Quan điểm của Lê Quý Đôn về nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nhận thức trong Tống Nho và ảnh hưởng của nó đối với Nguyễn Bình Khiêm và Lê Quý Đôn (Trang 92 - 110)

Chương 1 VẤN ĐỀ NHẬN THỨC TRONG TỐNG NHO

2.2. Nhận thức của Lê Quý Đôn dưới ảnh hưởng của Tống Nho

2.2.2. Quan điểm của Lê Quý Đôn về nhận thức

Từ quan niệm về lý khí, về nhân tâm đạo tâm, Lê Quý Đôn đã đặt vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức. “Lý” của ông khác với lý của Tống Nho, không phải là một thực thể tinh thần thuần túy của đạo đức phong kiến là nhân nghĩa, lễ, trí, tín và đem đối lập với khí mà là những quy tắc tồn tại và phát triển của sự vật. Nhận thức thế giới, theo ông phải nhận thức sự vật, tính quy luật của nó. Ông khái quát hoạt động nhận thức vào phạm trù “lý”. Do vậy, ông không đối lập “lý” và “khí”: “Âm - dương, cơ và ngẫu (lẻ - chẵn), tri và hành, thể và dụng có thể đối nhau mà nói, còn như lý và khí không thể đối nhau mà nói được [17, tr.53]. Đây là nét khác biệt cơ bản trong cách tư duy của Lê Quý Đôn so với tư tưởng của Tống Nho trong quan niệm về “lý”, “khí”.

Nêu lên tư tưởng mọi vật đều có “lý”: “vì rằng không có cái gì là không có lý ở trong cả” [17, tr.78], có quy tắc của nó, nhận thức theo ông là nhận thức cái “lý”, cái quy tắc của sự vật. “Lý” (Thái cực) theo ông luôn luôn vận động biến đổi khó lường “thiên hạ biến đổi bất thường, chí hướng mỗi người mỗi khác”, thế nên con người phải chủ động trước thế giới chung quanh, nhận thức cái đạo, cái lý của vạn vật, cái động tĩnh của lòng người. Hoạt động của con người là nhận thức thế giới xung quanh và cải tạo nó theo hướng có lợi cho mình. Vì thế ông quan niệm người tài là người biết được thế biến khôn lường và vận dụng nó vào thực tiễn một cách quyền biến. Người tài biết được cái lý của thiên hạ, biết được cái tâm của người, nên hoạt động của họ rất thận trọng, quyết đoán. Đó là cách đặt vấn đề hết sức sâu sắc về mặt phương pháp luận nhận thức và mục đích nhận thức của Lê Quý Đôn.

Lê Quý Đôn còn đưa ra quan niệm về “lý” và “thế”. Theo ông “việc trong thiên hạ không ngoài “lý” và “thế” nhưng hai mối ấy vẫn thường nương tựa vào nhau. Biết “lý” mà không rõ “thế” thì không đủ làm nên việc, hiểu rõ “thế” mà không biết “lý” thì không thể xây dựng được công việc” (Quần thư khảo biện). “Lý” ở đây là cái có trước còn thế có thể xem đó là sức mạnh của thực tế. Do đó muốn trị thiên hạ thì phải dựa vào cả hai mặt “lý” và “thế” đó.

Từ đó Lê Quý Đôn đưa ra con đường để nhận thức, để học đó là từ “Lý” . Ông trích lời của Hồ Tô Sư nói: “việc không kì lớn bế, chỉ nên lấy lý làm chủ chốt, nhưng cũng có việc cố nhiên đã có lý nhất định, mà lại gặp những hạng người ngu không biết lý, người mạnh không sợ lý, người gian ngoan cố ý không theo lý thì cũng khó có thể theo lý mà làm được” [15, tr.53]. Do đó phải cân nhắc, suy nghĩ thì “rút cục không sao vượt ra được lý”.

