Vị trí, vai trị của Huyện ủy trong hệ thống chính trị ở địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với chính quyền huyện (từ thực tế huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh) (Trang 34 - 38)

phương và sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với chính quyền huyện

1.2.1. Vị trí, vai trị của Huyện ủy trong hệ thống chính trị ở địa

phương

Ở nước ta, đơn vị hành chính huyện có bề dày lịch sử hình thành tương đương như lịch sử hình thành đơn vị hành chính xã và tỉnh. So với xã, thì huyện có nhiều ưu thế hơn về diện tích và số lượng dân cư. Do vậy, huyện có khả năng phát triển kinh tế đa dạng, đáp ứng yêu cầu thực hiện CNH, HĐH đất nước. Nhìn các thời kỳ đã qua và hướng đến tương lai xa có thể thấy, ở nước ta, vị trí của đơn vị hành chính huyện chắc chắn vẫn quan trọng, mặc dù chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị có sự điều chỉnh, nhất là tổ chức HĐND.

Nhận thức được tầm quan trọng của đơn vị hành chính huyện, Đảng ta rất chú ý xây dựng Đảng bộ và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp này.

Để thực hiện được chức năng lãnh đạo chính quyền và xã hội theo quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập các tổ chức đảng trực thuộc mà trong đó Đảng bộ tỉnh chịu trách nhiệm trước tồn Đảng, trước Trung ương và các Đảng bộ huyện chịu trách nhiệm trước Trung ương và Tỉnh ủy lãnh đạo các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phịng, an ninh và một số công việc đối ngoại trên địa bàn huyện. Ở mỗi cấp hành chính, các tổ chức đảng, chính quyền và đồn thể được hình thành một cách tương ứng và đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy. Với cách tổ chức này, tính thống nhất về ý chí và hành động của Đảng được thể hiện rất cao. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đều nhằm chung một mục đích tạo nên sức mạnh tổng hợp giành những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước.

Trong hệ thống các cấp đảng bộ địa phương, Đảng bộ huyện có vị trí, vai trị quan trọng vì đây là một cấp được tỉnh phân cấp quản lý về các mặt cơng tác đảng và lãnh đạo chính quyền huyện và xã thực hiện quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn. Do vậy, Huyện ủy có vai trò lãnh đạo quan trọng đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở huyện. Huyện ủy chịu trách nhiệm trước Đảng bộ tỉnh, lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước. Căn cứ vào nghị quyết của Tỉnh ủy, Huyện ủy tập trung xây dựng các biện pháp thực hiện đường lối, nghị quyết chỉ đạo của tỉnh và Trung ương. Sự cụ thể hóa, vận dụng đường lối của Trung ương và Tỉnh ủy để triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa bàn và chỉ đạo các cấp ủy đảng và chính quyền cấp cơ sở là một trong những đặc điểm cơ bản và nhiệm vụ quan trọng nhất của cấp ủy huyện.

Đường lối của Đảng, nghị quyết của Trung ương mang tính quan điểm, định hướng và các nội dung phổ quát cả nước, các Tỉnh ủy muốn tổ chức thi hành có hiệu quả phải biết vận dụng sát với tình hình địa phương và trên cơ sở đó, lãnh đạo chính quyền ban hành các chính sách, biện pháp thích hợp. Có

tất cả những điều này, Huyện ủy tập trung chỉ đạo trực tiếp chính quyền huyện và các xã thực hiện cho được những chủ trương của cấp trên. Với đặc điểm đơn vị hành chính - lãnh thổ và các điều kiện tự nhiên, dân cư riêng có, cấp ủy và chính quyền huyện có điều kiện phát hiện sớm những điểm chưa phù hợp trong các chủ trương của Trung ương và cấp tỉnh để đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời.

Huyện ủy có ưu thế hơn cấp Tỉnh ủy và Trung ương bởi sát với cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở và gần dân hơn. Mặc dù không phải là cấp gần dân nhất, nhưng Huyện ủy có thể tiếp nhận thông tin từ cán bộ, đảng viên và nhân dân một cách nhanh nhất và cụ thể hơn cấp tỉnh và Trung ương. Từ những đặc điểm về đơn vị hành chính - lãnh thổ, sự phân cấp quản lý của Trung ương, Tỉnh ủy và với chức năng của mình, Huyện ủy trực tiếp lãnh đạo chính quyền huyện. Vị trí và tầm quan trọng của Huyện ủy đối với hệ thống chính trị ở địa phương được thể hiện sự phân công nhiệm vụ cụ thể trong nội bộ Huyện ủy, tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy, thường trực Huyện ủy và các cá nhân lãnh đạo.

