Mục đích của nhận thức trong Tống Nho suy cho cùng là hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nhận thức trong Tống Nho và ảnh hưởng của nó đối với Nguyễn Bình Khiêm và Lê Quý Đôn (Trang 34 - 35)

Chương 1 VẤN ĐỀ NHẬN THỨC TRONG TỐNG NHO

1.2. Đặc điểm, đối tượng, mục đích và con đường nhận thức trong Tống Nho

1.2.2. Mục đích của nhận thức trong Tống Nho suy cho cùng là hướng

tới tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ

Trong Nho giáo, “tu thân” đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi “Đã tu tập lấy được mình, thì mới sắp đặt nhà cửa cho chỉnh tề. Nhà cửa đã sắp đặt cho chỉnh tề, thì nước mới sửa trị được. Nước đã sửa trị, thiên hạ mới bình an”. Mạnh Tử cũng từng nói: “Người ta luôn nói “Thiên hạ, nước, nhà”. Gốc của thiên hạ là nước; gốc của nước là nhà; gốc của nhà là cá nhân”. Như vậy, mục đích của tiến trình tu thân không chỉ bó gọn trong phạm vi phát triển nhân cách của mỗi cá nhân, mà còn liên quan chặt chẽ đến sự tạo dựng bền vững các mối liên hệ giữa con người với nhau, với xã hội và thế giới. Chính thông qua tiến trình tu thân không ngừng, cá nhân con người học được cách tạo dựng gia đình yên ấm, quốc gia ổn định và thiên hạ bình an. Hơn nữa, về bản chất, vì con người là một tồn tại xã hội nên quá trình tu thân không chỉ bó hẹp trong sự phát triển luân lý đơn thuần, mà còn được hiểu như một quá trình “xã hội hóa” của cá nhân con người nhằm mục đích đạt đến sự toàn thiện của bản tính con người.

Chu Đôn Di cho rằng tu dưỡng cá nhân là để an trị thiên hạ: “Trị thiên hạ

có gốc là từ chính mình; trị thiên hạ có chuẩn tắc là từ nhà của mình. Gốc tất ngay thẳng, làm cho gốc ngay thẳng thì chỉ có thành tâm mà thôi; chuẩn tắc tất thiện, dùng thiện làm chuẩn tắc chỉ có hài hòa thân thuộc mà thôi. Nhà mình khó mà thiên hạ dễ, Nhà mình thân mà thiên hạ sơ vậy” [32, tr.905]. Nói cách khác tu thân là căn bản trị thiên hạ, mà thành tâm lại là căn bản của tu thân, mẫu mực trị thiên hạ là trị nhà mình, đây chính là tư tưởng của “Đại Học”.

Trần Lượng dâng sớ cho vua viết rằng “ngày nay thần nguyện vì bệ hạ

phô trần gốc ngọn về sự lập chính của quốc gia để lập nên đại lược, luận về hình thế tiêu trưởng trong thiên hạ để quyết định đại cơ”.

Minh Đạo cho rằng “Cái đạo của bậc thánh nhân phụng mệnh trời để

trị lý muôn vật tại nơi lục phủ” (Thánh nhân phụng thiên lý vật chi đạo, tại hồ lục phủ).

Trong các đế vương thượng cổ, Chu Hi đưa ra Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn - Những đế vương này cũng là thánh nhân trong tâm mục của các nhà Nho. Những nhà Nho ưu tú qua các thời đại đều nhắm tới mục tiêu nỗ lực làm cho đế vương của mình trở thành như Nghiêu, Thuấn. Nhà nho là người kế thừa đạo của Khổng Tử, sự nghiệp của nhà Nho quy đến cùng chính là sự nghiệp của bậc vương giả. Công việc mà họ theo đuổi không chỉ là “giáo hóa” mà còn là “chính trị”.

Miễn Trai (Hoàng Cán) thì cho rằng cái học là học được những chữ

“bác” và “ước” của thánh nhân “lấy lễ chế tâm, lấy nghĩa chế sự” Cuộc đời của ông khi hành khi xử nhưng đều mang lòng ái quốc.

Bắc Khê cho rằng nên làm sáng tỏ pháp độ của Tam Vương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nhận thức trong Tống Nho và ảnh hưởng của nó đối với Nguyễn Bình Khiêm và Lê Quý Đôn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)