PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) (Trang 104 - 112)

1. Nghiên cứu về nghệ thuật tự sự qua ba tiểu thuyết Ngược dòng nước

, Đám cưới không có giấy giá thú, Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng,

chúng tôi muốn góp một cái nhìn hệ thống về những đặc sắc nghệ thuật của nhà văn từ sau 1975.

2. Bằng nội lực sáng tạo của mình, Ma Văn Kháng đã nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống để cho người đọc có thể thấy được những phức tạp trong đời sống khi những giá trị truyền thống đã dần mai một bởi nền kinh tế thị trường. Sự thoái hóa, biến chất diễn ra trong mọi ngóc ngách, trên mọi lĩnh vực. Miêu tả sự thật này, nhà văn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo giúp thức tỉnh con người trước những vấn đề đang đặt ra với đời sống đương đại. bao gồm cả cái đẹp lẫn cái xấu, cái thiện lẫn cái ác.

Đối lập với những con người háo danh, hám lợi, tầm thường, ngu dốt... lại là một những con người có ước mơ, hoài bão, có hiểu biết, trân trọng những giá trị đẹp đẽ trong cuộc sống... Cái đẹp không thực sự chiến thắng, nhưng dám đương đầu, dám thách thức, và dám bảo vệ giá trị của mình trước những cái xấu xa. Ma Văn Kháng vẫn đặt một niềm tin bất diệt vào cuộc sống, vào chân - thiện - mĩ, và vào những giá trị truyền thống ngàn đời nay ông cha ta đã gây dựng nên. Cách Ma Văn Kháng nhìn nhận về con người cho thấy tình yêu thương và trái tim nhân hậu của ông. Mỗi tiểu thuyết của nhà văn này đều là đau đáu trăn trở về con người trong bối cảnh xã hội thay đổi quay cuồng của nền kinh tế thị trường.

Một nét thú vị khác khi tìm hiểu tiểu thuyết Ma Văn Kháng, những đoạn trữ tình ngoại đề mang đậm chất thơ, chất lãng mạn như một mạch nguồn trong trẻo chảy len lỏi qua tác phẩm đã đưa tâm hồn độc giả vào một thế giới tách biệt hẳn với những cái xô bồ, thói hám lợi ngoài kia.

3. Ma Văn Kháng không đi theo bút pháp xây dựng nhân vật của chủ nghĩa hậu hiện đại. Ông vẫn chủ yếu xây dựng nhân vật bằng các bút pháp

truyền thống quen thuộc. Cách xây dựng nhân vật của tác giả là truyền thống, có mô típ nhất định như người vẻ đẹp của người phụ nữ là phải tròn đầy, đằm thắm, cao sang, người trí thức đại diện cho phẩm chất, trí tuệ là nhà giáo; vẻ bề ngoài và tính cách bên trong là đồng nhất... Tuy nhiên, những đặc điểm này không làm ảnh hưởng đến nét đặc sắc của tác giả khi miêu tả nhân vật. Ông thổi được cái hồn của con người thời đại mới vào mỗi nhân vật của mình. Nhân vật của Ma Văn Kháng phong phú, có những nét tính cách, hành động, tâm lý, ngôn ngữ sinh động và chân thực. Mỗi nhân vật là một mảnh đời riêng góp vào bức tranh chung phản ánh sâu sắc thực tế xã hội Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử. Qua nghệ thuật miêu tả ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ, tác giả đã đem đến một thế giới nhân vật sống động, gần gũi. Các nhân vật trung tâm của Ma Văn Kháng phần nào thể hiện được con người của nhà văn và tư tưởng mà nhà văn muốn thể hiện. Vì vậy tiểu thuyết Ma Văn Kháng càng về sau càng đậm chất tự truyện.

4. Vấn đề người kể chuyện cũng như điểm nhìn trong các tiểu thuyết của Ma Văn kháng nhìn chung không có nhiều cách tân đổi mới. Người kể chuyện thường đứng ở ngôi thứ ba với điểm nhìn từ bên ngoài vào để kể chuyện. Cùng với đó người kể chuyện này thể hiện sự gần gũi về quan điểm cách nhìn với chính tác giả. Nó cho thấy tính luận đề, tư tưởng của các tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Tuy không có nhiều đột phá nhưng bù lại người kể chuyện trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng khá khôn ngoan và linh hoạt trong cách dẫn chuyện. Câu chuyện không chỉ diễn tiến hoàn toàn theo trình tự thời gian mà ở nhiều đoạn nó có sự lắp ghép, hồi cố. Đặc biệt tác giả sử dụng giấc mơ, hình thức lá thư, truyện lồng trong truyện để đa dạng các điểm nhìn, đồng thời tạo sức hấp dẫn cho tác phẩm.

