Giới thiệu sơ lược về cuộc đời và quan điểm của Nguyễn Bỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nhận thức trong Tống Nho và ảnh hưởng của nó đối với Nguyễn Bình Khiêm và Lê Quý Đôn (Trang 61 - 71)

Chương 1 VẤN ĐỀ NHẬN THỨC TRONG TỐNG NHO

2.1. Nhận thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới ảnh hưởng của Tống Nho

2.1.1. Giới thiệu sơ lược về cuộc đời và quan điểm của Nguyễn Bỉnh

Khiêm về bản thể, nhân sinh

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân Cư Sĩ, quê làng Trung Am huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống gần trọn vẹn từ cuối thế kỉ XV đến gần hết thế kỉ XVI. Cuộc đời của ông bao quát gần hết thế kỉ XVI - là thế kỉ mà chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng chiến tranh kiên miên giữa các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Mạc. Nho giáo thời kì này vẫn được giai cấp phong kiến cầm quyền duy trì, sử dụng như một công cụ để khẳng định quyền thống trị của mình, nhưng đó chỉ là hình thức. Trên thực tế, các chuẩn mực Nho giáo về con người, đạo người, mối quan hệ giữa con người với con người đều bị vi phạm nghiêm trọng. Nho giáo bộc lộ rõ sự trì trệ và bất cập của nó. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh trưởng trong một danh gia vọng tộc, thân phụ ông là Thái bảo Nghiêm Quận công Nguyễn Văn Định, thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, là người giỏi văn thơ và am hiểu lý số, nên Nguyễn Bỉnh Khiêm từ sớm đã hấp thụ truyền thống gia giáo. Ông khôi ngô tuấn tú và có tư chất thông minh khác thường. Lớn lên, ông theo học người thầy nổi tiếng tinh thông Lý học là Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Ông có nhân cách và tài năng lỗi lạc nên đã được thầy giảng dạy Bát quái đồ, Kinh Dịch, Lý học và trao truyền cho bộ sách Thái Ất Thần Kinh. Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà văn hoá lớn và nhà thơ triết lý. Ông là một nhà hiền triết thông kim bác cổ, tài danh lỗi lạc là tác giả lớn của văn học thế kỷ XVI và của cả giai đoạn văn học thế kỷ

XVI, XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII: Ông đã để lại tập thơ chữ Nôm “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập” “có cả ngàn bài” theo lời “Bài tựa” của chính ông, và nhiều bài thơ chữ Hán. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến nhiều vấn đề hiện thực xã hội, là tiếng nói về đạo lý ở đời.

Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: “Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở”, “Ông học rộng khắp các sách, hiểu sâu nghĩa lý thánh hiền”. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp khi về thăm đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bài thơ “Quá Trình Tuyền mục tự” (Qua thăm đền cũ Trình Tuyền) đã xem Trình Tuyền là người có tài “Huyền cơ tham tạo hóa” (nắm được huyền vi của tạo hóa).

Quan điểm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về bản thể:

Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu nhiều ảnh hưởng của lý học Tống Nho. Vì thế tư tưởng bản thể của Nguyễn Bỉnh Khiêm vận dụng các nguyên lý của Kinh Dịch để phát biểu thế giới quan của mình khá nhiều lần trong các bài thơ về các hiện tượng tự nhiên, về thế sự và thời cục diễn ra trong xã hội. Thơ của ông thường biểu hiện sự mô phỏng các quy luật tự nhiên trong đời sống xã hội. "Bát quái tượng suy thiên vãng phục" (Suy tư trong tám quẻ sẽ biết hướng đi rồi lại của trời đất - Trung tân quán ngụ hứng) và "Cơ ngẫu tòng lai doanh cách hư. Âm dương tiêu trưởng nghiệm thừa trừ" (Chu Dịch hữu cảm). Chẳng hạn trong bài "Cảm hứng" dài 300 câu, ông mô tả quá trình sinh thành của vũ trụ và sự hình thành các nguyên tắc của đời sống xã hội trên cơ sở các quy luật tất yếu của tự nhiên như sau: "Thái cực khi mới bắt đầu phân chia thì tam tài đã xác định được vị trí của mình. Nhẹ và trong bay lên tạo thành trời, nặng và đục lắng xuống thành đất, ở giữa kết tụ lại thành người. Cả ba bộ phận ấy đều xuất phát từ một khí”. Đây là cách trình bày theo quan điểm triết học tự nhiên, nhưng hoàn toàn không phải là của Nguyễn Bỉnh Khiêm như một số tác giả nhận định, mà là quan điểm vũ trụ luận truyền thống của Trung Hoa và mang tính "tiêu chuẩn”. Một đặc điểm nữa trong

