Ngôn ngữ nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) (Trang 50 - 54)

CHƢƠNG 1 : NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

1.2.3.Ngôn ngữ nhân vật

1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

1.2.3.Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ của nhân vật đi liền với cá tính nhân vật. Do đó hệ thống ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng đi liền với các kiểu nhân vật của ông.

Ở hình ảnh người trí thức chân chính, những nhà văn nhà giáo có lương tâm và nhiệt huyết, Ma Văn Kháng thường dùng ngôn ngữ chính luận, trang nhã, hay sử dụng thành ngữ, tục ngữ, các tích dân gian trong văn học, mang đậm tính triết lý tư duy sâu sắc:

“Con người ta đúng như Toàn nói trước hết là một cá thể. Làm gì thì làm cũng không thể quên điều ấy. Nói rộng ra thì một cuộc cách mạng càng không thể quên điều ấy, không thể triệt tiêu lợi ích cá nhân được. Vấn đề của

mọi cuộc cách mạng là giải phóng sức sáng tạo của mỗi cá nhân”

[37, tr. 103].

“Văn học đang phân rã. Một số lớn đang nhà báo hóa theo tốc độ phi mã, tự biện hộ bằng tuyên ngôn: học tập nhà văn Comlombia giải Noben là Máckét viết đủ mọi chuyện vặt vãnh thuộc thể báo chí, bằng cách lạm dụng từ ngữ và cấu trúc câu kiểu văn chương để miểu tả những câu chuyện hình sự - mà giá của nửa trang văn tự hóa các trò đời này, ngang với nhuận bút của

một tiểu thuyết chính hiệu ba trăm trang” [37, tr. 158].

Trong Ngược dòng nước lũ ta bắt gặp rất nhiều những đoan "tuyên ngôn" cho quan điểm văn chương của Khiêm và cũng là của Ma Văn Kháng. Đây không phải là một hình thức phổ biến ở văn học hiện đại nữa. Chính bởi những "tuyên ngôn" này mà người đọc cảm nhận được ngôn ngữ nhân vật trí thức của Ma Văn Kháng đậm chất triết lý, chính luận và học thuật.

Bên cạnh với hệ thống nhân vật từ trí thức “rởm” và thị dân, tác giả lại trao cho họ lớp ngôn ngữ phong phú, sống động mang hơi thở của đời sống, đậm chất khẩu ngữ.

Từ ngôn ngữ của ông Lại bí thư thị ủy trong một buổi phát biểu khai trường: "Tôi dẫn một tiểu đội xông vào dinh thằng Tỉnh trưởng. Cửa đóng tôi

đạp một phát, nhảy vào (...). Khoái quá (...). Vinh quang bõ lúc phong trần.

Thế là tôi liền vạch chim, tương luôn một bãi lên mặt bàn giấy của nó. Cho

nó sướng" [34, tr. 442]; "Hãy liệu hồn, chớ có nhi nhoe (...) trí thức không

bằng một cục cứt chó khô đâu" và "Các anh giáo! Tầng lớp trí thức tiểu tư

sản các anh chẳng qua là cái sinh thực khí, tức là cái vật thể thối tha của

thằng đàn ông" [34, tr. 442-443]. Đến cái suồng sã trong ngôn ngữ của

Xuyến, của Trinh của Quỳnh. Đây là một đoạn hội thoại giữa Xuyến, Trinh và Quỳnh:

“Cô Trinh cùng với một cái nguýt dài, dứ chiếc lốp vào sát mặt Quỳnh, vừa đanh đá, vừa cợt nhả:

- Thì đây! Nhường cho đấy, xỉa tiền ra! (...)

Ngước lên, thấy Quỳnh đứng trên giàn giáo với hai người thợ xây, Xuyến liền chép miệng.

- Vẫn cứ là mặt thớt xông vào cướp cháo thí xây bằng được. Ra đời ăn

nhau một chữ trơ là thế!(...)

- Một chữ trơ không đủ đâu cô Xuyến ạ.

- Thì thêm một chữ tê nữa.

- Phải nhiều chữ mới được cô Xuyến ơi.

- Tờ u tu huyền tù nữa hẳn!” [34, tr. 78-79].

