Giọng điệu mang dư vị trầm tư triết lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 77 - 80)

CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM

3.3. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam

3.3.2. Giọng điệu mang dư vị trầm tư triết lý

Nếu như giọng điệu hài hước, châm biếm, giễu nhại như là một phương thức để phản ánh cuộc sống; giọng trữ tình, giàu cảm xúc là một nốt lặng để nhìn vào những điều tốt đẹp hiện tồn thì giọng chiêm nghiệm, suy tư nhiều triết lý lại là những thông điệp, những suy ngẫm của nhà văn đối thoại với người đọc. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam, giọng điệu suy tư, trải nghiệm, nhiều triết lý không phải lúc nào cũng được khái quát thành câu văn phơi bày trên trang giấy mà đơi khi cịn ẩn sau câu chữ. Nó thường được tốt lên từ sự kiện hay được chắt ra từ cuộc đời và bộc lộ qua những chiêm nghiệm của nhân vật nên mang đậm sắc thái biểu cảm. Các tác phẩm của anh có sự hịa quyện, cộng hưởng của chất suy tưởng và chất triết lý, xuyên thấm vào nhau một cách nhuần nhuyễn khiến cho dung lượng nội dung tác phẩm được nâng lên một tầm ý nghĩa cao hơn.

Tiểu thuyết của Nguyễn Danh Lam thường thấm thía một cảm quan triết lý sâu xa về sự phi lý trong cuộc đời và nỗi buồn về thân phận con người – được chất chứa trong một giọng trầm tư, day dứt, đôi khi trở đi trở lại như một nỗi niềm khơng

ngồi: “Xác định đi là xác định bỏ lại linh hồn và trôi nốt phần thể xác cho những

năm tháng còn lại. Như cái cây già bứng gốc mà trồng trên đất mới. Mà chẳng phải là đất nữa. Bởi cái đất ấy mày không đủ sức mà hút phần dưỡng chất tinh túy của nó đâu. Mày mn đời cịi cọc trên cái phì nhiêu của nó. Bởi mày khơng được chuẩn bị sẵn một nền tảng cho sự hấp thu ấy..” [2,126]. Đơi khi, đó lại là những lời suy ngẫm

của một người từng trải về xã hội, về sự thay đổi không ngừng của guồng quay cuộc sống, về sự tương thích của con người với thời cuộc: “Suy cho cùng, tao với mày

cùng một thế hệ. Giống y nhau, dang dở, nửa nạc nửa mỡ. Mày được lập trình cho phân nửa cái này, phân nửa cái kia. Rốt cuộc chẳng thích ứng với cái nào cả”

[1,197]. Hay là những lời khuyên mang đầy tính triết lý: “Bây giờ cái gì cũng lao vùn

vụt, nếu hơm nay mày khơng biết giật mình mà ngồi dậy, ráng “tương thích” được phần nào hay phần đó, chỉ ít năm nữa thơi, mày sẽ vĩnh viễn khơng hịa nhập được nữa..” [1,197]. Hôn nhân, hạnh phúc cũng được Nguyễn Danh Lam đưa lên thành

những triết lý: “Chuyện cơng việc, làm ăn có thể đổi thay, cịn hơn nhân nếu đã xác

định bước vào nghĩa là đã kí thác cả cuộc đời mày vào đó. Lỡ một lần là trượt dài, khơng đứng dậy nổi đâu. Mà có đứng dậy nổi, nhìn lên mọi thứ cũng đã cạn kiệt, ngày tháng, tâm trí, sức khỏe” [2,198]. Cũng sau hơn nhân của mình anh chiêm

nghiệm: “Quả đắng về tài chính ngay sau khi kết hơn, anh có ngờ đâu lại cắn ngay

trong buổi sáng này” [2,222]. Cuộc đời sao lắm trái ngang, số phận như trêu ngươi,

