Giới thiệu sơ lược về cuộc đời và quan điểm của Lê Quý Đôn về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nhận thức trong Tống Nho và ảnh hưởng của nó đối với Nguyễn Bình Khiêm và Lê Quý Đôn (Trang 81 - 92)

Chương 1 VẤN ĐỀ NHẬN THỨC TRONG TỐNG NHO

2.2. Nhận thức của Lê Quý Đôn dưới ảnh hưởng của Tống Nho

2.2.1. Giới thiệu sơ lược về cuộc đời và quan điểm của Lê Quý Đôn về

về bản thể và nhân sinh

Lê Quý Đôn (1726 - 1784), tên thật Lê Danh Phương, là quan của nhà

Hậu Lê đồng thời có thể coi là một nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực. Ông sinh ngày 5 tháng 7 năm Bính Ngọ, niên hiệu Bảo Thái (Lê Dụ Tông) thứ 7 (tức 2 tháng 8 năm 1726), quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và mất ngày 14 tháng 4 năm Giáp Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 45 (tức 11 tháng 6 năm 1784), đến năm 1743 sau khi đỗ giải nguyên trường Sơn - Nam thì đổi thành Quý Đôn,

tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Lê Quý Đôn là con trai cả của ông Lê Trọng Thứ. Thân sinh của Lê Quý Đôn đậu tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 2 (1721) và làm quan đến chức Hình bộ Thượng thư, được phong tước Nghĩa Phái Hầu. Với tài trí thông minh và kiến thức uyên bác, Lê Quý Đôn đã để lại cho hậu thế rất nhiều bộ sách có giá trị đủ các thể loại như lịch sử, địa lý, thơ, văn, chú giải kinh điển, triết học, lý số. Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm quyển, nhưng một số bị thất lạc. Những tác phẩm bàn chuyên về triết học gồm có: Thánh mô hiền phạm lục; Quần thư khảo biện:

ghi chép lại những suy ngẫm khi ông khảo cứu Kinh truyện Trung Hoa; Kim Cang kinh chú giải, Thư kinh diễn nghĩa, Dịch kinh phu thuyết, Thái Ất quái vận, Thái Ất dị giản lục.

Cuộc đời Lê Quý Đôn là cuộc đời của một sĩ phu tận trung với triều đình phong kiến Lê Trịnh. Là người xuất thân từ “cửa Khổng sân Trình”, Lê Quý Đôn quan niệm: “Người xưa thường nói trong vũ trụ có ba điều bất hủ mà lập ngôn là một” (Tựa bộ sách Vân Đài Loại Ngữ). Theo ông: “văn chương là gốc lớn của sự nghiệp lập thân, là việc lớn của sự kinh bang tế thế” (Bàn về Văn chương, Vân Đài loại ngữ).

Nhận xét về thân thế và sự nghiệp văn chương của Lê Quý Đôn, nhà sử học Phan Huy Chú viết: "Ông có tư chất khác đời, thông minh hơn người"

"Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên..., không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia".

* Quan điểm của Lê Quý Đôn về bản thể “lý”, “khí”

Các nhà nghiên cứu đều cho rằng Lê Quý Đôn có một vũ trụ luận rất đặc sắc, nó giải quyết các vấn đề Vô cực và Thái cực, Hư Khí và Lý Khí một cách gọn gàng, hẳn hoi và dứt khoát. Về nguồn gốc và bản chất của sự vật, ông cho rằng, tất cả chỉ là Thái cực - là cái vật chất vốn có của sự vận động tất yếu. Lê Quý Đôn không nói Vô cực mà chỉ nói Thái cực: “Thái cực là một, nó là một khí hỗn nguyên. Từ số một sinh ra hai, hai sinh ra bốn, thành ra vạn vật. Thế là thái cực vốn có một” [17, tr.53].

Trong khi Lão Tử quan niệm vạn vật trong thiên hạ từ có mà ra, Lê Quý Đôn lại cho rằng: “một mở một khép gọi là biến, qua lại không cùng gọi là thông, khép lại là vô, mở ra là hữu, qua rồi là vô, đang đến là hữu, thấu xưa đến nay không có lúc nào là không tồn tại… Như thế mà bảo rằng “hữu sinh ư vô” (cái hữu là từ cái vô mà sinh ra) thì có được không?” [17, tr.54]. “Hữu sinh ư vô” là chữ của Lão Tử. Trong vấn đề “hữu vô” của triết học, Lê Quý

Đôn đứng hẳn về bên “hữu”, cho nên bác truất cái mệnh đề “hữu sinh ư vô” của Lão Tử, và cả cái phạm trù Vô cực cũng của Lão Tử. Tư tưởng “Thái cực” của Lê Quý Đôn nằm trong hệ thống triết học phương Đông về thế giới mà ở đây là Tống nho nhưng với ông “Thái cực” là một cái gì hiện hữu (tức là khí hỗn nguyên). Từ đó ông đi luận chứng rất nhiều về lý khí trong sách Vân

Đài loại ngữ, trong quyển “lý khí” có tất cả 54 đoạn có bàn luận đến lý khí,

bao quát rất nhiều mặt.