5. Để chuyển tải bức tranh đời sống muôn màu muôn vẻ và bày tỏ thái độ của mình trước hiện thực cuộc sống và con người, Ma Văn Kháng đã sử dụng giọng điệu như là một phương tiện thẩm mĩ đặc thù. Giọng điệu trong tác phẩm của ông rất đa dạng, lúc là trữ tình thiết tha sâu lắng, lúc mỉa mai, suồng

sã, lúc lại triết lí sâu sắc... Trong những giọng điệu ấy, giọng điệu trữ tình hiện lên đậm đặc nhất. Nó giúp nhà văn thể hiện thái độ ngợi ca đối với những cái đẹp, cái cao cả mà nhà văn hằng tôn thờ.

6. Nghiên cứu vấn đề điểm nhìn, người kể chuyện, thế giới của nhân vật và giọng điệu trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng tôi thấy, nhà văn đã thể hiện được sự tìm tòi, sáng tạo đầy ý thức trách nhiệm. Từ cái nhìn nghệ thuật đa diện, đa chiều, Ma Văn Kháng đã tạo nét những nét đặc sắc riêng trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của mình. Đồng thời chúng tôi cũng chỉ ra những tồn tại trong nghệ thuật tự sự của Ma Văn Kháng như không dân chủ trong cách kể, can thiệp quá sâu vào đời sống của nhân vật, các điểm nhìn còn mang nặng tính chủ quan, giọng điệu triết lý làm tác phẩm có phần nặng về luận đề. Tuy nhiên những tồn tại này không ảnh hưởng quá lớn tới giá trị chung của tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Nhìn vào tiểu thuyết của ông người đọc có thể thấy một quá trình vận động chuyển đổi không chỉ của một nhà văn mà đó còn là hành trình sáng tạo, bứt phá của văn chương Việt Nam sau 1975.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách lý luận phê bình

1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Phandơ Kápka, Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Văn Dân (1999), Lý luận văn học - Nghiên cứu và ứng dụng, Nxb Giáo dục.

4. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Dân (2003), Văn học phi lý, Nxb Văn hoá thông tin.

6. Trịnh Bá Dĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học, Hà Nội.

7. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

8. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

9. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb ĐHQGHN.

10. Phan Cự Đệ (2000), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - những

vấn đề lịch sử và lí luận, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Hà Minh Đức (chủ biên) (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, Nxb KHXH.

14. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học, Hà Nội.

15. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên) (2004), Từ

điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

16. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Nguyễn Đăng Mạnh (1979), Nhà văn - tư tưởng và phong cách, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

18. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

20. Nhiều tác giả (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Nhiều tác giả (1995), Những bậc thầy văn chương thế giới - Tư tưởng

và quan niệm, Nxb Văn học.

22. Nhiều tác giả (2006), Những vấn đề mới trong nghiên cứu và giảng

dạy văn học, Nxb ĐHQGHN.

23. Nhiều tác giả (1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (Phạm Vĩnh Cư dịch), Nxb Đà Nẵng.

24. Nguyễn Ngọc Thiện (2000), Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

25. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại những tìm tòi đổi

mới, Nxb Khoa học Xã hội.

26. M. Bakhtin(2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn. 27. M.B.Khrapchenco (1982), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát

triển của văn học, Lê Sơn và Nguyễn Minh dịch, Nxb Tác phẩm mới,

28. Manferd Jahn (2000), Trần thuật học, (Nguyễn Thị Như Trang dịch, Phạm Gia Lâm hiệu đính), Hà Nội.

29. I. P Ilin v à E.A Tzurganova (chủ biên) (2003), Các khái niệm và thuật ngữ

của các trường phái nghiên cứu văn học Tây Âu và Hoa Kì thế kỉ XX, (Đào

Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch), Nxb ĐHQGHN.