quan điểm triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm là so sánh tính tương đồng về mặt cấu trúc cũng như đặc tính của tiểu vũ trụ (vi mô) và đại vũ trụ (vi mô). Chúng ta xem xét vấn đề này một cách cụ thể trong bài "Kê noãn" của ông: "Trứng gà không tròn cũng không vuông, ấy thế mà bao bọc cả trời đất trong đó. Chất thái tố trang ở ngoài có hai lần trắng, chất đan biếm chứa ở trong có một điểm vàng. Thái cực chưa chia, vẫn còn hỗn độn. Hai khí âm dương hợp lại mới nở ra. Khi đã thành lông cánh sẽ bay bổng lên trời mây, hóa làm sao Kim Kê giúp vầng thái dương”. Quả trứng gà được con mắt quan sát của Nguyễn Bỉnh Khiêm là một tiểu vũ trụ, nó cũng trải qua một quá trình khép kín, từ khi hình thành đến phát triển. Đây cũng là một quá trình tuân theo nguyên lý của dịch học về sự vô thuỷ vô chung của thái cực, hết rồi lái bắt đầu trong phạm vi tuần hoàn. Từ đó, ông đã có nhận xét linh hoạt hơn đối với quan niệm truyền thống phương Đông về vũ trụ được hai biểu tượng cứng nhắc là trời phải tròn, đất phải vuông. Trời là cha biểu thị cho thế lực dương, đất là mẹ, biểu thị cho thế lực âm. Âm dương giao cảm mà tác thành vũ trũ theo nguyên lý của đạo, hoặc nói theo ngôn ngữ của Lão Tử, “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật. Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương điều hòa bằng khí trùng hư" (Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ âm nhi bạch dương, trùng khí dĩ vi hòa). Chính cách hiểu tương đối về hình thái cũng như cấu trúc của quả trứng với tính cách là một tiểu vũ trụ bao hàm trong nó cả trời và đất đã làm cho quan điểm triết học tự nhiên của ông phù hợp với việc xem xét quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ. Giống như (con người) trong khoảng giữa của vũ trụ do kết quả phát triển và phân định của thái cực, con gà được tạo tác từ nhân (chất đan biêm màu vàng), tự phát triển đến mức đủ lông, đủ cánh thì bay bổng lên trời cao làm sao Kim Kê cho vầng thái dương được sáng thêm. Qua hai thí dụ nêu trên, chúng ta thấy, quan điểm triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm về quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ là rõ

ràng. Tuy nhiên, đặc điểm của quan điểm này là chỉ dừng lại ở việc mô phỏng, tạo điều kiện cho việc so sánh sự giống nhau ở tính huyền diệu của tiểu vũ trụ và vũ trụ bao la, thăm thẳm mà chúng ta đang sống. Mục đích của nó, suy cho cùng, nhằm trả lời cho vấn đề triết học muôn thuở: Con người ta từ đâu mà ra, cuộc sống của nó phải trải qua những bước căn bản nào và khi đến chặng cuối của cuộc đời, nó đi đâu về đâu? Khác với các nhà triết học tự nhiên Hy Lạp cổ đại cho rằng bản nguyên của vũ trụ là nước, lửa, không khí… và cũng khác với các nhà triết học tự nhiên ở Châu Âu những nhà khoa học tự nhiên, Nguyễn Bỉnh Khiêm thừa nhận ngay bản nguyên của vũ trụ là khí. Thái cực và khí cùng tồn tại. Theo quan điểm triết học truyền thống Trung Hoa, thái cực là một cái gì đó vô thuỷ vô chung, vô hình vô dạng. Ở đây, Nguyễn Bỉnh Khiêm diễn đạt quá trình hình thành vũ trụ bằng sự phân chia (sơ triệu phân) của thái cực. Ông thừa nhận khí có trước vạn vật, kể cả con người, còn thái cực mang tính nhị nguyên bao hàm cả nghĩa vật chất, cả nghĩa nguyên lý với tính cách là quy luật, đạo… Rõ ràng, ở Nguyễn Bỉnh khiêm, bản thể của vũ trụ là khí. Khí hiểu theo nghĩa vật chất vẫn chưa có hình, nó là tiềm ẩn, tiềm năng của thế giới hiện hữu. Ở đây, sự gặp gỡ giữa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo về phương diện bản thể của vũ trụ là ở tư tưởng không hình, không tên, không sắc, không tưởng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đúc kết tư tưởng này bằng hai câu như sau: "Tòng đầu sắc thị không. Bản lai vô nhất vật". (Từ đầu sắc đã là không. Vấn không có một vật gì cả). Tư tưởng này cho thấy, ông đã thừa nhận sự tiến hóa của vũ trụ là một quá trình diễn ra phức tạp và lâu dài, là sự kết hợp của hai thế lực âm dương (lưỡng nghi) rồi sinh ra tư tưởng (bắt đầu sự hiện hình của tồn tại), chứ không phải ngay lập tức đã có vạn vật trong vũ trụ. Nguyễn Bỉnh Khiêm không đi sâu vào vấn đề bản thể nhưng quy luật vận động của vũ trụ, vạn vật thì ông rất chú ý. Quy luật vận động đó ông gọi là đạo trời: “Muốn biết cơ trời thần diệu, sự sống cứ sinh ra mãi. Hãy xem hoa mai nở tháng rét sẽ thấy một khí dương lại sinh ra”

