Lối viết kết hợp truyền thống với hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 28 - 31)

CHƢƠNG 1 : ĐÔI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG

1.2. Nguyễn Danh Lam và nét độc đáo trong sáng tác

1.2.2.2. Lối viết kết hợp truyền thống với hiện đại

Nguyễn Danh Lam đã thành công trong việc kết hợp giữa tính hiện đại và nghệ thuật tiểu thuyết truyền thống. Bằng thủ pháp “thả một câu chuyện có đầu cuối trơi dạt giữa mn vàn câu chuyện không đầu không cuối”, trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, thế giới hiện lên với vẻ phong phú, hỗn độn, sơi động. Đó là một bản hịa sắc kì dị giữa những gam màu ảo và thực, sáng và tối. Đến với tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, độc giả sẽ được thưởng thức một bản hòa âm lạ lùng giữa tiếng ngọt ngào từ sâu thẳm tâm linh, từ tâm hồn những con người thống khổ mà vẫn khao khát hạnh phúc, khao khát làm người, với những tiếng gào thét đầy bạo lực, mánh lới của dòng đời cuồn cuộn chảy trôi. Đến với tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam chúng ta không chỉ đến với nội dung tiểu thuyết độc đáo mà còn đến với phong cách nghệ thuật độc đáo, khơng lặp lại chính mình. Một sự cách tân độc đáo với cấu trúc song trùng, phức tạp, một thế giới phức điệu, giọng văn vừa thô nhám, vừa giàu chất thơ.

Nguyễn Danh Lam đã chọn cho mình cách viết nội dung có sự kết hợp giữa viết cái gì và viết như thế nào. Nhà văn hiện đại ln muốn mình phải là người kể

chuyện chứ khơng muốn mình đơn thuần chỉ là kể ra một câu chuyện. Cách viết nội dung ở đây có thể hiểu là nội dung khơng có sẵn từ trước mà viết đến đâu nội dung hình thành đến đó. Viết ở đây khơng phải là để biểu đạt nội dung mà là sản sinh nội dung, tất nhiên người viết có dự định, ý đồ ban đầu nhưng vẫn cịn mơ hồ. Hình dung cả một khối hỗn mang những cảm xúc, những hình ảnh hồi ức cộng sinh của ý đồ ban đầu với khối hỗn mang ngôn ngữ mang lại cho sự sản sinh nội dung. Để làm được điều này địi hỏi người viết phải có năng khiếu, tài năng nhất định chứ khơng phải ai cũng có thể làm được. Dù viết khó nhưng Nguyễn Danh Lam đã chọn cho mình lối viết này. Câu chuyện cứ trơi đi theo tình tiết sự việc và hành động nhân vật, nhà văn khơng biết sự việc gì đã xảy ra, cứ để thực tại diễn ra như nó vốn có khơng tơ vẽ màu mè gì cả. Nguyễn Danh Lam thường hướng ngịi bút của mình vào những mảnh vỡ của hiện thực, đó là những tiểu tự sự, những mảnh vỡ hiện thực của cuộc sống, thật khó tóm tắt được một tác phẩm như vậy.

Đọc tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, độc giả có cảm tưởng như rơi vào những vịng xốy, những suy nghĩ đang tuôn chảy trong mạch suy nghĩ tự nhiên của nhà văn mà khơng có sự chuẩn bị từ trước. Bằng ngịi bút sắc sảo, với lối viết độc đáo, làm việc bằng cả tâm huyết, Nguyễn Danh Lam đã cho ra đời hàng loạt những “đứa con tinh thần” giàu giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật góp phần tơ đậm bức tranh muôn màu của đời sống văn chương.

CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM

Nhân vật là một trong những thành tố cơ bản của tiểu thuyết. Chính vì vậy, khi tiểu thuyết hiện đại và hậu hiện đại có những đổi mới trong cách viết, lối tự sự, cách xây dựng nhân vật thậm chí đề xuất tiểu thuyết “phản nhân vật” thì nhân vật vẫn tồn tại như một yếu tố quan trọng nhất của cấu trúc tiểu thuyết. Nhân vật gắn liền với cốt truyện, chuyển tải nội dung cơ bản cũng như là hạt nhân của các thủ pháp nghệ thuật. Vì vậy, người ta khơng thể tiêu diệt nhân vật, chí ít tác phẩm vẫn luôn tồn tại nhân vật – người kể chuyện. Bởi nhân vật là một thành tố vừa thuộc nội dung, vừa thuộc hình thức của tiểu thuyết. Nghiên cứu về nhân vật thực chất là đang tìm hiểu xem tác giả nhìn nhận con người như thế nào và chuyển tải hình tượng đó trong tác phẩm của mình bằng cách nào.

Vậy nhân vật là gì? Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử nhất định. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Nhân vật là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng có thể khơng có tên riêng…. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống…. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì vậy nhân vật ln gắn chặt với chủ đề tác phẩm” [18]

Trên thế giới, nhìn lại tiểu thuyết của các nhà văn đầu thế kỉ XX ta có thể thấy được khuynh hướng tấn công vào nhân vật. Kafka đã giản lược dần tên của nhân vật đến khi chỉ cịn kí hiệu nhân vật bằng một chữ cái. Xóa nhịa cuộc sống thực tại với các yếu tố nghề nghiệp, lai lịch, thân nhân chỉ quan tâm đến nhân vật tại thời điểm xảy ra biến cố. Dường như tác giả khơng quan tâm tới q trình diễn tiến của tính cách nhân vật mà chỉ cố chuyển tải tâm trạng của nhân vật tại thời điểm kể chuyện. Cách kể như vậy khiến cho kiểu nhân vật điển hình biến mất, thay vào đó ta có nhân vật như một mảng hiện thực bị xé nhỏ, ngổn ngang đầy ắp. Thậm chí nhiều nhà văn

còn cực đoan phản đối loại nhân vật tâm lý (kiểu nhân vật đã rất thành công của tiểu thuyết thế kỉ XIX) và họ nghĩ nhân vật của họ khơng cịn tâm lý nữa.

Các nhà tiểu thuyết hiện đại Việt Nam cũng đang trong xu thế cách tân nhân vật của mình. Từ chỗ coi nhân vật như trung tâm của đời sống xã hội, phản ánh con người xã hội với những vấn đề lớn lao nhiều nhà văn đã quan tâm đến đời sống tâm lý – tâm linh của nhân vật (đó cũng là lý do khiến cái kì ảo xuất hiện nhiều hơn trong văn học Việt Nam hiện đại từ cuối thế kỉ XX), quan tâm tới nhân vật trong tư cách một cá nhân, một số phận cụ thể. Nguyễn Danh Lam cũng không phải ngoại lệ. Anh đã xây dựng cho tiểu thuyết của mình một thế giới nhân vật rất đặc trưng, với nhiều nét đổi mới táo bạo trong thủ pháp xây dựng nhân vật. Truyện của anh không thời thượng bởi nhân vật của anh là người lao động, những số phận bình dân, nghèo túng, lam lũ, chìm khuất và chịu đựng. Cảm tưởng như những nhân vật của anh được đặt trong trạng thái quá khứ mịt mờ, hiện tại lổn nhổn và tương lai vô định, những nhân vật của anh sống bản năng nhưng tiềm tàng một niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời.

Ở Luận văn này, chúng tơi tìm hiểu hai khía cạnh chính trong vấn đề nhân vật của tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam. Đó là những nhân vật tiêu biểu trong các tác phẩm của anh nhằm chuyển tải một nội dung nào đó; hai là các thủ pháp xây dựng nhân vật mà nhà văn đã sử dụng. Thơng qua đó, chúng tơi sẽ đánh giá mức độ thành công của nhà văn ở phương diện này trong tương quan so sánh với nền chung của tiểu thuyết Việt Nam hiện nay.

2.1. Các loại nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)