Đánh giá thị trường

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu kính mắt Dreamer''''s Vision (Trang 31 - 32)

PHẦN 3 : NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG CHO DREAMER’SVISION

3.1. Đánh giá thị trường

3.1.1. Xu hướng

Ngày nay, mọi người đã bắt đầu biết quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, đặc biệt là việc bảo vệ đôi mắt. Họ nhận ra việc sử dụng mắt kính để bảo vệ mắt bởi những tác động trong cuộc sống là cần thiết, nếu không thể giảm mức độ sử dụng mắt thì có thể sử dụng kính như một công cụ để góp phần bảo vệ đôi mắt của mình. Những chiếc kính trở nên quen thuộc và thông dụng hơn, dần dần người ta coi nó như một phụ kiện thời trang không thể thiếu.

Thị trường tiêu dùng kính mắt Việt Nam là một miếng bánh màu mỡ nhờ nhu cầu sử dụng kính mắt không chỉ là một dụng cụ hỗ trợ thị lực, mà còn là phụ kiện thể hiện cá tính và phong cách của người dùng. Trong những năm gần đây, thị trường kính mắt Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Theo Công ty nghiên cứu thị trường Stratista ( CHLB Đức), quy mô thị trường mắt kính thời trang Việt Nam năm 2019 ước đạt khoảng 5,6 tỷ USD, dự kiến đến năm 2023 sẽ đạt mức tăng trưởng 8%/ năm. Số liệu này cho thấy, với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, người Việt ngày càng quan tâm đến phụ kiện nên sức tiêu thụ mặt hàng kính thời trang cũng tăng theo.

Tuy nhiên, thị trường kính mắt chính hãng của Việt Nam vẫn chưa phát triển. Ngoài nguồn cung từ các nhà nhập khẩu chính thức (chỉ chiếm khoảng 5% thị phần), thị trường còn lưu hành hàng xách tay, nhập lậu. Hàng xách tay thường là hàng kém chất lượng của các hãng, hàng nhập lậu thì đạt đa số là từ Trung Quốc và đều là hàng nhái. Trong đó, những nhãn hiệu như Rayban, Vogue, D&G,... có nhiều hàng nhái nhất.

Mặc dù chưa có một thương hiệu nào nổi bật trong ngành, nhưng những sản phẩm kính mắt trong nước vẫn tạo được ấn tượng tốt với người tiêu dùng nhờ giá cả hợp lý và mẫu mã đẹp, thời thượng.

Người tiêu dùng ở thị trường Việt Nam luôn mong muốn sở hữu cho mình các sản phầm kính có chất lượng tốt, bền đẹp, mang lại cảm giác thoải mái khi đeo. Người tiêu dùng dần có xu hướng ưu tiên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trong nước hơn.

Theo khảo sát trực tuyến gần đây, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về yêu chuộng hàng hiệu, 56% người Việt sẵn sàng chi tiền mua hàng hiệu, chỉ sau Trung Quốc(74%) và Ấn Độ(59%). Tuy nhiên, 91% doanh thu của thị trường kính mắt ở Việt Nam lại đến từ những mặt hàng non-luxury. Lý giải cho điều này là do chất lượng sản phẩm non-luxury hiện nay đã được nâng cao lên mức tương đối tốt, không thua kém quá nhiều so với các sản phẩm xa xỉ, mà giá cả lại phải chăng hơn với túi tiền của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, thị trường kính mắt cũng không phải là thị trường thích ứng nhanh với chuyển đổi số. Phần lớn doanh thu đến từ các cửa hàng offline. Điều này là do tâm lý chung của người dân Việt Nam, khi đưa ra những quyết định liên quan đến sức khỏe của mắt, họ có nhu cầu được trải nghiệm trực tiếp sản phẩm rồi mới đưa ra quyết định mua hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng thương hiệu kính mắt Dreamer''''s Vision (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w