Hãy lắng nghe lời mạt sát thiếu văn hóa của Xuyến đối với anh giáo khổ đáng thương Đặng Trần Tự: Cha tiên nhân nhà nó chứ! Ra thời buổi

Hoạt, mày có dựng cái xe thổ tả này ra ngoài hiên không tao đập gẫy cha nó

ta cho biết tay bây giờ. Người ta thì khôn cậy, khéo nhờ. Mình thì... rõ cứt

nát còn đòi có chóp. Đói rõi đói rạc ra lại còn xe với pháo! [34, tr. 80-81].

Quả là đỉnh cao của sự chua ngoa!

Dù ngôn ngữ mang tính chất khẩu ngữ của những nhân vật này không nhiều nhưng nó mang lại cho tác phẩm một sức hấp dẫn thực sự. Đặt bên cạnh ngôn ngữ chính luận có phần dày đặc làm tác phẩm trở nên căng cứng, những ngôn ngữ đời thường đậm chất khẩu ngữ kiểu so sánh ví von tuy thô thiển nhưng rất phù hợp để đặc tả bản chất lưu manh của nhân vật khiến cho nhân vật ấy trở nên sống động và đặc biệt là phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống. Khi viết về những đám người quan chức, trí thức lưu manh Ma Văn Kháng thường dùng ngôn ngữ kiểu này. Nó thể hiện bản chất của nhân vật và cũng thể hiện tính chiến đấu cao trong ngòi bút của nhà văn. Ông đã thể hiện thái độ thẳng thắn rõ ràng trước cái xấu xa tàn nhẫn đội danh quyền lực. Điều đó cho thấy sự dũng cảm và nhiệt huyết của nhà văn.

Ma Văn Kháng còn sử dụng nhiều ca dao, tục ngữ, các câu thơ, tích truyện trong văn học vào tác phẩm của mình. Đan xen với đó là những cách ví von, cách đặt biệt hiệu, cách nói mang âm sắc của từng nhân vật (như con bé Tý Hợi thường xuyên nói ngọng “n” và “l”, ông Duyễn thường dùng từ “thật lực”...) đã góp phần tạo nên hệ thống ngôn ngữ nhân vật linh hoạt, phong phú phản ánh đúng bản chất nhân vật.

Như vậy, trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Ma Văn Kháng vẫn còn những hạn chế nhất định như đôi khi quá lạm dụng miêu tả ngoại hình nhân vật, miêu tả tâm lý nhân vật đôi chỗ còn khiên cưỡng, ngôn ngữ nhân vật còn hơn nặng tính luận đề do đó dẫn đến căng cứng. Nhưng nhìn chung, tác giả đã có những thành công nhất định trong việc xây dựng nên một hệ thống nhân vật phong phú, phản ánh chân thực cuộc sống. Cách miêu tả nhân vật tỷ mỷ từ

ngoại hình đến tính cách, nội tâm ngôn ngữ đã khiến mỗi nhân vật của ông mang một màu sắc riêng. So với các tác giả đương đại tiểu thuyết Ma Văn Kháng không có quá nhiều đổi mới tạo bạo ở hình thức nghệ thuật nhưng ông đã có những phát hiện thú vị về hiện thực, dũng cảm phản ánh hiện thực đó cũng như thể hiện quan điểm cá nhân một cách thẳng thắn, có trách nhiệm đối với ngòi bút của mình. Đó cũng là những thành công rất đáng ghi nhận ở nhà văn.

Chương thứ nhất chúng tôi đã tập trung làm sáng tỏ hai vấn đề: các kiểu nhân vật của Ma Văn Kháng trong đó nổi bật lên kiểu nhân vật trí thức nhà văn - nhà giáo; cùng với đó chúng tôi khảo sát các biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật chỉ ra rõ những thành công cũng như những hạn chế của tác giả. Giữa các văn bản chúng tôi nhận thấy rõ tính hệ thống và liên kết của chúng. Nó hé mở về hướng nghiên cứu liên văn bản, góp phần khai thác sâu hơn những tác phẩm này. Điều mà Ma Văn Kháng đã làm được là phản ánh một hiện thực xã hội bức bối trên những trang văn của mình. Và cũng chính trên những trang văn đó bạn đọc thấy một Ma Văn Kháng nhân văn, nhiệt huyết ra sao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) (Trang 50 - 54)