CHƢƠNG 3 : NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NGUYỄN DANH LAM
3.2. Yếu tố kì ảo – một cách tổ chức kết cấu mới trong tiểu thuyết Nguyễn
3.2.2. Hệ thống biểu tượng
Nhà phê bình Nguyễn Hồi Nam đã nhận xét: “Giữa vịng vây trần gian của
Nguyễn Danh Lam khơng đem lại cho ta sự phản chiếu đời sống, có chăng, đó chỉ là sự phản chiếu cách nghĩ của tác giả về đời sống, nó đan dệt bằng những biểu tượng, những huyền thoại, nhưng cũng chính vì thế mà nó tạo ra sự ám ảnh và buộc ta phải nghĩ về đời sống mà mình đang sống.” [27]. Cũng khơng chỉ trong Giữa vịng vây trần gian, trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Danh Lam đã xây dựng được hệ thống
biểu tượng một cách phổ biến và thực sự tạo được hiệu quả nghệ thuật. Khảo sát cụ thể qua sáng tác của Nguyễn Danh Lam, chúng tơi nhận thấy có những biểu tượng đặc sắc sau:
Biểu tƣợng dịng sơng:
Hai con sơng được nói đến trong tiểu thuyết Giữa vịng vây trần gian. Thoạt tiên là con sơng ngay sát cạnh nhà Thức (nhân vật trung tâm của truyện). Đúng hơn đây không phải là sơng mà là một dịng kinh. Nhưng điều quan trọng ở chỗ nó có ý nghĩa phân cách bờ bên này và bờ bên kia của nó. Ở bờ bên này là cuộc sống thực tại mà chúng ta đang sống từng phút, từng giây, là cuộc sống có những bữa nhậu đêm "tới bến" mà chính nhân vật Thức vừa trải qua. “Khi băng qua điểm phân cách ấy,
Thữc đã tới bờ bên kia. Nếu trong triết học Phật giáo, "đáo bỉ ngạn" (sang đến bờ bên kia) tức là giác ngộ, thì với nhân vật Thức, hành vi "đáo bỉ ngạn" sẽ đưa anh đến bến Lú, là khởi đầu cho một hành trình luẩn quẩn loanh quanh kéo dài cho tới hết cuốn sách: hành trình trên cõi Mê!” [27]
Con sông thứ hai xuất hiện khi Thức đi lấy nước theo lệnh của gã lái xe đã cho anh quá giang trong lúc trốn chạy. Ngay từ đầu thì con sơng đã có cái vẻ quái lạ: "Mặt sông không rộng, nước chảy cũng khơng xiết. Thức chẳng hiểu vì sao tiếng óc
ách của nó có thể vang xa đến thế" [3,27]. Ấy vậy mà nó có sức hút ghê gớm với
Thức, anh đã từng giao hoan cùng nước của nó: "Thức nằm úp trên lớp cát ven bờ.
Cảm thấy mình như cục đất khơ cong, đang từ từ rã ra khi từng hạt đã ngậm đầy nước. Nước liếm vành tai Thức. Miên man, Những vết thương thoáng dựng lên. Bỏng
rát. Rồi mau chóng mềm ra. Đê mê. Rười rượi" [3,29].. Con sông này sẽ chảy suốt
cuộc hành trình của Thức. Trên dịng sông ấy, thi thoảng anh vẫn loé lên sự khát khao được sang bờ bên kia, nhưng rút cuộc thì anh khơng sang, khơng ai sang, và bờ bên kia vẫn hồn tồn là một thế giới mù mịt khơng nằm trong sự tri giác của con người! Người ta có thể tự hỏi, con sơng biểu tượng cho điều gì? Khơng dễ đưa ra một câu trả lời xác quyết cho câu hỏi này. Nói đúng hơn, có khá nhiều đáp án khi người đọc đối chiếu nó - dịng sơng của tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam - vào cái kho tri thức văn hóa mà nhân loại đã tạo dựng trong lịch sử. Nguyễn Hoài Nam đưa ra hai giả thiết: “Nó là con sơng âm phủ như trong thần thoại Hy Lạp, con sông đưa linh hồn
người chết tới vương quốc của thần Hadex? Nó là con sơng trong nhận thức của Thiền giả, con sông phân tách giữa u mê và bừng ngộ? Tơi thích giả thiết thứ hai hơn, và nó thuyết phục tơi bởi một chi tiết: con thuyền. Theo quan điểm Thiền học, để vượt sơng Mê tới bờ giác ngộ phải có thuyền - tức là phải có cơng cụ cần thiết để người hành Thiền đạt đạo. Khi đã giác ngộ rồi, cơng cụ ấy trở nên vơ dụng, níu kéo nó thậm chí có hại. Bởi thế mà khi cơn lũ kéo đến trên sơng, lão già đen vì khơng chịu rời con thuyền nên đã phải mất mạng. Nhưng, giả thiết thứ nhất cũng không phải khơng có lý. Xi theo dịng sơng âm phủ ấy, Thức đã đạt vào thế giới của những âm hồn, nơi ngự trị của cái chết” [27].
