PHẦN 4 : BẢO VỆ THƯƠNG HIỆU DREAMER’SVISION
4.6 Mẫu đơn đăng ký bảo vệ thương hiệu
4.6.2. Xác định phương án bảo vệ thương hiệu
4.6.2.1. Thiết lập các rào cản kỹ thuật trong bảo vệ thương hiệu
- Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp:
Dreamer’s Vision được thiết kế với phong cách cứng cáp nhưng không kém phần hợp thời trang. Khi nhìn vào logo của cửa hàng, khách hàng sẽ hình dung ra được hình ảnh một chiếc kính với phông màu đen trắng phá cách. Bên cạnh đó, Dreamer’s Vision cũng mang thông điệp là những chiếc kính đồng hành cùng với những người mang trong mình đầy hoài bão, mơ mộng trong con đường hướng tới tương lai cùng với thiết kế cứng cáp thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực, khó có thể gục ngã để đạt được những mục tiêu, những mong muốn mà mỗi người đã đề ra .
- Bao bì và kiểu dáng hàng hóa có sự cá biệt cao:
Dreamer’s Vision thiết kế bao bì với màu sắc đen trắng là chủ yếu cùng với phần trung tâm là một chiếc kính mắt khiến khách hàng có thể liên tưởng ngay đến loại hình sản phẩm, dịch vụ mà công ty hướng tới. Những chiếc kính mắt của Dreamer’s Vision cũng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, loại sản phẩm với thông tin rõ ràng, minh bạch tới người tiêu dùng.
- Thường xuyên đổi mới bao bì và cách thể hiện thương hiệu trên bao bì:
Dreamer’s Vision sẽ có những phương án đổi mới bao bì và cách thể hiện thương hiệu trên bao bì để tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn người tiêu dùng. Ngoài ra việc đổi mới bao bì sẽ giúp người tiêu dùng tránh được việc mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, tạo ra một rào cản hạn chế sự xâm phạm thương hiệu của các yếu tố bên ngoài.
- Chống xâm phạm thương hiệu thông qua đánh dấu bao bì, hàng hoá:
Dán lên bao bì và sản phẩm tem chống hàng giả đặc biệt và khó bắt chước. Ngoài ra thì trên bao bì của sản phẩm sẽ đánh một dấu hiệu cá biệt để nhận dạng.
- Thiết lập thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu:
Thiết lập hệ thống phản hồi thông tin và cảnh báo xâm phạm thương hiệu qua mạng lưới các nhà phân phối và đại lý về tình hình hàng giả và vi phạm thương hiệu. Bên cạnh đó, tiếp nhận những thông tin phản hồi từ người tiêu dùng về chất lượng hàng hoá, dịch vụ, sự không hài lòng trong việc cung cấp sản phẩm cũng như các dịch vụ sau bán hàng. Giúp cho
4.6.2.2 Thiết lập các rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thương hiệu
- Mở rộng hệ thống phân phối và bán lẻ hàng hoá:
Ngoài việc bán các sản phẩm tại trụ sở chính, Dreamer’s Vision cũng tiến hành mở rộng hệ thống và mạng lưới phân phối, mạng lưới bán lẻ hợp lý tại các thành phố để uy tín của thương hiệu ngày càng được khẳng định.
- Tăng cường quan hệ với khách hàng và cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hoá và doanh nghiệp, tạo sự thân thiện với khách hàng:
Những thông tin về sản phẩm, dịch vụ sẽ được Dreamer’s Vision cung cấp thường xuyên được cập nhật đầy đủ đến người tiêu dùng không chỉ tại điểm bán mà còn tại các trang thương mại điện tử, fanpage, website. Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thân thiện luôn quan tâm, tôn trọng, lắng nghe ý kiến, phản hồi từ khách hàng để khách hàng có nhiều thiện cảm hơn đối với doanh nghiệp.
- Rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái:
Thường xuyên kiểm tra, rà soát chéo ngay cả với các đại lý được uỷ quyền và hệ thống bán lẻ, nhằm phát hiện nhanh và đưa ra các quyết định xử lý kịp thời các vi phạm thương hiệu.
