Xây dựng nhân vật và cốt truyện theo khuynh hướng hậu hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 26 - 28)

CHƢƠNG 1 : ĐÔI NÉT VỀ TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG

1.2. Nguyễn Danh Lam và nét độc đáo trong sáng tác

1.2.2.1. Xây dựng nhân vật và cốt truyện theo khuynh hướng hậu hiện đại

Cảm thức hậu hiện đại xem thế giới là hỗn mang. Ở đó, bảng giá trị đời sống bị đảo lộn, con người hồ nghi về sự tồn tại của chính mình. Thế giới nhân vật trong sáng tác Nguyễn Danh Lam hầu như bị “làm dẹt”, bị “tẩy trắng” mọi đường viền lịch sử (về mặt tiểu sử hay tâm lý, tính cách) chỉ cịn một cái tên, một thứ kí hiệu – biểu tượng, Nguyễn Danh Lam đã nói: “Tất cả các nhân vật trong tiểu thuyết hay truyện

ngắn của tôi từ trước đến nay đều vô danh, hoặc nếu “hữu danh” thì cũng chỉ là một “cái gì đó” để gọi vậy chứ khơng phải tên! Ngồi tên, họ khơng cịn có cả lai lịch và nhiều thứ thuộc về cá nhân khác nữa. Cái này khơng do tơi quyết định, mà là do tơi nhìn thấy họ ở trong cuộc đời này và tôi phản ánh họ vào tác phẩm như vậy” [23]. Đa phần trong số nhân vật hiện diện trong kí ức, khơng diện mạo, khơng lai lịch, và

“bóng hình của họ khơng có chiều dày thực thể, mà chỉ giống những giọng nói, những hình dung, những biểu tượng” (trong khi với tiểu thuyết truyền thống: đó lại

là những điểm tựa, những cái mốc để bạn đọc dễ theo dõi và nhận định về nhân vật). Nếu đối chiếu với những quan niệm truyền thống về nhân vật, ở một góc độ nào đó,

có thể gọi đây là kiểu nhân vật “phản – nhân vật”. Song cũng chính những “phản – nhân vật” này đã tạo nên sự bí ẩn và kèm theo đó là sức hấp dẫn “mê hoặc” của các tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết đương đại, hiện tượng “biến mất” của các nhân vật khỏi tiến trình tự sự trở thành một hiện tượng khá phổ biến, tạo nên khơng ít những “khoảng tối”, “khoảng trống”, những khúc “vô thanh” cho văn bản. Rõ ràng, việc xuất hiện các nhân vật “biến mất”, “vắng mặt” trong tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam hồn tồn khơng phải một hiện tượng mang tính ngẫu nhiên. Với khát vọng thay đổi vị thế, bản chất cũng như mơ hình nhân vật truyền thống, Nguyễn Danh Lam muốn tạo ra một lối “giải – nhân vật” mà thực chất là xây dựng nên một kiểu nhân vật mới cho sáng tác của mình. Một cuộc sống, một tiến trình đầy ắp sự kiện…đơi khi cũng chính là nguyên nhân đẩy các nhân vật “ra rìa” hay lùi sâu vào “hậu trường” văn bản. Không chỉ độc đáo trong việc xây dựng nhân vật theo cảm hứng hậu hiện đại tác giả còn đem đến một sự cách tân độc đáo trong cách xây dựng cốt truyện. Đó là sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn, cốt truyện lỏng lẻo, hiện thực trong tác phẩm là những mảnh vụn nhỏ, cấu trúc phi đơn tuyến với lối kể nhảy cóc, lời thoại đa âm… Những kĩ thuật này được Nguyễn Danh Lam sử dụng một cách tài tình, khéo léo nhằm thể hiện một cách sâu sắc những nhân hình, nhân tính đặc biệt đang trong q trình hỗn mang của thế giới con người. Nguyễn Hưng Quốc nhận xét: “Chủ

nghĩa hậu hiện đại chủ trương phi tâm hóa, chấp nhận sự kết hợp lỏng lẻo giữa các thành tố trong tác phẩm như những thủ pháp nghệ thuật quan trọng… Cũng có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại là sự sụp đổ của những cái đơn nhất và toàn trị để nhường chỗ cho phần mảnh và những yếu tố ngoại biên, là sự khủng hoảng của tính nhất quán và là sự nở rộ của sự dị biệt, là sự thối vị của tính hệ thống và sự thăng hoa của tính đa tạp” [34]. Với việc sử dụng hình thức cốt truyện phân mảnh, Nguyễn

Danh Lam đã tạo ra một sự thay đổi trong nghệ thuật viết tiểu thuyết, đưa người đọc đến với những khả năng mới của tiểu thuyết, báo hiệu một ý thức mới về thể loại, góp phần trả lời câu hỏi: “Có thể viết tiểu thuyết như thế nào một cách tự giác hơn”. Trong q trình tìm tịi, thể nghiệm hình thức cốt truyện này, có những tác phẩm tới

đích, những tác phẩm cịn dang dở…. Tuy nhiên, đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Hưng Quốc đã khẳng định: “Mỗi thử nghiệm nếu không làm xuất hiện những đỉnh

cao, thật cao trong sáng tạo thì nó ít nhất cũng làm cánh đồng văn học nghệ thuật được đa dạng hơn, nhãn giới của những người làm văn nghệ được mở rộng, tâm lý của người đọc cũng dần dần được bao dung hơn, từ đó dễ chấp nhận những cái mới hơn” [34].

Việc xây dựng nhân vật và cốt truyện theo khuynh hướng văn học hậu hiện đại đã giúp nhà văn thể hiện sinh động thế giới như nó vốn có. Nhân vật, cốt truyện là hai phạm trù trung tâm của tiểu thuyết, tìm hiểu và đi sâu vào những địa tầng của tiểu thuyết hậu hiện đại nói chung và của Nguyễn Danh Lam nói riêng chúng ta sẽ có dịp khám phá và tìm hiểu những cảm thức của một khuynh hướng văn học mới. Điều này giúp chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn, sâu sắc hơn đối với nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói chung và những tác phẩm của Nguyễn Danh Lam nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết nguyễn danh lam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)