Giọng điệu mỉa mai, suồng sã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) (Trang 88 - 97)

CHƢƠNG 3 : GIỌNG ĐIỆU

3.2. Giọng điệu mỉa mai, suồng sã

Bakhtin và Kundera đều đồng tình trong quan điểm tinh thần của tiểu thuyết chính là “tiếng cười”, là “tinh thần hài hước”. Sau 1986, tiểu thuyết Việt Nam ngày càng nhạt dần chất sử thi đậm đà cảm hứng thế sự, tiếp xúc

suồng sã đến thô bạo hiện thực. Khi những chuẩn mực bị lệch pha, cái hài

xuất hiện. Cái nhìn mỉa mai, suồng sã, giễu nhại của chất tiểu thuyết đã quy định một giọng điệu riêng của tiểu thuyết đương đại. Tác giả sử dụng giọng điệu mỉa mai nhằm châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, sự hủ lậu, dốt nát trong xã hội. Cũng bằng những phương thức đa dạng như sử dụng ngôn ngữ của người kể chuyện, của nhân vật, hay qua những câu ca dao, câu vè trong văn học dân gian... Ma Văn Kháng đã tỏ thái độ của mình trong khi nhắc đến mọi lĩnh vực như xã hội, giáo dục, kinh tế, và những con người trong đó.

Tất nhiên, cái xã hội Ma Văn Kháng miêu tả trong tác phẩm của mình, không còn “chó đẻ” nữa, nhưng nó cũng chứa đựng biết bao sự ngang trái bất công. Tác giả từng thốt lên: “Ôi! giáo Tự khù khờ! Xã hội này là của người lao động (...). Rường cột xã hội này phải là những người xuất thân nghèo khổ như Lại, như Cẩm, chứ loại như Tự giỏi lắm cũng chỉ là gã chạy cờ thôi”

mảnh đất để cho các trí thức dụng tài sao mà eo hẹp! Sự trì triết được thể hiện ở các từ “như”, “loại như” chứa dựng nỗi niềm chua xót. Mỉa mai thật, cũng đắng cay thật! Các trí thức bị dồn vào bước đường cùng, đến mức phải nghĩ đến việc từ giã khát vọng trong cuộc đời mình. Tự hay là Khiêm cũng chẳng qua la những kẻ lạc loài, những kẻ “đầu thai nhầm thế kỉ”, thậm chí họ chỉ là những kẻ bỏ đi, là kẻ tàn phế. Bởi “ở những nơi này, chỉ có nghịch lí là được hoạt động. Ở những nơi này, cái hỗn độn thắng cái trật tự. Cái thật thua cái giả tạo. Đạo đức thua vô liêm (...) kẻ dốt nát thống trị người hiền tài (...) con

người, xã hội, đi lộn ngược, đi giật lùi” [34, tr. 344]. Giọng điệu mỉa mai của

tác giả không chỉ không còn là sự chua xót nữa, mà là đau đớn. Cách lặp lại các cú như “ở những nơi này” hay từ “thua” như chà đi xát lại nỗi đau. Trong đoạn hội thoại sau đây ta sẽ thấy tiêu chuẩn về vẻ đẹp xuất thân của con người. Tiếng cười được bắt đầu qua đoạn đối thoại giữa ông Quyết Định và Toàn về nguồn gốc xuất thân của tên láu cá, háo sắc, bịp bợm Trần Quàn cùng những kẻ bị kỉ luật cùng hắn:

“- Cả năm đồng chí mình, từ Trần Quàn tới đồng chí Thường vụ mới bổ sung tất cả đều xuất thân từ thành phần... rất tốt.

- Rất tốt?

