CHƢƠNG 1 : ĐÔI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.2.2. Miêu tả chân dung nhân vật
Ngoại hình đóng vai trị khá quan trọng nghệ thuật khắc họa nhân vật. Theo quan niệm truyền thống “xem mặt bắt hình dong” thì việc nhìn ngoại hình có thể thấy được phần nào tính cách nhân vật và tâm địa của mỗi người. Mỗi loại nhân vật có một ngoại hình riêng biệt. Khảo sát tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam, chúng tơi thấy ngoại hình nhân vật không phải là yếu tố nhà văn đặt lên hàng đầu. Trong hầu hết sáng tác của Nguyễn Danh Lam, ngoại hình nhân vật chỉ được nhà văn miêu tả rất ít, nó chỉ như “chiếc chìa khóa” để độc giả đốn biết tính cách nhân vật. Thậm chí có những nhân vật trung tâm nhưng cũng không được nhà văn đặc tả. Nhân vật anh trong Giữa dòng chảy lạc, nhân vật Thữc trong Giữa vòng vây trần gian là hai nhân
vật trung tâm nhưng lại khơng được tác giả miêu tả về ngoại hình. Cịn ở một số nhân vật khác thì ngoại hình nhân vật chỉ được tả lướt qua, nhưng cũng qua con mắt của nhân vật khác. Đây chính là một nét rất khác biệt so với các tiểu thuyết truyền thống. Nói đến việc miêu tả ngoại hình cốt là để tô đậm thêm tính cách nhân vật. Cùng chung quan niệm đó, bên cạnh những cái khác biệt thì sáng tác của Nguyễn Danh Lam cũng có những nhân vật hiện lên với ý nghĩa này. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật được nhà văn miêu tả trong sáng tác của mình chủ yếu để cá biệt hóa nhân vật, góp phần tơ đậm nhân vật thêm sinh động. Ngoại hình gã thợ rèn hung tợn được miêu tả trùng khít với tâm địa quỷ của gã: “Từ thủa lọt lòng gã đã đỏ chói, bén gót,
sơi xèo xèo y như con dao nướng trên than hồng, hung hãn nhất trong những đứa con hung hãn của gia đình… Khơng một chữ trong đầu, suốt ngày thổi lửa, quai búa, mặt ngầu đỏ, tai nghễnh ngãng, cơ bắp gồ lên” [1,241]. Ngoại hình của gã góp phần lý
giải phần nào hành động quỷ dữ của hắn với cô bé điên xinh đẹp nhà thợ dệt “sự rình
mị của một con quỷ….ác quỷ chẳng là gã thì là ai” [1,244]. Hay khi miêu tả thằng
mắt híp – một thằng nhỏ giang hồ, lưu manh “mặt thằng mắt híp là mặt thằng trâu
dái. Da bì, má xệ, mơi sưng, mắt thì kẹp sợi chỉ vào, nhắm lại, rút khơng ra. Hai khóe mắt có hai cục gỉ xanh lè, véo ra bẻ được. Nước mũi nó cũng xanh, như hai con đỉa trườn xuối hai bên cái nhân trung dài đuỗi. Thi thoảng nó hít một phát, hai con đỉa thụt lên, biến mất hút trong hai cái lỗ đen ngịm” [1,86]. Chính những yếu tố ngoại
hình này như báo hiệu những điều quái dị về sau của thằng mắt híp khi nó bị tiện đứt hai chân “chỗ thịt tái sinh phủ một lớp da sần sùi như vỏ cây. Tồn thân nó cũng
trùm lên một lớp da như thế, có cả những mảng loang lổ, mơng mốc như thể địa y… Tóc cứng như thể rễ tre, những chỗ đáng lý phải mọc lơng cũng đâm ra lịe xịe như rễ..” [1,144-145].