Biểu tƣợng ngôi làng
Sau cơn lũ kinh hoàng, Thữc (Giữa vòng vây trần gian) kiên quyết rời bỏ dịng sơng và bạn đồng hành là lão già trắng để vào làng, với mong muốn được gặp Người. Một không gian khác mở ra, trước hết là cái làng, rồi sau đó là những biến thể của nó: cái rẫy vắng, ngơi tháp cổ và hẻm núi. Người ta có thể hình dung cái làng mà Thức đặt chân vào là một bãi tha ma: “Làng đã ở phía sau, những mái nhà bàng bạc,
đơn điệu. Nhìn ở góc độ này, khi đã được thu nhỏ, Thữc rùng mình liên tưởng đến những nấm mồ. Mỗi mái nhà san sát là một ngôi mộ nhỏ” [3,129]. "Họ" - những
như là một vùng cấm của các dân tộc người ở Tây Bắc, Tây Nguyên, nơi trú ngụ của những người chết, và người sống không được phép đặt chân vào. Đến ngơi tháp cổ thì mọi thứ đều rõ ràng: đây chính là thế giới của các âm hồn chưa siêu thoát, hằng đêm họ vẫn hiện về từng đàn, từng lũ như cố níu kéo, chút nào sự tồn tại đau khổ của kiếp người.
Huyền thoại sáng thế
Có thể nói tới một sự đảo ngược trình tự của huyền thoại sáng thế ở Giữa vòng
vây trần gian: Biến cố (cơn hồng thuỷ), thay vì ở điểm khởi đầu, đã lại được đặt ở
điểm chung cục. Nó diễn ra sau khi cả Thữc và cô gái đều hiểu rằng họ không thể kết hợp thành một gia đình hạt nhân. Có thể nói rằng từ cái "phản huyền thoại" này mà ý đồ tư tưởng của tác phẩm đã được phơi lộ: “Khi nào mà con người còn ngụp lặn
trong vực thẳm của nghi kị và sợ hãi, khi nào mà con người không thể nối kết với con người bằng sự thơng hiểu và tình u thương, thì khi đó cõi trần gian này cịn là một vịng vây đầy khổ ải đối với mọi phận người!” [27].
Trong bối cảnh vắng lặng đến rợn người mà cuốn tiểu thuyết đã vẽ ra, sự tồn tại trơ trọi hai con người đại diện cho hai giới của loài người khiến người ta phải nghĩ đến huyền thoại sáng thế của hầu khắp các tộc người trên thế giới: Một biến cố lớn đã xảy ra (trận hồng thủy chẳng hạn), thế giới hoang tàn, chỉ cịn một đơi trai gái sống sót (có thể họ là anh chị em ruột), họ lấy nhau, sinh con đẻ cái và tái sinh thế giới từ đó. Mơtip này được sử dụng với một sự điều chỉnh có chủ ý trong Giữa vịng
vây trần gian: Thữc và cô gái không thể trở thành vợ chồng của nhau. "Họ như hai mẩu gỗ dạt vào nhau trên một dịng sơng ngầu bọt. Bị va đập, bị cuốn trơi. Vơ tình, trong cùng một quỹ đạo như nhau. Nhưng hai mẩu gỗ vẫn hoàn toàn là hai mẩu gỗ. Khơng mảy may có cơ dun nhập lại làm một" [3,242]. Tại sao? Cô gái giải thích:
"Nếu muốn được hợp thức hố, anh phải làm chồng tôi. Nhưng nếu muốn được cùng
anh, tôi lại không được phép làm vợ anh" [3,243]. Trở ngại khơng phải từ phía Thữc,
hiện, nhưng ln tồn tại qua việc áp đặt lên số phận của cô gái và Thữc những luật lệ, những định kiến mơ hồ, khó hiểu và đáng sợ. Đáng sợ vì nó mơ hồ và khó hiểu!
Biểu tượng là một mã văn hóa, có sức khái qt, có tính đa nghĩa và thể hiện phương thức tư duy của nhà văn. Tham gia vào cấu trúc văn bản, biểu tượng trở thành một dạng mã hóa các tư tưởng chủ đề mang tính chủ quan của nhà văn về đời sống. Do vậy, xét trong cấu trúc văn bản, nó cũng là một thứ ngơn ngữ, vì biểu tượng ln gắn với một thơng điệp nào đó. Hình tượng thiên sứ trong tiểu thuyết cùng tên được lấy ra từ các huyền thoại có tính tơn giáo. Bào thai trong Thiên thần sám hối đi ra từ quan niệm hài nhi – sinh thể sống trong cách nhìn và đo tính đời một con người của Á Đông cổ truyền…. Đặc điểm đặc trưng của các biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam là đa số các biểu tượng đều mang tính siêu thực. Nó là tầng khám phá cao nhất về hiện thực – những hiện thực mang giá trị biểu trưng. Biểu đạt ý nghĩa bằng biểu tượng chính là cắt nghĩa đời sống bằng vốn sống nhân loại, hay nói cách khác là tạo ra một thứ “liên văn bản” mà trong đó có sự tham gia của những kinh nghiệm văn hóa cộng đồng đã thấm sâu vào nhà văn. Nhờ thế mà Nguyễn Danh Lam đã tạo ra được trong tác phẩm của mình một bầu khơng khí tiểu thuyết với chiều sâu của những suy tưởng triết học và độ vang mở sâu xa trong tinh thần người đọc.