Quá trình nhận thức của con người là lâu dài “cùng lý cho biết đến nơi” dựa theo luận điểm “cách vật trí tri” của Tống Nho. Trong lời tựa “kiến văn tiểu lục”, Lê Quý Đôn cho rằng tất cả những công việc từ núi sông bờ cõi, phong thủy, thần linh đến những việc có thể giúp người, giúp đời, cứu mình, cứu người “cũng đều có quan hệ đến cách vật trí tri”, trong “Lời nói đầu của

Vân đài loại ngữ” nói nội dung của Vân đài loại ngữ là học thuyết “cách vật

trí tri”, điều này chứng tỏ tính chất của cuốn sách. Hơn nữa, sau khi thành thư mặc dù vẫn không thể “chí quảng đại, tân tinh vi, dĩ tạo chí cách vật chi vực” (thành tựu này còn cần phải có sách của bốn tác giả Liêm, Lạc, Quan, Môn), nhưng vẫn có thể “khảo kính tam tài, thù tạc bách biến”, điều đó chứng tỏ hiệu quả của cuốn sách này. Lê Quý Đôn giải thích: Người đời xưa nói, cách học “cách vật trí tri suy rộng cái công hiệu của nó ra có thể đến cả việc sửa mình, trị nhà, trị nước, bình thiên hạ. Cái học ấy thực rộng rãi vô cùng.

Đạo vẫn tồn tại ở ngay trong sự vật, sự vật nào cũng có đạo; Đạo ấy xa đến tận trời, lan khắp mặt đất, gần thì đạo thường và công việc hàng ngày của người ta, chẳng vật gì là chẳng có cái lý của nó. Đã là người quân tử

không thể không biết cái đạo ấy được. Học để mà tích tụ tri thức; hỏi để mà phân biệt; ôn điều cũ mà biết điều mới; đôn hậu để trọng lễ, tự nhiên thông hiểu; cùng cứu các lẽ; hiểu hết tính rồi đến mệnh trời phú cho; tinh nghĩa

nhập thần rồi đem ứng dụng, đều do sự học ấy mà ra cả” [17, tr.45]. Lê Quý

Đôn đề cao học thuyết cách vật chí tri của Chu Tử và dùng đó làm nguyên liệu để biên soạn cuốn sách. Tư tưởng về lý, khí, cách vật trí tri của Chu Tử đã ảnh hưởng tới Lê Quý Đôn và trở thành quan điểm biên soạn Vân đài loại ngữ của ông. Cái mà Lê Quý Đôn gọi là “Đạo tồn tại ở ngay trong sự vật, sự vật nào cũng có đạo” cũng là chỉ vạn vật, vạn sự trong thiên hạ: “mạc bất hữu lý yên, mạc bất hữu ý yên”. Nói cách khác, vạn vật trong trời đất là “thực hữu” chứ không phải là “hư vô”. Muốn khẳng định được cái thực hữu, nhiệm vụ của người quân tử là phải thể hiện được giá trị tồn tại của vạn vật. Theo nghĩa này, “cách vật trí tri” có tác dụng tích cực, trở thành phương hướng tất yếu. Thêm vào đó, cũng như Chu Tử, Lê Quý Đôn lý giải “cách vật trí tri” có liên quan rất chặt chẽ với sự đúc kết những tri thức bên ngoài, nhấn mạnh đến cái bác học đa văn. Ông viết: “Kinh Dịch nói: “Người quân tử ghi nhớ được nhiều những lời nói, những nết tốt của người trước để nuôi lấy cái đức của mình”. Kinh thư nói: “Người ta cần nghe biết cho nhiều để tùy thời đem ra xây dựng công việc”. Ông khẳng định: “Học giả mà không thấu suốt hoàn bị, thì sao được” [17, tr.237].

