2.1.3 .Đánh giá công tác hoạch định đội ngũ giảng viên
3.2. Nhóm giải pháp trong tuyển dụng đội ngũ giảng viên
Đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng tiêu chí tuyển chọn giảng viên Nhà trường công khai hóa tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn giảng viên Tuyển chọn giảng viên có thể từ nhiều nguồn khác nhau:
Thứ nhất là: Chọn những giảng viên đạt tiêu chuẩn từ nơi khác có nhu cầu chuyển về trường.
Thứ hai là: Tuyển những sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường Đại học trong nước phù hợp với ngành nghề đào tạo của Trường để tiếp tục đào tạo bồi dưỡng thành giảng viên theo Luật Giáo dục
Thứ ba là: Tuyển những sinh viên tốt nghiệp ở nước ngoài, có những chính sách ưu tiên để thu hút và gắn bó với nhà trường
Thứ tư là: Tuyển các cán bộ có năng lực ở các doanh nghiệp, có trình độ, có kinh nghiệm thực tế về làm giảng viên cho nhà trường.
Trong tuyển chọn giảng viên, cần phải tuân theo những quy định về chế độ tuyển dụng. Khi giảng viên được tuyển vào cần phải qua thử việc và hợp đồng có thời hạn trước khi tuyển dụng chính thức. Căn cứ vào định hướng phát triển, quy mô đào tạo của nhà trường, dựa vào quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên để xác định nhu cầu tuyển dụng. Tránh mọi biểu hiện tiêu cực trong tuyển dụng để dẫn đến chọn người không đủ trình độ, năng lực. Để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà trường hiện nay, việc tuyển dụng cán bộ giảng viên cần phải được tiến hành song song với việc sàng lọc và lựa chọn.
Sử dụng đội ngũ giảng viên hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng chuyên môn, nghiệp vụ Phân công giảng dạy cho giảng viên ở các khoa, bộ môn cần chọn những người đủ chuẩn về trình độ và năng lực chuyên môn theo quy định; Phân công giảng viên tham gia công tác chỉ đạo thực tập, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm là những giảng viên có năng lực trong giảng dạy các môn học chuyên ngành.
Ngoài ra phải tuyển chọn một số giảng viên có năng lực, có kinh nghiệm trong công tác tổ chức để phân công nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, các hoạt động khác trong nhà trường. Hàng năm nhà trường cần có định hướng chung cho công tác xây dựng kế hoạch bố trí giảng viên, từ đó các khoa, bộ môn phân công công tác đối với giảng viên đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ năm học theo định hướng chung của nhà trường. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện sự phân công lao động cần có sự kiểm tra đôn đốc và kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho sự phân công được cân đối, phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đã đề ra, tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận giảng viên và phòng chức năng, các khoa trong nhà trường.
Ngoài ra, trong công tác quản lý, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trong nhà trường cũng cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý và điều kiên cụ thể của từng đối tượng để có sự phân công phù hợp.
Xây dựng tiêu chí đánh giá giảng viên Nhà trường cần hoàn thiện quy định cụ thể về chức trách của giảng viên. Đồng thời, đề xuất hoàn thiện quy trình đánh giá giảng viên theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Việc đánh giá giảng viên tổng thể bao gồm đánh giá các mặt:
Chất lượng đánh giá: thông qua mục tiêu đánh giá và phương pháp đánh giá. Số lượng lần đánh giá: vừa đánh giá tổng thể định kỳ đánh giá hàng năm vừa đánh giá chi tiết thông qua từng tiết học, môn học, báo cáo khoa học…
Để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên có chất lượng và số lượng hợp lý, trường thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất là xác định nhu cầu tuyển dụng: việc xác định nhu cầu tuyển dụng phải dựa vào mục tiêu chiến lược của nhà trường đã vạch ra để từ đó xác định được công việc cần tuyển dụng.
Lựa chọn hình thức tuyển dụng: Đối với mỗi vị trí, chức danh cần tuyển dụng khác nhau có thể lựa chọn hình thức tuyển dụng khác nhau để đảm bảo tuyển dụng được đúng người đúng việc.
