Xây dựng văn hóa học tập cho nhân viên kinh doanh trong công ty

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CHẤT LƯỢNG THƯƠNG HIỆU VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 85 - 87)

3.3. Một số vấn đề đặt ra trong đổi mới hoạt động đào tạo nhân viên

3.3.1. Xây dựng văn hóa học tập cho nhân viên kinh doanh trong công ty

Xây dựng cho nhân viên văn hóa mà ở đó người nhân viên liên tục tìm kiếm, chia sẻ và áp dụng những kiến thức, kỹ năng mới nhằm cải thiện kết quả của cá nhân họ và hiệu suất làm việc của doanh nghiệp. Khi áp dụng vào học tập trong doanh nghiệp, văn hóa đề cập đến các giá trị, quy trình và hành vi tổ chức nhằm khuyến khích nhân viên không ngừng nâng cao kiến thức và cải thiện hiệu suất của họ.

Văn hóa học tập (learning culture) được đặc trưng bởi sự học hỏi, cởi mở và sáng tạo, là môi trường luôn có sẵn cơ hội khơi dậy ý tưởng mới và khám phá sự thay thế hiệu quả.

Trong thời buổi kinh tế số, môi trường thay đổi với tốc độ nhanh chóng đã kéo theo nhiều quan điểm, góc nhìn cũ không còn phù hợp giống như quyền sở hữu của con người đối với mọi thứ đang dần thay đổi. Ngày trước, khi muốn có một tài liệu ta phải mang đi photo ra, nhưng ngày nay có thể thay thế bằng tài liệu điện tử dạng file mềm.

Đặc trưng của nền kinh tế số là dựa trên dữ liệu. Nếu như ngày trước, các doanh nghiệp muốn ra một quyết định kinh doanh cần thu thập và phân tích dữ liệu về khách hàng, nhà cung cấp, hoạt động vận hành... Thì nay, các doanh nghiệp có thể lấy “dữ liệu đầu vào” thông qua quá trình một khách hàng sử dụng, nó khong chỉ phục vụ cải thiện chất lượng dịch vụ hiện tại mà còn làm tiền đề phát triển những dịch vụ mới hướng đến khách hàng.

Trong văn hóa học tập mới đòi hỏi mọi người cần thay đổi tư duy, nhận thức và để làm được điều đó cần đến đào tạo. Đào tạo cho nhân viên cách thức thay đổi sao cho phù hợp với những thay đổi của tình hình chung.

Đề xuất văn hóa học tập tại Công ty

Gắn vào thực tế tại VNPACO, hiện nay công ty vẫn tìm kiếm nhu cầu khách hàng thông qua mạng xã hội, hội nhóm, thông tin trên Google kiến mất nhiều thời gian và hiệu quả đạt được chưa ở mức tối ưu. Có những ngày, những nhân viên kinh doanh tìm kiếm nhu cầu khách hàng trên các trang về thẩm mĩ nhưng kết quả thu về là thông tin chưa chính xác. Để khắc phục tình trạng đó, công ty cần phải chuyển đổi phương thức tìm kiếm thụ động sang công nghệ mới hiện nay và lấy khách hàng là trung tâm, thông qua dữ liệu nhu cầu của khách hàng tại các nền tảng số nơi khách hàng hiện diện cùng với thiết bị kết nối của mình. Muốn làm được điều đó bản thân lãnh đạo công ty cần có sự thay đổi lối tư duy cũ, để trang bị cho mình những nhận thức cập nhật mới có giá trị. Bởi với văn hóa này sẽ hỗ trợ cho hoạt động của Công ty nắm được nhu cầu của khách hàng dễ hơn.

Để có được văn hóa đó, Công ty cần đẩy mạnh hoạt động đào tạo cho NVKD thường xuyên thông qua việc áp dụng những cách thức làm việc mới để tạo nên một văn hóa học tập. Với cách thức thay đổi cách thức làm việc truyền thống tìm kiếm khách hàng qua các kênh báo, hội nhóm, Facebook... để tìm kiếm nhu cầu của khách hàng qua việc thu thập nhu cầu khách hàng qua nền tảng dữ liệu số thì cần đào tạo cho NVKD có kiến thức chuyên sâu. Đào tạo thông qua mời giảng viên có chuyên môn hay cử đi học tại các trường, trung tâm.

Bên cạnh đó, văn hóa học tập được thể hiện ở cách thay đổi tư duy của lãnh đạo trước tình hình dịch bệnh khi chuyển hình thức đào tạo trực tiếp sang đào tạo trực

tuyến. Chuyển từ hình thức làm việc tập trung sang làm việc sang làm việc từ xa. Hình thức cho phép mọi người làm việc ngay tại nhà mà không phải đến văn phòng. Để thực hiện được, cần có sự trợ giúp từ các thiết bị thông minh và kỹ năng làm việc từ xa của nhân viên cần phải sẵn sàng thích ứng. Từ việc sử dụng các ứng dụng hội họp, giao việc, tới quản lý thời gian, tương tác và giao tiếp qua kênh trực tuyến, tới nuôi dưỡng tâm trí trong không gian nhà riêng... chỉ có thể trang bị thông qua quá trình học hỏi.

Công ty muốn tồn tại trong bối cảnh công nghệ số phát triển như hiện nay bắt buộc phía có chiến lược đưa văn hóa học tập trở thành một phần của mình, dẫn cho quá trình chuyển đổi nhận thức, bồi đắp năng lực cho nhân viên của mình. Văn hóa học tập được đặt ưu tiên vừa thúc đẩy hoạt động đào tạo, vừa đặt cho đào tạo bài toán chứng minh giá trị mang lại cho công ty. Các chương trình đào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái độ cho NVKD vẫn cần được ưu tiên đầu tư. Hơn thế nữa, phải tạo dựng văn hóa học tập cho công ty để làm lợi thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN CHẤT LƯỢNG THƯƠNG HIỆU VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 85 - 87)