Theo Lê Quý Đôn, nghe nhiều, biết nhiều là cách vật công phu, có tác dụng rất tích cực. Công phu đó giúp ta đối mặt với các sự vật hỗn độn mà định đoạt mới có thể châm chước cái yếu trọng, từ cái phong phú trở về cái ước lệ. Rõ ràng, đối với bản lĩnh “cách vật trí tri”, Lê Quý Đôn nhấn mạnh xu thế tri thức rộng của nó sẽ mang tới ý nghĩa tích cực. Nói cách khác để hoạt động có hiệu quả thì phải có tri thức, phải biết về sự vật, và để biết thì không có cách nào ngoài học. Lê Quý Đôn rất đề cao vai trò của học vấn con người để thu lượm kiến thức về thế giới cho nên ông quan niệm đọc nhiều, nghĩ

nhiều, dần dà lượng đổi thành chất: "Càng thu lượm lẽ phải thì càng đầy đủ, càng tế nhị tư tưởng thì càng rộng lớn, càng sâu dày bao nhiêu thì càng cao sang bấy nhiêu…" [15, tr.19]. Ông đưa ra nhiều trích dẫn lời của các bậc thành hiền để minh hoạ cho vai trò của việc học như: Trích lời Khổng Tử: “cần nghe nhiều, nhưng để khuyết điều gì còn nghi ngờ, mà cẩn thận nói những điều nghe đã được thừa chắc chắn, thì ít khi bị lỗi lầm; cần biết nhiều, nhưng để khuyết việc gì chưa được vững vàng, mà cẩn thận làm những việc đã thừa tin tưởng, thì ít khi phải hối hận”. Và lời của Mạnh Tử: “(Thánh hiền) hoặc có người vì mắt thấy mà biết được đạo thống hoặc có người vì tai nghe mà biết được đạo thống” để đưa đến nhận xét rằng: “xem như thế thì căn bản lời nói, việc làm then chốt, sự học hỏi có bao giờ lại không dựa vào sự biết rộng, nghe nhiều?” [15, tr.13]. Ông còn đưa ra một quan niệm về kết quả của việc học đó là: “Người ta biết kính trọng giấy có chữ, không bỏ vương vãi hoặc giày xéo lên mới được hưởng thụ nhiều phúc lộc” [15, tr.34] và nhờ có học nhiều nên: “Những người tài cao học rộng thì ý chí thường cao, mắt trông thường xa, không phải người tầm thường theo kịp được” (Bàn về văn chương - Trích Vân đài loại ngữ). Nhận xét ý kiến của Nhan Chi Thôi về tính cách khinh bạc của văn nhân, Lê Quý Đôn nói: “Đó là vì học vấn ít, thiếu hàm dưỡng, thành ra bị cái khí nó sai sử (…). Thể chất của văn chương vốn ở học vấn mà ra; học vấn có rộng rãi thì văn chương mới hay” [17, tr.239].

Cũng giống như quan niệm của Tống Nho, Lê Quý Đôn cho rằng cần phải để cho cái tâm của mình được thanh tĩnh, an định thì sẽ nhận thức được sự vật rõ ràng, còn nếu để cho dục vọng, vật dục che lấp thì sẽ trở nên rối loạn thông qua việc trích lời của các bậc tiền bối: “Nói nhiều, nhiều việc hỏng, việc nhiều phải nghĩ nhiều, giữ được giản dị thì trong lòng tự nhiên, biết được hạn định của mình thì trong lòng tự đầy đủ” rồi khẳng định: “không để tâm bới vẽ sự việc, thì không có việc gì bận rộn trong lòng, cho nên trong lòng tĩnh mịch thì sinh sáng suốt, trong lòng náo động thì sinh tối tăm” [15, tr.19].

Hoặc trích lời Hoành Cừ trong sách Tài Phẩm: “Muốn lập công việc cần phải thận trọng tâm tư, tâm tư không thận trọng thì sinh trễ biếng, không từ đâu để lập công việc được” [15, tr.252].