Ví dụ:
Đối với vị trí cán bộ chuyên trách tại các tỉnh nên áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Đối với các chức danh quản lý cấp cơ sở trở lên nên áp dụng kết hợp các phương pháp thi tuyển và phỏng vấn trực tiếp
Khi xây dựng các chức danh cán bộ chủ chốt trong nhà trường cần:
Dựa trên cơ sở mô hình tổ chức của nhà trường để xác định các chức danh chủ chốt.
Xác định những chuẩn mực cần phải đạt được của những chức danh đó. Công khai hoá các chuẩn mực làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng lao động trong diện qui hoạch, đồng thời làm mục tiêu, cơ sở cho những nguồn nhân lực chưa thuộc diện cán bộ kế cận, qui hoạch phấn đấu vươn lên.
Quá trình xây dựng hệ thống các chức danh chủ chốt phải đi đôi với việc quy hoạch nguồn nhân lực chủ chốt.
Quy hoạch nguồn nhân lực phải gắn liền với chủ trương đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo tốt mới có nhân lực để đưa vào qui hoạch. Việc thực hiện quy hoạch nguồn nhân lực có thể được tiến hành theo các mức độ từ diện rộng đến diện hẹp.
Trong bảng tiêu chuẩn chức danh chủ chốt, mỗi chức danh phải hội đủ các thông tin về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, yêu cầu về sự hiểu biết và trình độ chuyên môn.
Thứ hai là thực hiện chế độ tuyển giảng viên đi đào tạo ở nước ngoài theo kế hoạch và đào tạo bồi dưỡng giảng viên theo phương thức kết hợp giữa Nhà nước, và Nhà trường. Phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực, cụ thể: lựa chọn cán bộ, giảng viên có năng lực, phẩm chất tham gia đào tạo tại nước ngoài theo đề án 322 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Đồng thời khuyến khích cán bộ tham gia học tập và nghiên cứu tại nước ngoài trên cơ sở nhà trường đảm nhận.
Thứ ba là kiên quyết thực hiện chế độ sàng lọc, tuyển chọn cán bộ công chức nhằm đảm bảo đội ngũ có phẩm chất, có năng lực, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao, xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất. Ưu tiên tuyển chọn những người đủ đức, đủ tài, có trình độ, năng lực cao, phẩm chất tốt, cụ thể:
Có năng lực cao: Tuyển chọn những người có bằng Đại học trở lên. Ưu tiên những người có kinh nghiệm và sinh viên có bằng khá, giỏi tại các trường Đại học có uy tín trong và ngoài nước.
Có phẩm chất đạo đức tốt: Là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Có lối sống lành mạnh, ứng xử đúng mực, trung thực, thật thà, nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm làm việc trên cơ sở đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau
Định kỳ đánh giá giờ giảng của giảng viên, kết hợp với nhận xét phản hồi của người học để xếp loại giảng viên.
Đối với những cá nhân không có đủ các tiêu chí về năng lực, phẩm chất đạo đức, không đảm bảo được yêu cầu công việc Nhà trường sẽ buộc cho thôi việc. Riêng tiêu chí này sẽ căn cứ tình hình thực tế công việc và căn cứ các tiêu chí đánh giá của QĐ Số: 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 về việc Ban hành Quy định về đạo đức nhà giáo.
Thứ tư là xây dựng cơ chế, chính sách để tuyển chọn đội ngũ giảng dạy, báo cáo viên chất lượng cao; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc dạy và học, tổ chức những lớp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, công chức, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp. Có những biện pháp khuyến khích giảng viên, công chức nâng cao trình độ ngoại ngữ để có cơ sở nâng cao trình độ sau đại học và giao tiếp được với người nước ngoài.
Thứ năm là đối với giảng viên đã nghỉ hưu theo chế độ, nhà trường chủ trương hợp đồng lưu dụng giao trách nhiệm theo khả năng của họ trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ trên cơ sở kinh nghiệm đã tích luỹ.