(Ngụ hứng quán trung tân, bài 11). Triết lí thiên mệnh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn được thể hiện ở quan niệm tuần hoàn về vũ trụ. Đó là sự chuyển hóa, biến đổi giữa các mặt đối lập, biến đổi liên tục của vật chất, của sự vật. Khi sự vật đạt đến đỉnh điểm của trạng thái này thì nó sẽ chuyển thành trạng thái đối lập. Sự phát triển là vô cùng vô tận. Ông đưa ra các cặp phạm trù đối lập, tương phản, mâu thuẫn, náu dựa vào nhau: doanh - hư (vơi - đầy), tiêu - trưởng (hao mòn - phát triển), thịnh - suy, nóng - lạnh, âm - dương,… Những cặp đối lập ấy không tĩnh mà chuyển hóa lẫn nhau trong một quá trình, có sự tích lũy:

“Chim núi đi về sớm hay muộn. Con triều lên xuống biết đầy vơi”

(Trung tân ngụ hứng); “Âm - dương tiêu hao và phát triển thúc đẩy lẫn nhau. Sự tàn lụi đi thì sự phục hồi đến (Âm - dương tiêu trưởng hỗ tương thôi. Bác

khứ ưng tri phục cánh lai - Trình Quốc công thi tập, Bài thơ ngày xuân tiếc

hoa ngẫu thành); rồi “Thế vận xưa nay có thịnh suy. Đúng khi nguyên hội tới

thời kì” (Cảm tác). Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập, tương phản đó là tiền

đề để chuyển từ vật này sang vật khác.

“Hoa càng khoe nở, hoa thêm rữa

Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi” (Thơ Nôm, bài 48) [19]

Sự vận động liên tục có khi nhờ vào những tác động của bên ngoài:

Thế gian biến cải, vũng nên đồi.

Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi (Thơ Nôm, bài 71) [19]

Sen, mùa trước đổi, mùa sau mọc

Triều, cửa này ròng, cửa khác cường (Thơ Nôm, bài 98) [19]

“Thiên nhiên tương cảm, thiên nhiên tương dữ

Hạn chế của ông là khi xem xét sự phát triển chỉ là một vòng tuần hoàn khép kín giống như quan điểm của Rútxô về chính trị - xã hội, của Hegel về ý niệm tuyệt đối: “Lẽ tuần hoàn đi rồi lại lại, đó là lẽ thường của lý”; “Thế sự tuần hoàn hay đắp đổi, từng xem thua được một hai phen”. Tư tưởng về sự tiến

hóa của vũ trụ theo quy luật tuần hoàn (đi, về, bĩ cực, thái lai hết rồi lại bắt đầu) "Nhất chu khí vận chung nhi thuỷ. Bác phục đô tòng thái cực tiên" (nghĩa là khí vận chuyển rồi lại quay trở về nguồn gốc, hết quẻ bác đến quẻ phục rồi lại trở về với gốc thái cực). Quan niệm của ông còn đơn giản gói gọn trong „một lý” của Kinh Dịch, trong hình vẽ của Thái cực đồ. Đây là hạn chế chung của một thời đại lịch sử đúng như Mác-Ăngghen đã nói khi nhận xét về tính lịch sử của tư tưởng: “Quan hệ hạn chế của người ta với tự nhiên quyết định quan hệ hạn chế của người ta với nhau và quan hệ hạn chế của người ta với nhau lại quyết định quan hệ hạn chế của người ta với tự nhiên” nên cuối cùng ông lại rơi vào tư duy thần bí duy tâm cho tất cả là do số mệnh: “Phép tắc của trời phải thuận theo chứ không thể biết” (Đế tắc thuận bất tri); “Mới biết đầy vơi đà có số, ai từng rời được đạo trời”. Gần trọn cuộc đời quy ẩn, sống với nhân dân lao động, triết lí thiên mệnh trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều cách nói giống người bình dân. Trước hết đó là quan niệm vũ trụ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng ông trời sinh ra con người, cho sao được vậy không nên tranh giành cái danh ở triều đình, giành nhau cái lợi ở chợ búa. Bởi:

“Trời nẻo có sinh thì có dưỡng Dể hầu nằm giữa mất phần chăng” , “Khó khăn dầu ở mệnh trời”,

“Được thua phú quý dầu thiên mệnh

Chen lấn làm chi cho nhọc nhằn” (Thơ Nôm, bài 136) [19]

hoặc trong Bạch Vân Gia Huấn ông viết:

“Số trời vốn sẵn định ra,

Giàu sang có mệnh, vinh hoa có ngày… Luật trời báo ứng chẳng sai,

Không trước mắt, cũng lâu dài chứng minh (Bạch Vân gia huấn bài 6)[42].