Muốn nhận thức được cái lý của sự vật bên cạnh phải “cách vật trí tri” Lê cũng rất đề cao việc suy nghĩ để nhận thức được sự vật, sự việc rõ ràng: “Nếu không có trí lự thì không sáng chế được mọi vật” (Vân đài loại ngữ). Ông nhắc lại lời Thôi Viện nhà Hán: “Suy nghĩ cho kỹ rồi sau sẽ hành động dù có lời chê bai dị nghị cũng không hại gì” [15, tr.24] và lời của Dương Hựu nhà Tấn răn con: “Phải suy nghĩ rồi sau mới hành động” (Châm cảnh). Cụ thể hơn ông ví con người nếu không suy nghĩ kỹ trước khi hành động thì cũng như cái quả tròn lăn xuống cái ván dốc hậu quả sẽ thật khó lường mà cũng không thể ngăn nó xảy ra được: “Nếu việc gì ý nghĩ mới nảy ra liền làm ngay, không lưu tâm nghĩ kĩ, thì sẽ đi vào chỗ không hay như cái quả tròn lăn xuống cái ván dốc, không ai có thể ngăn lại được” [15, tr.257] mà muốn suy nghĩ được kĩ thì phải: “Học hỏi cần phải ghi chép nhiều, không nên bỏ sót lời nói nào cả” [15, tr.447]. Nhờ suy nghĩ mà tính được mọi lẽ trước sau, giữ được cái tâm chuyên nhất vô định.

Tuy nhiên suy nghĩ không phải là không có căn cứ, suy nghĩ liên miên, lung tung mà nó được giới hạn bởi tiêu chuẩn thực tế, từ thực tế mà ra: “càng thu lượm lẽ phải thì càng đầy đủ, càng tế nhị tư tưởng thì càng rộng lớn, càng dày sâu bao nhiêu thì càng cao sáng bấy nhiêu” [15, tr.19]. Nhận thức về “lý”, về thời thế, việc học theo Lê Quý Đôn không phải chỉ có biết xưa mà còn phải thông cả nay, biết được thực tiễn đang diễn ra mà hành động để đạt kết quả cao nhất. Trong đó biết xưa là nhờ học cổ huấn để biết lễ nghĩa của thánh hiền. Ông ví dụ: “Người học nhiều nhưng không học cổ huấn thì sẽ học lan man không có đáy” (thư kinh diễn nghĩa, tập 1), từ đó đi đến khẳng định rằng“ Biết xưa, thông nay, thích thời, hợp tục mới xây dựng được sự nghiệp” (Thư kinh diễn nghĩa) và “cứu tệ cốt ở xét rõ thực tế; nếu câu nệ về đời xưa

hay riêng thích về đời nay thì không thể gọi là thông đường lối (đạo) được”. Ông nói “Muốn biết nguyên nhân kiếp trước, kinh nghiệm ngay vào sự hưởng thụ hiện tại, muốn biết nguyên nhân kiếp sau, kinh nghiệm ngay vào hành vi hiện tại” [15, tr.17]. Đây là một quan niệm duy tâm thần bí về số mệnh nhưng nếu xét theo phương pháp nhận thức thì đây là tư tưởng có ý nghĩa thực tiễn, lấy thực tiễn mà suy xét nguyên nhân của sự việc. Ông cho thấy một thực tế là: “cái gì người ta thường thấy thì tin, cái gì chưa thấy bao giờ thì ngờ” [17, tr.73]. Cũng từ quan niệm đó ông cho rằng phải tuỳ trường hợp mà xét không thể bảo thủ cho cái đúng là đúng cả, cái sai là sai cả mà phải “mắt thấy hơn là tai nghe” (Thiên Chương, Kiến văn tiểu lục). Nếu trước đó các nhà Nho quan niệm học chỉ là học đạo thánh hiền, là lời giáo huấn của tổ tiên, của cổ nhân thì ở Lê Quý Đôn học còn phải xuất phát từ hiện tại, đồng thời phải biết suy xét vì: “Nếu cái gì tai không nghe thấy, mắt không trông thấy đều cho là không phải, chẳng hóa ra là ngu xuẩn lắm ru!” [17, tr.73].