4.6.2.3 Tranh chấp thương hiệu
- Phân tích tình huống xâm phạm
Xác định từng hành vi để thấy rõ thương hiệu bị xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ. Xác định mức độ xâm phạm của từng hành vi xâm phạm thương hiệu liên quan tới quyền, tài sản và các thành tố thương hiệu như nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm, đối tượng sở hữu trí tuệ,.... Xác định quy mô xâm phạm và những thiệt hại thực tế và ước tính đối với công ty. Từ đó quy trách nhiệm và đặt ra mức độ đòi bồi thường đối với các bên xâm phạm một cách hợp lý, hợp pháp.
- Xử lý tranh chấp thương hiệu
+) Chứng minh tính hợp pháp của các yếu tố thương hiệu liên quan: Dreamer’s Vision sẽ tập hợp các bằng chứng chứng minh tính hợp pháp đối với các thành tố và yếu tố liên quan đến thương hiệu như sự hợp pháp của nhãn hiệu, kiểu dáng, mẫu mã kính mắt, sáng
chế,... để làm căn cứ đòi các bên xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và đền bù thiệt hại.
+) Tập hợp bằng chứng về những hành vi xâm phạm thương hiệu: chứng minh về hành vi xâm phạm khác nhau của các bên liên quan như xâm phạm về nhãn hiệu, mẫu mã, kiểu dáng, bao bì sản phẩm,...
+) Cảnh báo, thương lượng: Đưa ra những thông báo cảnh báo đối với các bên xâm phạm để họ có thể chấm dứt hành vi xâm phạm đồng thời cảnh báo người tiêu dùng để họ nhận ra và phân biệt được đâu là sản phẩm của Dreamer’s Vision với những sản phẩm xâm phạm thương hiệu và sở hữu trí tuệ.
+) Huy động và nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng: công ty sẽ nhờ sự giúp đỡ từ các cơ quan chức năng để can thiệp, xử lý các tranh chấp thương hiệu
+) Kiện tụng nếu thấy cần thiết. 4.6.3 Một số rủi ro và cách xử lý 4.6.3.1 Một số rủi ro
Trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, rủi ro là điều khó có thể tránh khỏi đối với mỗi doanh nghiệp. Khi mà những rủi ro thương hiệu xảy ra, doanh nghiệp không có những hành động và cách xử lý kịp thời thì sẽ dẫn đến việc hình ảnh thương hiệu xấu đi, doanh nghiệp sẽ bị khách hàng tẩy chay, thua lỗ thậm chí là phá sản. Vì vậy, mà cần phải chuẩn bị trước những tình huống rủi ro và đưa ra những biện pháp để xử lý là vô cùng cần thiết. Cụ thể, một số rủi ro thương hiệu mà Dreamer’s Vision phải đối mặt là:
+ Thương hiệu của doanh nghiệp không truyền tải đúng thông điệp, hoặc sai lệch đến khách hàng, mục tiêu gây nên những sự nhầm lẫn không đáng có
+ Công ty đánh mất những điểm khác biệt của mình với các đối thủ cạnh tranh. Không còn sự khác biệt, không thể ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng, chỉ bán những sản phẩm kính mắt đơn thuần.
+ Đối mặt với khủng hoảng truyền thông về sản phẩm, dịch vụ làm ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của doanh nghiệp.
+ Không đổi mới kịp sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp với xu hướng của thị trường. Dẫn đến sự sụt giảm về doanh số hoặc có thể làm doanh nghiệp sụp đổ
4.6.3.2. Cách xử lý
+ Vạch ra kế hoạch đối phó với các tình huống xảy ra và chuẩn bị các bước hành động. + Chú trọng trong việc bảo vệ và duy trì giá trị thương hiệu qua công tác truyền thông.
+ Tổ chức công tác truyền thông tốt nhằm ngăn chặn tổn thất về uy tín ngắn hạn khi xảy ra khủng hoảng.
+ Luôn lập kế hoạch xây dựng và phát triển các dòng loại sản phẩm, dịch vụ nắm bắt, tạo ra điểm khác biệt, dấu ấn trong tâm trí khách hàng, phù hợp với xu hướng của thị trường,