Cũng có khi ngoại hình nhân vật được tác giả khắc họa, miêu tả trái ngược hồn tồn với nội tâm, tính cách của nhân vật khiến cho độc giả phải đi hết hành trình cùng nhân vật mới đốn định được tâm tính, tích cách nhân vật. Cơ tóc tém – một ả gái điếm được tác giả miêu tả: “Hai vệt lông mày kẻ thật bén, đôi quầng mắt xanh ma
mị lấp lánh ánh nhũ, những hạt phấn lơi tơi trên gị má, đơi mơi tím ngắt ứa ra nhại nhễ…” [1,100], nhưng bên trong cô lại ẩn chứa bao niềm đau, bao nỗi cô đơn: “Vẻ kiêu sa giả tạo đột nhiên biến mất, cịn lại nỗi gì như nhỏ bé, hơi cô đơn, phảng phất cả chua chát trên sắc diện hoàn toàn non nớt ấy” [1,101]. Cịn đây là cơ bán bảo
hiểm: “Gương mặt tươi rói một sắc đài các đến ngẩn người… Với vành môi dưới trễ
nải, ẩn sẵn một cái nhếch lên kiêu hãnh..” [2,10], đằng sau cái vẻ kiêu sa kia cũng là
một nỗi buồn chênh chao, cô cố gắng dùng cái vẻ bề ngoài, lạnh lùng, kiêu sa kia để che đi con người thực của mình. Hay cơ gái ở lớp học anh văn - một cô gái sành điệu trong con mắt của anh: “Mái tóc vàng nâu, uốn thành từng con sóng nhỏ, lúc lắc trên
bờ vai mịn óng… Áo quần thay đổi mỗi ngày, tồn đồ tơn lên vẻ hấp dẫn bề ngồi của cô…” [1,164]. Cịn bên trong cơ lại là con người mặc cảm, thiếu tự tin vì hồn
bên trong hồn tồn khác. Có lẽ vì thế em càng thiếu tự tin” [2,168]. Trong sáng tác
của mình, Nguyễn Danh Lam nhiều khi miêu tả ngoại hình nhân vật cực quái dị, xấu xí nhưng ẩn chứa trong đó lại là một tâm hồn cao đẹp, một khát khao làm người – con người đúng nghĩa. Y bán hàng “chạp phô” với ngoại hình: “Da đen sạm, mặt đầy rãnh, mái tóc cố chải xi nhưng cứ dựng ngược lên, bạc đen nham nhở…. Khắp hai chân, đùi, bụng của y, chẳng trống chỗ nào những hình xăm dữ dằn, vằn vện..” [1,135-137]. Một quá khứ của con người du cơn, đằng sau đó là một tâm hồn muốn phục thiện, làm lại cuộc đời, được sống như một con người với khát khao hạnh phúc. Chính vì thế y dành hết tình thương cho đứa cháu, nhưng kết cục của y thật bi thảm: “Trên nóc quan tài tấm hình y lọng khung đen, mái đầu tua tủa, cặp mắt nhuốm đầy
màu u uẩn, nhìn càng uẩn u hơn sau làn khói nhang ngút ngát” [1,136]. Cịn lão cóc
– một ngoại hình: “Da lão cứ sần ra, toàn những cục to bằng đầu đũa, phủ kín từ mặt
xuống tận cẳng chân cẳng tay, tuyền một màu xam xám nâu nâu” nhưng lão lại là
người rất tốt bụng, luôn nghĩ ra những trò chơi để thu hút lũ trẻ như chiếu phim, nuôi cá và cả cứu người: “Đêm nào lão cũng bỏ thời gian dạo quanh hồ một lượt. Nửa
như là đi dạo, nửa như thể “tuần tra”, biết đâu chả có người cần sự giúp đỡ” [1,34].
Có khi dấu ấn của hồn cảnh, mơi trường sống cũng in đậm trên ngoại hình nhân vật. Thằng câm trong Bến vô thường là một nhân vật được miêu tả như thế. Cô đơn, thằng câm làm bạn với lũ rắn: “Lũ rắn hiểu nó, nó hiểu lũ rắn. Tâm linh nó vậy
nên thể xác cũng dần dần hóa rắn” [1,60], “đứa bé trên tay mụ mềm nhũn, dài thượt, lật đầu ngủ cong như con rắn vắt trên cây… Da nó vẩy lên, đơi mắt nhỏ xíu mà tinh anh, miệng rộng từ tai này sang suốt tai kia. Thay vì nói, nó phun ra những âm khè khè đáng sợ” [1,60]. Hay ngoại hình ơng anh rể khi về nước mang đậm dấu ấn của
cuộc sống “ở bển”: “Bộ quần áo may bằng thứ vải mềm, in nhiều hoa văn sặc sỡ,
chân mang giày thể thao, cổ đeo sợi dây chuyền lớn. Cái màu đỏ chói của nó nổi bật trên lớp da đỏ ửng. Mái tóc nhuộm màu, vuốt ngược mấy cọng cam, nâu, lỉa chỉa. Nhìn chung, dưới mắt anh ông là một tổng thể hội tụ nhiều màu sắc” [2,79]. Tả cô
mông khá nặng. Nằm trong cái tổng thể ấy, cái áo xẻ sâu vồng lên một cặp ngực muốn ngợp” [2,84]
Có thể khẳng định việc xây dựng nhân vật từ những chi tiết ngoại hình là một lợi thế của tiểu thuyết nói chung. Sức sống của các nhân vật chính là những ấn tượng mạnh mẽ về những đặc điểm bề ngoài của mỗi con người. Ngoại hình vừa góp phần cá thể hóa nhân vật, vừa có sức khái quát hiện thân cho một lớp người, một kiểu người nào đó trong xã hội ngày nay. Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam có thể khơng chú trọng đặc tả ngoại hình giống như các nhà văn thời trước, nhưng những gì ơng miêu tả có thể coi là chiếc “chìa khóa vàng” để bạn đọc dựa vào đó mở từng trang sách, mở từng ý nghĩa mà nhà văn muốn gửi gắm.
Tất nhiên, ngoại hình nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam không phải lúc nào cũng được lý giải. Một phần lớn, ngoại hình, diện mạo nhân vật chỉ xuất hiện như một “mắt nổi” của kết cấu, cốt truyện nhằm hiện thực hóa chức năng thơng báo về hồn cảnh sống hết sức đặc biệt của nhân vật hoặc như nguyên cớ, nguyên nhân dẫn đến hành động của một số nhân vật khác. Qua đó thúc đẩy diễn biến, phát triển của cốt truyện hoặc là hậu quả của việc làm vô tâm hoặc là hiện thân khủng khiếp của vòng nghiệp chướng, oan nghiệt.