CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM
3.3. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam
3.3.1. Giọng điệu lật tẩy, lạnh lùng hình sự
Xuất phát từ quan niệm của tác giả về hiện thực đời sống - là một hiện thực bề bộn, ngổn ngang, nhiều góc cạnh khơng dễ nhận biết được bằng mắt thường mà phải cảm nhận bằng tâm hồn người nghệ sĩ. Chân dung hiện thực đời sống là những mảnh vỡ số phận, với nhiều góc khuất, nhiều mảng sáng tối, nhiều giá trị tốt xấu lẫn lộn…. Tác giả đã không chủ quan trong việc nhìn nhận hiện thực mà nghiêm túc quan sát, chiêm nghiệm hiện thực đó bằng con mắt của người từng trải.
Hiện thực đời sống phản ánh lên từng câu chữ, từng trang tiểu thuyết của tác giả một cách chân thực, gần gũi. Trên từng trang viết, hiện thực như phơi bầy ra một cách lạnh lùng, tàn nhẫn giống như một cuốn phim quay chậm. Từ điểm nhìn trần thuật, người viết đã thể hiện một giọng điệu miêu tả khách quan, tỉnh táo, sắc sảo về đời sống, ở đó khơng chỉ có những “khn mặt vơ trùng” mà cịn có một giọng điệu tổng phối nhiều bè đầy nghịch âm. Giọng điệu lạnh lùng, hình sự của tác giả được thể hiện rõ nét khi tác giả miêu tả cái chết của các nhân vật.
Bảng 3.1.
Tên truyện Nhân vật Miêu tả cái chết
Bến vô
thường
Gã hành khách cái áo màu xanh cứt ngựa trên mình gã bục toang ra từng mảnh, rối nhùi trong mớ máu thịt toác hoác, nát nhừ. Một con mắt gã lọt ra ngồi hốc sọ, dính lều bều trên má, để lại một cái lỗ lầy hầy đỏ sệt.
một vũng cỏ đầy trăng. Máu tơi chả len lỏi qua khe những hịn đá cuội trắng.
Lão Lão nhảy dựng lên, kịp giãy giụa vài nhịp trên không…đôi
môi khô nứt, toạc máu.
Lão hói Từ hai cái hốc đen ngòm trên gò má lão hai dòng nước sánh ra đỏ như huyết. Mông lão tách ra là đôi như người ta xé sống một con ếch.
Vợ lão hói Xác mụ xoay xoay dưới một thân tre, lưỡi tòi ra khỏi họng một đoạn như con rắn ráo, tím ngắt sắc hoa mua.
Lão ăn mày Đái chưa dứt bãi lão đã ngã lăn đùng, mắt trợn ngược, bọt mép trào ra trắng như ổ trứng chão chuộc. Lão chết với cái lưỡi thè ra khỏi họng, tím ngắt.
Thằng chữ kí Mất thăng bằng, hắn trao về một bên, hai tay quều qo trong khơng khí, chẳng biết nước trong hồ tơm đã xả vào chưa.
Y Kim vừa rút ra, mắt y trợn ngược, mình mẩy co giật, miệng sùi bọt trắng.
Thằng thứ năm và thứ sáu
Hai cái xác thiếu niên được người ta trao trả về gia đình, rối nhùi, nửa đỏ nửa xám.
Cô gái và
chàng trai
Có một sợi dây nối từ cành cây quái đản nọ xuống cổ cô gái trẻ măng… Ngay dưới chân cô, lũ kiến bu vàng xác một chàng trai.
Vợ gã thợ rèn Đến khi có người phát hiện ra, nó đã dộp lên như thể một rề cơm cháy, mùi thịt nướng thơm lừng khắp xóm.
ruột toác hoác, xanh lè, nằm lẫn lộn cùng mấy chiếc xương sườn trắng ởn. Và giịi ơi là giịi, giịi sơi sùng sục như thể tôi vôi.
Mẹ hắn Hai con mắt trắng nhờ nứt ra, trợn lên tia le lói cuối cùng.
Bố hắn Ngực bố hắn tốc ra. Máu nhanh chóng lịe rộng ướt sũng
cái áo đã mục sẵn. Mắt bố hắn trợn trừng, miệng há ngốc, mười ngón tay xịe ra giật tưng tưng. Máu theo thân nứa chảy ồng ộc xuống thảm lá bên dưới.
Giữa vòng vây trần gian
Lão già đen Quần áo lão bục toang, đội lên những bủng thịt trắng xanh… nơi trước kia là hốc mắt chỉ còn lại một bên nhãn cầu trợn ngược. Cái xác bắt đầu phân hủy. O o ruồi nhặng.
Giữa dịng chảy lạc
Ơng già họa sĩ Hai mắt, đôi môi cùng một phần cơ thể đã bị cá rỉa lỗ chố, phần còn lại bắt đầu phân hủy.
Người kể chuyện của Nguyễn Danh Lam có một giọng điệu kể chuyện vơ sắc, ít dùng tính từ để miêu tả tạo cho người đọc một khoảng đồng sáng tạo và đòi hỏi người đọc phải có một hướng tiếp cận tác phẩm mới. Giọng điệu lạnh lùng của người kể chuyện trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam trước hết xuất phát từ chỗ nhà văn khơng để cho nhân vật kể chuyện bình luận nhiều trước các sự kiện đời sống ngổn ngang trong cốt truyện. Trước những đoạn văn nói về cái chết, cái ác, cái xấu, về các sự vật, hiện tượng gai góc và dữ dội bằng một cách bình thản như vậy, người đọc khơng dễ gì cảm nhận được ý nghĩ và xúc cảm thật sự của nhân vật cũng như của tác giả - tất cả đã bị tiết chế tối đa, bị ghìm giữ hết sức dưới lớp vỏ ngôn từ gần như “vơ can” và “đóng băng”.
Tuy nhiên, lối viết này thực sự lại tạo được những hiệu ứng cảm xúc mạnh mẽ nơi người đọc – giống như một thứ lò xo bị nén quá nhiều sẽ đến lúc bị bật tung lên. Trước những cái xấu, cái ác, sự phi lý… được phơi trần trước ánh sáng, người đọc
buộc phải lựa chọn một thái độ nhân sinh dứt khoát và chính âm hưởng nhân văn chung của tác phẩm sẽ gieo vào họ niềm tin với con người và với cuộc đời. Nhà văn đã hồn tồn trao cái quyền phê phán, bình luận, đánh giá, yêu ghét….về nhân vật và thế giới hiện thực trong tác phẩm cho độc giả qua chất giọng lạnh lùng, trung tính.
Cùng chung dịng chảy của văn học hậu hiện đại, nhiều câu văn, nhiều dòng chuyện của Thuận tựa như những ốc đảo cô đơn, lạnh lẽo, bởi nhà văn đã chủ động tước đi hết những “ôi a” những “rất lắm quá” và thậm chí cả những “tha thiết, da diết, mãnh liệt” – nghĩa là kiểu hành văn dễ gây hẫng cho những độc giả vốn quen được nhà văn “chiều chuộng” bằng những tính từ và thán từ. Ngịi bút Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh….cũng thường giữ giọng trung tính, lạnh lùng đầy ghìm nén khi mô tả cái ác, cái xấu, tình dục, những nỗi kinh hoàng và tuyệt vọng của con người như vậy.