Cẩm Xuyên là huyện ở phía đơng tỉnh Hà Tĩnh. Phía Đơng Bắc giáp biển Đơng, phía Tây - Tây Nam giáp huyện Hương Khê, phía Đơng Nam giáp huyện Kỳ Anh, phía Tây Bắc giáp thành phố Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà. Diện tích tự nhiên là 63.635,1 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 12.975,65 ha; có Quốc lộ 1A đi qua 11 xã dài 25 km và thị trấn nối Cẩm Xuyên với thành phố Hà Tĩnh và huyện Kỳ Anh; có 5 xã giáp biển với bờ biển dài 18 km, có bãi biển Thiên Cầm tại trung tâm thị trấn Thiên Cầm.
Cẩm Xun có 25 xã, 2 thị trấn. Diện tích tự nhiên và dân số các xã, thị trấn không đồng đều nhau. Xã có diện tích rộng nhất là xã Cẩm Mỹ 16.311 ha, xã có diện tích hẹp nhất là xã Cẩm Nhượng 278 ha. Tổng dân số đến năm 2012 là 141.221 người, tổng số hộ dân là 40.389. Tồn huyện có 10% giáo dân, 7 nhà thờ; tình hình tơn giáo, dân tộc cơ bản là ổn định. Trên địa bàn huyện có 91 di tích lịch sử văn hóa, 4 di tích cấp quốc gia, 17 di tích cấp tỉnh, 80 di tích cấp huyện, xã.
Nhân dân Cẩm Xuyên cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, kinh doanh, dũng cảm kiên cường trong chiến đấu chống ngoại xâm, vì vậy được Nhà nước trao tặng hai danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1996), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới (năm 2006). Đảng bộ Cẩm Xuyên liên tục nhiều năm liền đạt danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” và danh hiệu “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu”. Trong những năm qua đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn, thách thức, giành được nhiều kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội:
Có 19 xã, 4 đơn vị được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới. Cẩm Xuyên là vùng quê cách mạng, có 75 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; nhiều anh hùng cách mạng, trong đó có anh hùng Phan Đình Giót - người lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ; là quê hương cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập.
Cẩm Xuyên là huyện nơng nghiệp, có nhiều sơng, hồ và giáp biển, do đó ni trồng thuỷ sản và sinh hoạt của người dân trong huyện khá thuận tiện. Sản lượng hàng năm tăng bình quân 38%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 18 triệu đồng/người/năm.
Kinh tế của huyện liên tục phát triển và có mức tăng trưởng khá. Năm 2012, tổng giá trị xuất khẩu là 1.339,519 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch và tăng 14,2% so với năm 2011, trong đó nơng - lâm - ngư nghiệp tăng 8,6%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 20,5%, thương mại - dịch vụ - du lịch tăng 18,2%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại- dịch vụ - du lịch, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.
Mạng lưới trường, lớp của huyện được phủ kín với quy mơ rộng lớn, tồn huyện có 27 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 19 trường trung học, 5 trường trung học phổ thông và 1 trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề - giáo dục thường xuyên, với 3.000 cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Về y tế, 27 xã, thị trấn đều có trạm y tế xã, có 1 bệnh viện huyện và 1 phòng khám khu vực phục vụ tốt cho việc chăm sóc sức khoẻ của người dân; 100% xã đều đạt chuẩn quốc gia về y tế..
Chất lượng giáo dục có sự chuyển biến đáng kể, đứng vào tốp đầu của các huyện, thị trong tỉnh. Hệ thống trường, lớp được đầu tư xây dựng khang trang, 100% trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, 2 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục. Cơng tác xóa đói giảm nghèo được quan tâm, hiện khơng cịn hộ gia đình chính sách thuộc diện nghèo. Số hộ nghèo theo tiêu chí mới là 11,74%.
An ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hoạt động chính quyền huyện đến các xã, thị trấn đảm bảo hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính. HĐND và UBND các xã, thị trấn được cũng cố, có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động, đặc biệt là dân chủ cơ sở được phát huy, thực hiện tốt quyền dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện của nhân dân. Các đại biểu HĐND đã cố gắng hồn thành vai trị, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giám sát và quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của huyện vẫn cịn những khó khăn nhất định. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, song nguy cơ tái nghèo hằng năm vẫn còn cao ở một số xã. Cơ cấu lao động nông nghiệp chiếm 72%, tỷ lệ lao động qua đào tạo cịn ít, tay nghề thấp, chủ yếu là lao động giản đơn. Đường giao thông chưa được láng nhựa, bê tơng hồn chỉnh.
Hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là chính quyền ở nhiều xã chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới; có biểu hiện quan liêu, xa dân; chưa phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ giữa cấp ủy đảng và chính quyền, một số cấp ủy đảng cịn bao biện, làm thay chính quyền. Đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã trình độ chun mơn hạn chế; trật tự an toàn xã hội tuy ổn định song vẫn còn diễn biến phức tạp, các tệ nạn xã hội như cờ bạc, mại dâm, ma tuý chưa giảm. Thời gian gần đây các tôn giáo hoạt động phô trương, tạo thanh thế rộng, nhất là các dịp lễ trọng, vận động tín đồ xây dựng, mở rộng cơ sở thờ tự. Các chức sắc nhà thờ ln đặt sức ép với chính quyền xin đất.
Tình hình, đặc điểm trên của huyện đòi hỏi phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện nhằm xây dựng chính quyền thật sự vững mạnh, đủ sức quản lý, điều hành có kết quả các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.