- Đúng thế. Trần Quàn thì vô nghề nghiệp, sống cầu bơ cầu bất từ nhỏ. Còn bốn đồng chí khác thì ba người trước cách mạng là ăn mày, trong đó, hai

là ăn mày chuyên nghiệp” [37, tr. 169]. Hóa ra “rất tốt” đồng nghĩa với “cầu

bất cầu bơ”, “ăn mày chuyên nghiệp”. Lí lịch xuất thân kia cũng không giúp nổi các đồng chí của ta tránh khỏi ki luật. Sự mỉa mai sâu sắc, thâm thúy của tác giả nằm cả ở điểm này.

Giọng điệu mỉa mai tiếp tục được nhà văn sử dụng làm phương tiện để tố cáo “bệnh thành tích” :“Chà trí thức những kẻ mang sẵn cái mầm bất phục tùng và thói tự phụ cùng các nhược điểm thâm căn cố đế như hay hoang

mang dao động, xa rời đời sống (...) thế mà làm cách nào Dương lại đoàn kết được họ, kìm chế khuyết tật ở họ, khiến họ trở thành những người thầy XHCN, hết lòng vì học sinh thân yêu? Dương vất vả đây. Nhưng công việc sẽ rất thú vị. Bởi vì, đó chính là phần thưởng. Ôi những phần thưởng, những danh hiệu, những tấm bằng khen, những lá cờ la liệt trên bức tường ở phía

sau chiếc ghế Dương vẫn ngồi” [34, tr. 330]. Từ phê phán, tác giả đã lật tẩy

sự xảo trá: “đó sẽ là một trò ảo thuật đại lừa bịp, và vô sỉ bậc nhất. Bởi vì đó là sự trang điểm mỹ miều cho một tấm thân đã dơ dáy nhuốc nhơ, đang cần

phải chà xát kĩ càng cho bật hết ghét bẩn” [34, tr. 330]. Nhìn chung, để vạch

trần, tố cáo sự lố lăng của thói đời, tác giả thường sử dụng giọng điệu mỉa mai, chua xót đắng cay. Giọng điệu này góp phần thể hiện sự phủ nhận của tác giả đối với xã hội rối ren, bấn loạn kia.

Bên cạnh giọng điệu mỉa mai với sắc điệu chua xót, đắng cay, cây bút tài năng này còn sử dụng sắc điệu trào lộng khi giễu cợt những thói hư tật xấu của những trí thức “rởm”, trí thức “lưu manh”. Cùng dùng ngòi bút để vạch trần những sự thoái hoá biến chất của con người trong cuộc sống, Tô Hoài thì dùng giọng này để phê phán những gì xa lạ với cuộc sống đời thường một cách dí dỏm, nhẹ nhàng, còn Ma Văn Kháng thì dùng nó để lật tẩy những thói hư tật xấu, sự xống cấp về đạo đức nghiêm trọng của một số trí thức thời buổi kinh tế thị trường. Mỉa mai thay, buồn tủi thay khi Bí thư Thị ủy Lại - người đứng đầu thị xã lại phát ngôn ra nhưng câu đại loại như “trí thức không bằng một cục cứt chó khô”, “không móc túi người khác bây giờ là một phẩm chất cần được khoe khoang (...). Di tản là đại ái quốc. Trí thức là ăn bám. Đánh

bạc có hiệu quả cao thì đánh bạc muôn năm” [34, tr. 315], hay “hôm nay, thị

xã ta khai giảng trường cấp ba. Rồi đây chúng ta sẽ mở trường cấp bốn, cấp

năm, cấp sáu” [20, tr.107]. Và nạn nhân của những kẻ lưu manh đó là Tự, là

nạn nhân của bệnh thành tích, bị Cẩm đổ oan nên “ông thống bị cấm khẩu. Ông Thống chịu tai, mang ách suốt đời. Để Dương tha hồ mà hoan hỉ. Để

Cẩm tha hồ mà lên bổng xuống trầm độc xướng bản tụng ca” [34, tr. 343].

