc khiếu nại tố cáo của công dân và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương; thành lập Đoàn giám sát khi thấy cần thiết... Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.
- Theo Điều 123 của Hiến pháp năm 1992, “UBND do HĐND bầu làm cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND” [31, tr. 67].
Theo đó, UBND huyện là cơ quan chấp hành Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ quan nhà nước và nghị quyết của HĐND huyện nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn. UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật, đảm bảo trật tự kỷ cương; thực hành tiết kiệm, phịng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, xây dựng bộ máy chính quyền huyện trong sạch, tận tụy phục vụ nhân dân.
UBND huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm trình HĐND cùng cấp thông qua để UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó. Lập dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn và lập quyết tốn ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp tỉnh; thực hiện quyền và nhiệm vụ quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu cơng ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các cơng trình cơng cộng. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng của trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện và quản lý các khoản đóng góp này chặt chẽ, phải cơng khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng, vật nuôi; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức xây dựng các cơng trình thuỷ lợi, thực hiện việc tu bổ bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật. Tổ chức hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành nghề mới.
UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong huyện theo phân cấp quản lý. Quản lý việc xây dựng, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thơng và các cơng trình cơ sở hạ tầng ở huyện. Đồng thời, huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong huyện.
UBND huyện xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển văn hố - xã hội, thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có cơng với nước theo quy định của pháp luật. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi. Quản lý bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, quy hoạch quản lý nghĩa địa địa phương.
UBND huyện tổ chức tuyên truyền giáo dục xây dựng quốc phịng tồn dân, xây dựng làng, xã chiến đấu trong khu vực phịng thủ địa phương. Thực hiện cơng tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức việc thực hiện xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ huyện. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc,
thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở tại huyện. Quản lý hộ khẩu; tổ chức đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương. Tổ chức hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách tơn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.
UBND huyện tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; tổ chức phối hợp thực hiện các quy định về xử lý vi phạm hành chính, phối hợp các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2. Nội dung lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện
- Huyện ủy lãnh đạo chính quyền huyện trên các mặt:
Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị: Huyện ủy xác định các chủ trương, chính sách (nghị quyết đại hội, nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, công văn…) làm cơ sở cho cơ quan nhà nước xây dựng các văn bản pháp lý và tổ chức thi hành. Quy chế hiện hành của Huyện ủy ở Hà Tĩnh nói riêng và ở tất cả các huyện trong cả nước nói chung là: Thực hiện các nghị quyết, kết luận của Huyện ủy và Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện căn cứ vào quy định của Nhà nước thảo luận, thể chế hóa thành văn bản của HĐND và UBND huyện để tổ chức thực hiện bằng hệ thống các cơ quan nhà nước.
Lãnh đạo công tác tổ chức và cán bộ: Một trong những nội dung cốt lõi bảo đảm cho Huyện ủy lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với hệ thống chính trị ở địa phương chính là về tổ chức, cán bộ. Trong đó, nguyên tắc được ghi nhận là: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, Đảng giới thiệu cán bộ đủ tiêu chuẩn để ứng cử hoặc bổ nhiệm vào các cơ quan nhà nước và đồn thể chính trị - xã hội. Các thẩm quyền về tổ chức và cán bộ của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy như đã nêu ở trên.
Lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát: Kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung chủ yếu trong hoạt động lãnh đạo của Huyện ủy. Huyện ủy chủ yếu kiểm tra việc thi hành chủ trương, chính sách, pháp luật, điều lệ, quy chế và phẩm chất, đạo đức, lối sống và phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên.
- Huyện ủy lãnh đạo chính quyền huyện theo các nội dung chủ yếu: Xác định nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương trong từng giai đoạn; đề ra các nghị quyết, quyết định, chủ trương, giải pháp để tổ chức thực hiện có kết quả các nhiệm vụ, mục tiêu, phương hướng đã đề ra.
Lãnh đạo chính quyền huyện, cơ sở cụ thể hố các nghị quyết, quyết định của Đảng bộ huyện thành chương trình, kế hoạch hoạt động, trong đó đối với HĐND huyện, xã, đảng bộ xã, lãnh đạo việc ra nghị quyết, quyết định; đối với UBND huyện, xã, lãnh đạo việc tổ chức thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ của HĐND - UBND huyện, xã.
