Điểm nhìn bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) (Trang 71 - 72)

2.1.1 .Trần thuật khách quan

2.2.2.Điểm nhìn bên ngoài

2.2. Điểm nhìn

2.2.2.Điểm nhìn bên ngoài

Điểm nhìn bên ngoài là điểm nhìn khách quan nhất, nó gắn với một nhân vật nằm ngoài truyện. Điểm nhìn không chỉ được đặt ở các nhân vật mà còn gắn với ngôi kể thứ ba, điểm nhìn bên ngoài. Điểm nhìn này có ưu điểm là mang tính khách quan và bao quát toàn tác phẩm. Tuy nhiên điểm nhìn này do đặt ngoài nhân vật nên thường giảm thiểu tính hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm. Do đặt điểm nhìn từ bên ngoài nên ta thấy điều mà người kể chuyện biết thường lớn hơn nhân vật. Họ thường xuyên gợi mở cho người đọc về nhân vật, về tính cách, suy nghĩ của nhân vật. Do đó trong ngôn ngữ họ cũng dùng nhiều hơn tính từ để chỉ tính chất sự việc. Hay nói một cách đơn giản hơn là họ đã bày sẵn trước mắt người đọc nhân vật, không yêu cầu người đọc phải cảm nhận suy xét và đánh giá về nhân vật nữa. Các tính cách của nhân vật đã được mặc định từ người kể chuyện có điểm nhìn này.

Điểm nhìn bên ngoài cho phép người kể chuyện thỏa sức phát ngôn, trữ tình ngoại đề. Ví dụ như những đoạn thể hiện sự hiểu biết về “ong” hay chú thích thêm về các bài báo, các thông tin trong Một mình một ngựa. Đặc biệt là trong tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ những đoạn chính luận thể hiện quan điểm về văn chương, hay những đoạn trữ tình ngoại đề về cây thuốc phiện chính là những lúc điểm nhìn được di chuyển hoàn toàn ra bên ngoài, để người kể chuyện toàn năng thêm các chi tiết bên ngoài cốt truyện đến độc giả.

“Văn học đang phân rã. Một số lớn đang nhà báo hóa theo tốc độ phi mã, tự biện hộ bằng tuyên ngôn: học tập nhà văn Comlombia giải Noben là Máckét viết đủ mọi chuyện vặt vãnh thuộc thể báo chí, bằng cách lạm dụng từ ngữ và cấu trúc câu kiểu văn chương để miêu tả những câu chuyện hình sự - mà giá của nửa trang văn tự hóa các trò đời này, ngang với nhuận bút của một tiểu thuyết chính hiệu ba trăm trang. Một số khác không còn đủ năng lực đâm chồi quẩn quanh trong các chất liệu cũ rích, không phá vỡ nổi cái khung

khuôn bó chật hẹp một thời, nhưng lại tự cho mình là đại diện cho nhưng giá trị cổ điển. Một số nữa là những nhà văn có cả mấy chục cuốn sách nhưng không hiểu nổi những mệnh đề cơ bản của nghề nhiệp. Chẳng hạn: những tác phẩm nghệ thuật ở mức độ lớn sống bằng hình thức nghệ thuật cuả nó chứ

không phải bằng chất liệu...” [35, tr. 158].

Hoặc cảm nhận về một loài cây đẹp, quyến rũ được miêu tả đầy gợi cảm trong văn chương một đồng nghiệp của nhà văn: “Đó là một loài hoa đẹp tuyệt sắc, hiếm hoi, Vẻ đẹp của nó độc đáo ở những cung mầu huyền ảo, ở làn lụa mong manh ẻo lả nơi cánh hoa và ở khung cảnh mơ mòng của sương mây. Miêu tả một cách tài tình vẻ đẹp quyến rũ của đàn bướm hồng non, tím biếc, trắng bạch, đa sắc này, không ai bằng Nguyên Ngọc, bậc văn chương tài danh, trong truyện ngắn "Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng" của ông được

công bố vào những năm sáu mươi của thế kỷ” [35, tr. 438].

Có lúc những trang trữ tình ngoại đề này chiếm tới cả 2 - 3 trang văn bản tác phẩm, khiến người đọc vừa thấy như bị thôi miên bởi những suy tư bình luận, những kiến thức bên ngoài tác phẩm, lại vừa thấy lan man thoát khỏi cốt truyện. Ở một mặt nào đó lúc này điểm nhìn bên ngoài đã làm loãng cốt truyện, nhưng nó cũng góp phần làm nên chất thơ, chất chính luận cho tiểu thuyết. Nó chính là những "chiếu nghỉ" trong nhịp kể của người kể chuyện. Nó khiến cho điểm nhìn bị di chuyển cách xa nhân vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (qua Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Một mình một ngựa) (Trang 71 - 72)