- Huyện ủy do Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện bầu với nhiệm kỳ 05 năm. Huyện ủy thảo luận và quyết định chủ trương, biện pháp thi hành đường lối, nghị quyết chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy và nghị quyết Đại hội đảng bộ cấp mình; những vấn đề quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng - an ninh, cơng tác vận động quần chúng và xây dựng Đảng; kiểm tra công tác cán bộ, xét khen thưởng, kỷ luật tổ chức và cá nhân thuộc quyền và những vấn đề nội bộ khác theo quy định điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương, của Tỉnh ủy. Huyện ủy còn cho ý kiến về hoạt động của Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban kiểm tra cấp ủy và nhân sự Phó Chủ tịch UBND.

- Ban Thường vụ Huyện ủy do Huyện ủy bầu theo nhiệm kỳ của Huyện ủy; là cơ quan thay mặt Huyện ủy lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Đảng bộ giữa hai kỳ hội nghị của Huyện ủy. Thẩm quyền chủ yếu của Ban Thường vụ Huyện ủy là: Tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và của Tỉnh ủy; lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát toàn diện về tổ

chức và hoạt động của các cấp ủy, tổ chức đảng ở địa phương, tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị của Trung ương và của tỉnh đóng trên địa bàn; thảo luận và quyết định những vấn đề cụ thể về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, phòng chống thiên tai; hoạt động của MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội; công tác xây dựng đảng; cho ý kiến về quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương; về chủ trương huy động các nguồn lực, về vay vốn để đầu tư phát triển; quyết định các vấn đề liên quan đến công tác cán bộ và nhân sự thuộc diện quản lý của Ban Thường vụ Huyện ủy; giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Bí thư Huyện ủy, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; thực hiện một số nội dung công tác cán bộ; tham gia với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ và thực hiện một số nhiệm vụ khác theo quy chế làm việc.

Bí thư Huyện ủy là người đứng đầu và là người tiêu biểu nhất, phải có đủ phẩm chất, năng lực của người cán bộ lãnh đạo của Đảng, đại diện cho Đảng bộ huyện. Đó phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lập trường giai cấp công nhân, mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng; có năng lực trí tuệ, năng động, sáng tạo, có tư duy đổi mới, có năng lực thực tiễn, năng lực cụ thể hóa và chỉ đạo thực hiện đường lối của Đảng, quyết liệt trong hành động thực tiễn, quyết đoán và dám chịu trách nhiệm, có khả năng đồn kết, quy tụ đội ngũ cán bộ, chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ và có đủ sức khỏe hồn thành nhiệm vụ.

Trong cơng tác Đảng, Bí thư Huyện ủy là người chủ trì các cơng việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và thường trực cấp ủy, chủ trì và kết luận các hội nghị cấp ủy; chủ động đề xuất, trao đổi trong Thường trực cấp ủy những vấn đề lớn, quan trọng để đưa ra Ban Thường vụ, Ban Chấp hành; chỉ đạo tổ chức quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo và định hướng cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các khâu và lĩnh vực công tác phức tạp

nhất; trực tiếp nắm và chỉ đạo những vấn đề cơ mật về quốc phòng, an ninh, đối ngoại về công tác bảo vệ Đảng; chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt; chủ động đề xuất chủ trương, biện pháp đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; chỉ đạo các Phó Bí thư thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Huyện ủy và phụ trách một số mặt công tác theo quy chế.

Chủ tịch UBND huyện, theo thông lệ được Huyện ủy bầu giữ chức danh Phó Bí thư Huyện ủy và đứng đầu cơ quan hành chính huyện. Đây là một trong hai chức danh của huyện được Tỉnh ủy trực tiếp quản lý. Về phẩm chất và năng lực, Chủ tịch UBND cũng như Bí thư Huyện ủy, nhưng là người điều hành cơ quan hành chính, trực tiếp quản lý toàn diện, nên Chủ tịch UBND huyện cần có kiến thức và năng lực thực tiễn về các lĩnh vực luật pháp và hành chính, khoa học quản lý.

Trong quan hệ công tác nội bộ của Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện có trách nhiệm và quyền hạn trực tiếp chỉ đạo xây dựng bộ máy hành chính ở huyện trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; chỉ đạo tổ chức quán triệt và thực hiện chính sách pháp luật của Nhà nước; cụ thể hóa, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Huyện ủy, Ban thường vụ Huyện ủy và của cơ quan nhà nước cấp trên về những vần đề kinh tế - xã hội - quốc phịng - an ninh, cơng tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ thuộc quyền; chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn và dài hạn, các đề án về kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng - an ninh; chỉ đạo cơng tác đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, cải cách hành chính, thi đua khen thưởng, cơng tác dân vận của chính quyền…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới sự lãnh đạo của huyện ủy đối với chính quyền huyện (từ thực tế huyện cẩm xuyên, tỉnh hà tĩnh) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)