Cấu trúc câu văn đăng đối, “cấm khẩu - hoan hỉ”, “chịu tai, mang ách - lên bổng xuống trầm” đã làm nổi bật sự đối lập, một bên là ông Thống - Dương, Cẩm, nạn nhân - kẻ gây án, đau đớn - hoan hỉ. Vậy là từ cách sắp xếp từ ngữ, cú pháp câu, giọng điệu trào phúng đã tố cáo tội ác của những lãnh đạo nhà trường, và thể hiện sự xót xa, tiếc thương cho ông Thống. Đúng là “cười ra nước mắt”. Diễn biến của số phận của Đúc trong Ngược dòng nước lũ càng khiến cho độc giả bất ngờ: “Chấm mút một vụ khai tăng kinh phí để lấy tiền đút túi (...) đang sắp bị khởi tố thì được (...) thoát vòng tù tội, lại lên chức lên

lương” [35, tr. 174]. Cách miêu tả lạnh lùng khiến làm tăng tính hiển nhiên

cho câu chuyện. Từ “chấm mút” vừa tỏ thái độ khinh bỉ của tác giả, lại vừa vạch rõ bản chất đê hèn của hắn.

Nổi bật ở những tiểu thuyết của Ma Văn Kháng là giọng điệu giễu nhại. với hiệu quả thẩm mỹ cũng là khả năng đem đến tính bất ngờ. Ở những trường hợp này, người kể chuyện thường giả vờ nghiêm trang thuật lại mọi chuyện để rồi “lỡm” độc giả bằng những bình luận sắc sảo, chua cay. Độc giả, nhiều khi đến cuối câu chuyện mới bật ngửa ra trước cái hài hước mà người kể chuyện đã đem đến. Công thức chung của kiểu giọng điệu này là sự đối nghịch giữa hai vế câu, hai mệnh đề hoặc hai câu, hai ý: một - trang trọng, nghiêm túc; và hai - bỡn cợt, châm chích; một - kể, đánh giá khách quan và hai - giải thích thêm theo cái nhìn chủ quan của người kể. Hiệu quả của giọng điệu này là tạo ra tiếng cười thâm thúy, nhẹ nhàng. Sắc thái giọng điệu mỉa mai của Ma Văn Kháng nhanh chóng chuyển sang giễu nhại khi miêu tả hình ảnh của những lãnh đạo “tài thấp, phận cao”. Cái hạn chế của họ là cái hạn chế mang tính lịch sử. Chỉ bằng vài nét bút, tác giả đã phác thảo nên hình ảnh một ông Văn

Hiến trong Một mình một ngựa với “tác phong sâu sát và có niềm say mê bất

tận. Ông say mê phong trào như say mê đàn bà” [37, tr. 116]. Phương thức

tạo sự đối nghịch trong hai câu “say mê phong trào” - “say mê đàn bà” thật đắc dụng trong việc thể hiện sự mỉa mai của tác giả. Nó vừa chỉ ra một sự thật trần trụi, lại vừa khiến cho độc giả cảm thấy bất ngờ, thú vị. Tác giả phê phán nhân vật Dương trong Đám cưới không có giấy giá thú như sau: “Dương quả là một biên niên sử, từ 1945 đến nay, có phong trào cách mạng, có cuộc chỉnh huấn nào mà không tham gia? Chống Pháp. Chống Mỹ (...). Cho đến các phong trào (...) như dọn sạch hè phố, chống quần loe, tóc dài (...). Trình độ lí luận của Dương, kinh nghiệm đấu tranh tư tưởng của Dương, trải qua

những thực tiễn ấy khác nào dao mài sắc càng sắc” [34, tr. 157]. Từ có giá trị

lập luân như “quả là”, “khác nào” kết hợp với sự đối lập ở các mệnh đề như “chống Pháp”, “chống Mỹ” - “chống quần loe”, “tóc dài” đã tố cáo sự nhiệt tình thái quá cũng như sự ấu trĩ, lố bịch trong hành động, suy nghĩ của Dương. Ma Văn Kháng đã đưa ra một điều hiển nhiên nhưng cũng đầy nghịch lí là: trình độ lý luận, kinh nghiệm đấu tranh tư tưởng của con người đại diện cho Đảng bộ nhà trường là kết quả của những lần tham gia “các loại phong trào”. Hài hước biết bao! Sâu cay biết bao!