đùa bỡn với con người: “Lại một món nợ, trong chất chồng những món nợ mà anh

phải vay tự cuộc đời này. Dù hoàn toàn ngoài ý muốn như những tai họa vẫn tiềm ẩn, rình rập đây đó, sẵn sàng đổ xuống đầu bất cứ thân phận nào. Chẳng ai là người nắm được vận mệnh mình trong tay” [2,333]. Trải qua bao biến cố, chứng kiến sự ra

đi của vợ, cái chết của ông họa sĩ, cái chết của người bạn học anh càng cảm thấy nỗi bơ vơ, lạc lõng của mình trước cuộc đời: “Ai cũng có chỗ của mình. Nhất là với ai

biết chấp nhận và không băn khoăn về nó. Nỗi buồn – niềm vui, khổ đau – hạnh phúc…lần lượt trôi qua với tất cả mọi người, chỉ riêng anh hình như khơng có trong dịng chảy ấy” [1,373]. Đơi khi là triết lý về cái chết an nhiên như quy luật của cuộc

công bằng. Viên cuội trắng ném vào một cái vũng chứa hàng tỉ viên cuội, họa may cạch nhẹ được một âm khô, vô nghĩa” [1,25]. “Chẳng bao giờ là sớm hay muộn đối với mọi cái chết. Nó mở cửa và từng người theo nó, chẳng ai luyến tiếc đến độ tìm cách sống dậy, quay về” [2,360]

Bằng những lối diễn giản dị theo một cách riêng, Nguyễn Danh Lam đã để cho nhân vật của mình một giọng suy tư “trực diện, chân cảm” song luôn tạo được những xúc động bất ngờ: “Liệu con kênh đen đặc này có tìm ra biển được không, hay

cứ bùng nhùng vẩn xuống vẩn lên, dậm chân một chỗ cho tới ngày đông đặc lại, mất hồn tồn dấu tích? Ơ hay, cuộc đời hắn sao giống dòng kênh này thế, cứ tanh tưởi ngày ngày theo nhịp dềnh lên dềnh xuống, chẳng bao giờ trôi được đến đâu. Mang tiếng là kênh nhưng chẳng ai có thể nói rằng, đấy là nước cả. Cịn trơi ra biển? Đó là một mơ ước não lòng” [1,2930-294]. Những triết lý về dòng đời, về ý nghĩa cuộc

sống, về khát vọng được làm một con người đúng nghĩa như ám ảnh, cứa vào lòng người đọc buốt nhức. Hay về sự vô nghĩa của những con người “già ngay trong khi còn trẻ” “Một gã tâm thần đơn độc với tuổi già phía trước. Đúng, thật sự đó là tuổi

già. Anh đã già ngay trong khi còn trẻ. Già so với mọi thứ đang ầm ầm lao tới quanh đây. Mà có lẽ tuổi già cịn tồi tệ hơn cả cái chết. Nhất là khi người ta nghĩ, mình phải già mà khơng chết được” [1,373].

Nếu như giọng điệu triết lý của Tạ Duy Anh trong Thiên thần sám hối là kiểu

giọng sắc bén có phần gay gắt, sơi nổi kiểu hùng biện, giọng triết lý của Châu Diên trong Người sông Mê là giọng thâm trầm, điềm đạm, sâu lắng…thì giọng điệu suy tư, trải nghiệm, nhiều triết lý trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam thường toát lên từ sự kiện hay chắt ra từ cuộc sống và được bộc lộ qua những chiêm nghiệm của nhân vật nên mang đậm sắc thái biểu cảm.

Giọng suy tư triết lý có thể coi là một thứ bè “bè trầm” trong bản phối âm đa thanh và bí ẩn. Nó có thể lẫn vào lời của nhân vật đối thoại với nhau hay độc thoại với chính mình, nó cũng có thể là những đoạn “ngoại đề” của người kể chuyện hàm

cá nhân hóa, chủ quan hóa triệt để, rất ít có những “phát ngơn”, những “định thức” mang tính cộng đồng hay tính “khả nhiên” được thừa nhận: Từ chỗ nó được giãi bày đến chỗ nó được người đọc đồng thuận cịn phải trải qua một quá trình đối thoại, cật vấn lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)