Lãnh đạo UBND huyện thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn, quản lý phát triển văn hoá - xã hội, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phịng trên địa bàn huyện; khai thác có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Lãnh đạo xây dựng chính quyền và đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền huyện, cơ sở vững mạnh, đẩy mạnh cải cách hành chính; thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền và cán bộ, đảng viên làm việc trong bộ máy chính quyền huyện, xã; chỉ đạo các việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm q trình hoạt động của chính quyền huyện, cơ sở.
Lãnh đạo các đoàn thể và nhân dân địa phương thực hiện tốt các nghị quyết, chủ trương của HĐND, UBND theo đúng pháp luật, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, tạo điều kiện giúp cho chính quyền cơ sở hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ.
2.2.2.3. Về phương thức lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền
huyện
Phương thức lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện là tổng thể các hình thức, phương pháp, cách thức, quy trình, lề lối làm việc, tác phong công tác mà Huyện ủy sử dụng để tác động vào chính quyền huyện nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, các quyết định, chủ trương của đảng bộ và cấp uỷ huyện. Phương thức lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện ln phụ thuộc và chịu sự chi phối bởi nội dung lãnh đạo của Huyện ủy, đồng thời đến lượt mình, phương thức lãnh đạo tác động sâu sắc đến nội dung lãnh đạo của Huyện ủy. Khi phương thức lãnh đạo đúng thì nội dung lãnh đạo của Huyện sẽ dễ dàng trở thành hiện thực; nếu nội dung lãnh đạo đúng nhưng phương thức lãnh đạo không phù hợp, thì sự lãnh đạo của Huyện ủy sẽ khó thu được kết quả.
Phương thức lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện cần chú ý tới những điều kiện, hoàn cảnh thực tế, những thuận lợi cơ bản, những khó khăn chủ yếu của địa phương. Ngồi ra cịn phải chú ý đến mặt bằng dân trí, tổ chức bộ máy, trình độ cán bộ, đảng viên, năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền đối với nhân dân. Tất cả các yếu tố đó chi phối mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở huyện. Vì vậy, Huyện ủy phải lựa chọn phương thức lãnh đạo phù hợp để lãnh đạo chính quyền đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Quán triệt yêu cầu “đổi mới việc ra nghị quyết của đảng bộ, chi bộ, của cấp uỷ đảng đối với những vấn đề lớn, quan hệ tới cuộc sống và quyền lợi của đông đảo nhân dân địa phương, đòi hỏi sự phối hợp của cả hệ thống chính trị ở cơ sở, đảng bộ, chi bộ và cấp uỷ đảng đề ra chủ trương và các giải pháp có tính định hướng và phân cơng, giao trách nhiệm cho các tổ chức trong hệ thống chính trị đề ra biện pháp và tổ chức thực hiện theo quyền hạn, trách nhiệm của từng tổ chức” [8, tr.169], Huyện ủy hướng đến việc phát huy vai
trị, hiệu quả của chính quyền trong việc thể chế hóa chủ trương của Huyện ủy bằng các hình thức, biện pháp quản lý nhà nước, đồng thời coi trọng và phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong việc từng bước thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
Huyện ủy thực hiện cho ý kiến những công việc trước khi HĐND, UBND huyện quyết định, trọng tâm là lãnh đạo HĐND cụ thể hoá nghị quyết của đảng bộ huyện, của cấp uỷ về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, về nhiệm vụ thu chi ngân sách, về đảm bảo quốc phòng và quản lý xã hội trên địa bàn, đồng thời tổ chức thực hiện nhiệm vụ đó trong tồn dân, kể cả việc cho ý kiến giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong đời sống xã hội trên địa bàn trước khi HĐND, UBND quyết định các biện pháp để giải quyết.
Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc giữa Bí thư Huyện uỷ với Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ và những người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở huyện để bàn bạc và giải quyết kịp thời những công việc quan trọng, bức xúc trên địa bàn huyện, đảm bảo cho cấp uỷ đảng quán xuyến được tất cả các mặt công tác.
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu được các chủ trương, đường lối, các quyết định, nghị quyết của đảng bộ huyện để thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao, nhất là thông qua hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên làm việc trong cơ quan chính quyền huyện, giáo dục để họ thực sự là những người tiên phong, nòng cốt trong thực hiện nghiêm chỉnh các quyết định của chính quyền, đồng thời lãnh đạo các tổ chức đảng trong các cơ quan chính quyền huyện hoạt động có hiệu quả; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức chính quyền huyện thơng qua việc phát