Bên cạnh đó, hình thức sử dụng ca dao, vè... với mật độ khá cao thông qua chủ thể phát ngôn là nhân vật lại đem đến cho tiểu thuyết Ma Văn Kháng tinh thần biếm họa. Giọng điệu đi từ hài hước ẩn ý (“Sáng trăng mà em ngỡ tối trời. Bởi chưng em mới phơi sự đời em ra. Sự đời như cái lá đa. Đen như

mõm chó, chém cha sự đời” [34, tr. 161]) cho đến xổ toẹt, khiêu khích (“chớ

đến nhà thằng lé, chớ ghé nhà thằng lùn” [34, tr. 348]) rồi chua ngoa, tục tĩu

(“lưỡi không xương nhiều đường lắt léo. L. không cạp l méo tứ phương”

[34, tr. 347]). Giọng điệu hài hước được thể hiện ở những câu đố vui như:

(cái trống), “Đầy đồng cỏ mọc xanh rì. Muốn đi tới đó phải quỳ một chân.

Thò vào chuyển động xa gần. Rút ra chửi bố tiên nhân nhà mày”[351, tr. 287]

(bắt cua).

Điểm tương đồng giữa ba tác phẩm là tác giả cùng sử dụng khá nhiều thơ “con cóc” của nhân vật hay thơ trào phúng để làm gia tăng tính hài hước cho tác phẩm. Những câu thơ sau có thể làm bằng chứng tố cáo phong trào hám lợi làm phá hủy những đạo đức truyền thống “Ly hôn được đất bán vàng. Rồi đây rẽ thúy chia loan ngập tòa. Đơn ly hôn ngả bầy ra. Đêm đêm ông gõ

mõ bà vẫn kêu” [35, tr. 307]; Sự rối ren từ cấp lãnh đạo “quan lớn lại làm cụ

trong dân” [34, tr. 111], “phở không người lái. Mỗi người làm việc bằng hai.

Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe” [34, tr. 187]; Sự ngây ngô, đơn giản và

công thức trong tư duy của những người đứng đầu tập thể:

“Cải xoong, cải bắp, xu hào Trong ba cây ấy cây nào anh ưa Em hỏi thì anh xin thưa

Xu hào xuất khẩu anh ưa suốt đời” [37, tr. 107].

“Cây mận, cây vải, cây đào Trong ba cây ấy cây nào anh ưa Em hỏi thì anh xin thưa

Cây mận xuất khẩu anh ưa suốt đời” [37, tr. 313].

Giọng điệu mỉa mai còn được khai thác ở cách đặt tên cho nhân vật. Đặc biệt là ở những biệt hiệu mà tác giả gán cho các nhân vật của mình. Trong Đám cưới không có giấy giá thú là Tự trọng, Dương kính, Thống lý Patra, Ông đẽo cày giữa đường, Thảnh cú, Thuật chó… Đây là những biệt danh mà học trò dành cho các thầy cô giáo. Mỗi biệt danh là một sự hóm hỉnh, hài hước mà đau xót. Bởi ẩn sau mỗi cách gọi ấy là một câu chuyện về