Dưới ảnh hưởng của Tống Nho, Lê Quý Đôn cũng cho rằng, muốn học tốt thì phải biết lựa thầy mà học, chọn bạn mà chơi. Vì rằng: “Lời nói của người tài giỏi đem lại cho ta kiến thức sâu rộng, làm tăng thêm hiểu biết. Có thể nào coi đó là rườm rà mà bỏ qua được hay sao” (Bài tựa Thiên văn nghệ chí). Do đó người học nên; “… cần phải tự mình thực tiễn, mài giũa phẩm hạnh cho được trang nghiêm; thờ cha mẹ dốc lòng hiếu thuận; lập chí khí giữ đạo trung trinh; nghiên cứu kinh sách, suy xét nghĩa lý, đừng lầm lẫn những lời bàn luận vu vơ; tìm thầy học hỏi, chọn bạn giao du” [15, tr.45]. Ở đây chúng ta thấy rằng Lê Quý Đôn đã thấy được vai trò của con người, tính năng động chủ quan của chủ thể nhận thức. Trong quá trình nhận thức Lê Quý Đôn còn khuyên: “mình có cái hay, thì chớ giữ riêng, dạy bảo cho người kém thì không nên biếng trễ; việc đã qua không nên soi mói; lỡ lời không nên chống đỡ; có làm điều gì bất thiện thì đừng bỏ qua; muốn làm việc gì hay thì đừng nấn ná” [17, tr.334] đồng thời phải biết lắng nghe, tham khảo ý kiến của mọi

người trên cơ sở đó mới rút ra được ý kiến đúng nhất, mới tránh được sự độc đoán. Bởi vì bậc thánh nhân học sâu, hiểu rộng, thấu đáo đạo trời như Khổng Tử còn tham bác ý kiến của người khác huống gì kẻ hậu sinh: “Đó! Thánh nhân tham bác ý kiến của mọi người, cho ai ai cũng được đem ý nghĩ của mình ra nới hết, rồi mới chiết trung theo lẽ phải mà làm. Đời sau nên lấy đấy làm gương mẫu” [17, tr.335] trên cơ sở đó Lê Quý Đôn đưa ra nhận định của riêng mình: “Tôi riêng nghĩ rằng: biết hết chuyện cổ kim, cố nhiên phải là người bậc nhất; tài học có thừa; nhưng còn phải khiêm tốn, kính lễ thầy bạn, hỏi các liêu thuộc, bất cứ việc lớn, việc nhỏ, phải thảo luận cho xác đáng mới được” [17] ngữ). Đây là một tư tưởng có thể coi là tiến bộ của Lê Quý Đôn. Vì thời phong kiến mối quan hệ giữa người với người không phải là hai chiều mà chỉ thuần túy có một chiều về phía vua, cha, chồng, thầy mà thôi, nhưng Lê Quý Đôn đòi hỏi người học phải biết khiêm tốn, đồng thời phải biết lắng nghe, học hỏi.

Đối tượng Nhận thức của Lê Qúy Đôn vẫn là lễ giáo nhà Nho.

Về vấn đề con người có thể nhận thức được gì trong trời đất. Con người có khả năng nhận thức toàn bộ thế giới này không. Lê Quý Đôn khẳng định, nhận thức của con người chúng ta là có giới hạn. Con người không thể biết được mọi cái mà sự học của chúng ta phụ thuộc vào quy luật, vào lẽ thường của trời đất. Ông viết: “ Sự vật không thể biết hết được… cho nên cái học của người quân tử chỉ noi theo lẽ thường mà thôi” [17, tr.73]. Sự học theo quan niệm của Lê Quý Đôn cũng như các nhà Nho trước đó, đương thời và sau ông cuối cùng vẫn là học trong sách vở thánh hiền chứ không đề cập đến thế giới khách quan bên ngoài, không quan tâm đến các vấn đề về khoa học tự nhiên. Trong phần Khu Vũ của Vân Đài Loại ngữ Lê Quý Đôn đánh giá rất cao việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nhận thức trong Tống Nho và ảnh hưởng của nó đối với Nguyễn Bình Khiêm và Lê Quý Đôn (Trang 92 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)