30. I.U. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nhệ thuật (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thuỷ dịch), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Sách tác phẩm

31. Ma Văn Kháng (2006), Côi cút giữa cảnh đời, NXB Kim Đồng, Hà Nội.

32. Ma Văn Kháng (2006), Chó Bi - đời lưu lạc, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 33. Ma Văn Kháng (1997), Đầm sen, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

34. Ma Văn Kháng (2000), Đám cưới không có giấy giá thú,, Nxb Hội Văn học.

35. Ma Văn Kháng (2003), Đồng bạc trắng hoa xòe, Nxb CAND, Hà Nội. Ma Văn Kháng (2003), Ngược dòng nước lũ, Nxb CAND.

36. Ma Văn Kháng (2005), Mùa lá rụng trong vườn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

37. Ma Văn Kháng (2010), Một mình một ngựa, Nxb Phụ nữ.

38 . Ma Văn Kháng (1999), Sống rồi mới viết - Hồi ức nhà văn Việt Nam

thế kỷ XX, Nxb Hội Nhà văn.

39. Ma Văn Kháng (2002), Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội

40. Ma Văn Kháng (2003), Vùng biên ải, Gặp gỡ ở LaPanTẩn - In trong Ma Văn Kháng tiểu thuyết (Tập 2), Nxb CAND, Hà Nội.

Tư liệu, bài viết

41. Phan Cự Đệ (2001), "Về một nền lý luận, phê bình Macxít trong thế kỷ XX", Nhà văn, số 6.

42. Trương Đăng Dung (2004), “Trên đường đến với tự duy lí luận văn học”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12, tr.47 - 64.

43. Đoàn Ánh Dương (2009), “Nguyễn Bình Phương: lục đầu giang tiểu thuyết”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4.

44. Nguyễn Khoa Điềm (2004), “Vươn tới những thành tựu lý luận mang tính khoa học và nhân văn”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 2, tr.4 - 9. 45. Phan Thị Kim (2002), “Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ

thuật của Ma Văn Kháng trong tiểu thuyết sao 1980”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

46. Đỗ Thị Ngọc Lan (2009), “Cảm hứng phê phán trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kì đổi mới (Qua các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái)”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

47. Lã Duy Lan, "Ngược dòng nước lũ - cuộc khám phá mới đầy tiềm năng vào nguồn văn, vào dòng đời cuộn chảy" (bài viết tay).

48. Nguyễn Hoàng Mi (2008), “Những chuyển biến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kì đổi mới”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

49. Hồ Thị Bích Ngọc, "Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hoá tiểu thuyết", Luận văn thạc sĩ văn học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008.

50. Đào Thị Minh Hường (2010), “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng từ 1986 tới nay”, Luận văn thạc sĩ văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

51. Nhiều tác giả (2008), “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết sau năm 1975 của Ma Văn Kháng”, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Thái Nguyên.

52. Nguyễn Ngọc Quân, "Đền Ngồi - một hành trình bền bỉ cách tân tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương", Khoá luận tốt nghiệp cử nhân văn học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.

53. Phạm Xuân Thạch, "Tiểu thuyết như là trạng thái kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống", báo Văn nghệ, số 45 ngày 11/11/2006.

54. Hồ Anh Thái, "Truyền thống tốt đẹp của gia đình trong xã hội hiện nay", Độc lập, số 4, tr. 10 - 11/1999.

55. Nguyễn Bích Thu, "Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ năm 1945 qua môtíp chủ đề", Tạp chí Văn học số 4/1995.

56. PV, "Thảo luận về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú", Văn nghệ số 6, ngày 20/2/1995.

Web

57. Tiểu Quyên, Ma Văn Kháng, một mình một ngựa..., www.nld.com.vn. 58. Trần Đình Sử, Tự sự học kinh điển đến hậu kinh điển,

www.vienvanhoc.org.

59. Huy Thông, Ma Văn Kháng: Một mình một ngựa được giải..., www.thethaovanhoa.vn.

60. Bình Nguyên Trang, Ma Văn Kháng. Nửa thế kỉ một mình một ngựa, www.nhavantphcm.com.vn

61. www. evan.com 62. www. tienve.com

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) (Trang 104 - 112)