nhân cách con người. Thuật là một thầy giáo ngoài ra anh còn có thêm nghề nuôi chó cảnh bán vì thế mà anh có thêm biệt danh là Thuật chó. Đúng ra chữ chó này là để chỉ nghề tay trái của anh, không hàm ý mỉa mai xúc phạm gì nhưng đặt trong toàn văn cảnh nó lại chua xót biết bao. Thuật bàn chuyện dạy dỗ thi cử của học trò trước cảnh những con chó đang phối giống. Người đọc thoáng rùng mình và hiểu ra sự xa cách khác biệt của Thuật và Tự dù ban đầu họ gần nhau biết bao. Mỗi cách gọi tên nhân vật ẩn chứa trong đó là tình cảm của tác giả, là thái độ của nhà văn với chính nhân vật của mình. Trong cả ba tiểu thuyết mà chúng tôi khảo sát cách đặt “biệt hiệu” cho nhân vật đều xuất hiện. Cách gọi này vừa suồng sã vừa thật sâu sắc. Nó cũng là một chiếc chìa khóa để người đọc mở cánh cửa vào thế giới nhân vật của Ma Văn Kháng. Đây chính là một trong những điểm mới lạ giúp văn học Việt Nam hiện đại bước từ khuynh hướng sử thi với giọng điệu ngợi ca, sang cảm hứng thế sự cùng giọng điệu suồng sã, tự nhiên. Giọng điệu này được Ma Văn Kháng sử dụng chủ yếu trong những lời thoại, và qua đó ta có thể thấy được tính cách của các nhân vật cũng như thái độ của tác giả với sự kiện xảy ra. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng, giọng điệu suồng sã chủ yếu được tạo bởi lớp ngôn ngữ thông tục, thậm chí là thô tục của tầng lớp thị dân và trí thức tha hóa.

Trong Một mình một ngựa, khi miêu tả sự gian díu của của ông Văn Hiến với cô Tình giữa “thanh thiên bạch nhật”, ngay trong cơ quan, tác giả viết:

“- Ứ ừ, nhưng mà anh phải bảo công đoàn họ phân cho em một lạng cao hồ .

- Tưởng gì! Anh sẽ đền hẳn hai lạng. Bằng cái ấy của em là được

chứ gì!

- Khiếp quá thôi! Ăn với chả nói!

- Anh đùa tí thôi mà. Chà! hai cái bánh dầy của em thơm quá. Cho anh

- Ái! Đau bỏ xừ đi ấy! Răng gì mà nhọn như răng chuột thế! - Hì hì... anh yêu mà” [37, tr. 209].

Ở tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú, người đọc lại càng chua xót, chát đắng hơn khi nền giáo dục bị coi thường, rẻ rúng đến thảm hại. Hãy lắng nghe những lời Bí thư Thị ủy tuyên bố hùng hồn trước biết bao nhiêu thầy cô giáo và học sinh trong không khí trang nghiêm của ngày khai trường:

“Các anh giáo! Xin nói để các anh biết. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản các anh

chẳng qua là cái sinh thực khí, tức cái vật thể thối tha của thằng đàn ông.

Nghĩa là khi xung trận, được kích thích thì nó cương cứng lên. Rồi sau đó thì

ỉu sìu như thằng chết trôi” [34, tr. 443], bởi đơn thuần “trí thức không bằng

một cục cứt chó khô”. Thậm chí, sự thiếu văn hóa, đạo đức cũng được thể hiện ngay trong cuộc cãi vã của Cẩm và Thuật - những con người làm cái nghề cao quý, dạy người:

“- Đồ chó! Đồ khốn!(...)

- Mày bảo ai là đồ chó, hả thằng mõ?

- Mày! Mày là đồ chó! Đồ chó đểu[34, tr. 273].

Giọng suồng sã được tác giả sử dụng mạnh mẽ hơn khi miêu tả ngôn ngữ của tầng lớp thị dân trong cơ chế thị trường. Đối với loại nhân vật này, tác giả thường vạch rõ bản chất hám danh, hám lợi, sự vô văn hóa của chúng bằng một loạt hệ thống từ ngữ thô tục mang đậm tính khẩu ngữ trong sinh hoạt.

Khiêm trong Ngược dòng nước lũ là một trí thức cấp cao, nhưng đối lập với anh lại là Thoa - vợ anh - một người đàn bà chua ngoa, đáo để, và lăng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) (Trang 88 - 97)