Mọi điều đều do tiền định cả rồi. Giầu sang cũng bởi tại trời,

Công danh có mệnh, có thời dở hay” (Bạch Vân gia huấn) [42]

Quan điểm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về nhân sinh

Từ nhận thức về bản thể, dưới ảnh hưởng của quan niệm nhân sinh Tống Nho, Nguyễn Bỉnh Khiêm coi con người là một bộ phận của tự nhiên, rằng Trời và người cùng quan hệ với nhau lại cùng hợp nhau (thiên nhân tương dữ, hựu tương phù). Về tính người, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng cho rằng tính người là thiện, chỉ vì “bị khí chất, bị vật dục che lấp do đó tính thiện bản nhiên không được trọn vẹn như lúc trước, gian tà bỉ lậu không một cái gì xấu là không làm. Khi ở triều đình thì tranh nhau vì danh, khi ở chợ búa thì dành nhau vì lợi” (Bi kí quán Trung Tân), “giữ trọn được tính thiện là trung” (Bi ký quán Trung Tân) [19].

Thực tế cuộc sống cho ông thấy đồng tiền danh lợi làm đảo lộn mọi lẽ cương thường. Xã hội Đường, Nghiêu, Ngu, Thuấn mà ông mong ước không tồn tại mà chỉ còn những cảnh chướng tai gai mắt, không hợp với đạo đức luân lý nhà Nho mà ông đã lĩnh hội. Từ chứng thực của mình về nhân tình thế thái của xã hội Đại Việt thế kỷ XVI, ông đã đưa ra một nhận định đau xót như sau:

"Đời này nhân nghĩa tựa vàng mười, Có của thì hơn hết mọi lời...

Người của lấy cân ta thử nhắc,

Mới hay rằng của nặng hơn người" (Thơ Nôm, bài 74) [19].

Nhà nho vốn không trọng của bằng người, bởi con người do trời sinh, là giống quí nhất trong muôn loài, trong vạn vật, lại được trời phú tính nữa. Vì thế, Khổng Tử có lần thốt lên rằng, con người (trong thời loạn) sống một cách vô đạo. Nỗi đau thế sự ấy của Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất phát từ thực tế:

Thất thế, hương lân ngoảnh mặt đi. Thớt có tanh tao ruồi đậu đến,

Ang không mật mỡ kiến bò chi?" (Thơ Nôm, bài 53) [19]

Hoặc:

"Thế gian biến cải vũng nên doi, Mặn lạt chua cay lẫn ngọt bùi. Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,

Hết cơm, hết gạo, hết ông tôi.” (Thơ Nôm, bài 71) [19]

Điều đáng lưu ý là hiện tượng sa sút về đối nhân xử thế đó lại trở nên phổ biến từ trên xuống dưới, từ trong gia đình ra đến xã hội:

“Chung nhau phi hậu, sàm sỡ nhân luân. Cùng ngồi một chiếu kẻ hèn lẫn người sang. Cương thường ngày một suy sụp, lỏng lẻo… Thờ vua tôi chẳng ra tôi.

Thờ cha con chẳng ra con. Bắn vào bả vai là việc lỡ làm

Chia một chén canh nói chẳng hổ thẹn” rồi: “Cơm áo bỗng xui người hóa quỷ.

Oản xôi dễ khiến bụt nên ma” (thơ Nôm, bài 93) [19]

Kẻ sĩ trong thiên hạ giờ cũng chỉ ham áo xanh, áo tía chức quyền, bổng lộc. Con người đối xử với nhau không có chút gì gọi là tình nghĩa mà chỉ có kiểu: “Miệng nói sau lưng như dao nứa.

Lưỡi đưa trước mặt giống kim chì” (Thơ nôm, bài 102) [19]

Thuở khó dẫu chào, chào cũng lãng

Khi giàu chẳng hỏi, hỏi thời quen (Thơ Nôm, bài 5) [19]

Không gì nguy bằng lòng người, buông lỏng ra thì đều là quỷ quái cả”

(Trung Tân ngụ hứng) [19]

Dù vậy, ông vẫn chưa mất hết hẳn lòng tin vào con người, vẫn thấy rằng: “May mà trong lòng người điều thiện chưa mất hết” (Bia kí quán Trung Tân) mà “Tính thiện chưa mất hết thì phong tục còn có cơ trở lại thuần hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nhận thức trong Tống Nho và ảnh hưởng của nó đối với Nguyễn Bình Khiêm và Lê Quý Đôn (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)