Trong mệnh đề “Thái cực là một cái Khí hỗn nguyên” (hỗn hợp và nguyên thủy), chúng ta thấy một giải pháp linh lợi và hoạt bát đối với vấn đề sự quan hệ giữa Thái cực và Lý Khí hay là giữa Thái hòa và Hư Khí. Thái cực là Khí, mà khí là vật chất. Khí hỗn nguyên là cái vật chất bao gồm tất cả mọi sự vật và có trước mọi sự vật, vì nó là điều kiện sinh thành của mọi vật. “Đầy dẫy giữa khoảng trời đất đều là khí cả” (Doanh thiên địa chi gian khí dã) [17, tr.53], “Trời chỉ là khí tích lại, không có phương sở, không có hình tượng. Nhật nguyệt tinh tú chỉ là một thứ khí tích lại mà có ánh sáng đó thôi” [17, tr.54]. “ …Giữa khoảng trời đất, không có chỗ nào là không có khí… Giữa khoảng trời đất, bụi bay rối rít, không ngừng nghỉ, không đứt quãng, đó đều là do cơ động của khí khiến nên như vậy. Xem mặt trời bắn tia qua cửa sổ và nóc nhà thì thấy…” [17, tr.55]... Ông kết luận: “Kể ra mấy điều này để chứng minh rằng Khí là thực hữu, thế mà nhiều người còn ngờ ngợ tỏ ra không tin” [17, tr.55].

Từ quan niệm về Khí, Lê Quý Đôn đi tới lý giải về lý, mối quan hệ giữa lý và khí: “Đầy dẫy trong khoảng trời đất đều là Khí cả. Còn chữ Lý, thì chỉ để mà nói rằng nó (Khí) là thực hữu, chứ không phải là vô. Lý không có hình tích, nhờ Khí mới nhận ra được, Lý ở ngay trong Khí. Âm và dương, chẵn và lẻ, tri và hành, thể và dụng thì có thể cặp đôi được, chứ Lý và Khí thì không thể cặp đôi được” (Doanh thiên địa chi gian khí dã. Lý dã, ngôn kỳ thực hữu nhi phi vô nhĩ. Lý khí hình tích, nhân khí nhi kiến, ý tức tại khí chi

trung. Âm dương kỳ ngẫu tri hành thể dụng, khả dĩ đối ngôn, nhi lý, khí bất

khả dĩ đối ngôn dã) [17, tr.53]. Theo cách nhìn của Lê Quý Đôn, đất trời, vũ

trụ đầy những cái biến của khí, đây cũng là dấu tích của tạo hoá. Tuy nhiên, cái khí này hoạt động không phải là sự tồn tại hư ảo, mà là cái chân thực. Vì thế, ông đưa ra thêm một loạt tư duy có luận lý khí của Chu Tử. Trong tư duy lý khí của Chu Tử, liên kết lý khí có thể nhìn từ hai phương diện. Từ luận thuyết vốn có, lý là căn nguyên tồn tại của khí, vốn Chu Tử chủ trương “hữu thị lý hựu sinh thị khí” tức là lý ra đời trước. Nếu nói từ góc độ vũ trụ, “vô thị

khí, tắc thị lý diệc vô qua đáp xứ”, khí có tính năng động để thực hiện lý. Vì

thế, Lê Quý Đôn chỉ ra “lý vô hình tích, nhân khí nhi kiến, lý tức tại khí chi

trung”. Đây là tư duy lý khí Chu Tử điển hình. Bởi vì, “lý vô hình tích” cho

thấy cái lý hình nhi thượng không thể thấy được, buộc phải dùng cái khí là cái hình nhi hạ để cụ thể hoá. Khi Lê Quý Đôn nói rằng “Lý giả, ngôn kí thực hữu

nhi phi vô nhĩ” và “Lý, khí bất khả dĩ đối ngôn dã” cũng có nghĩa là, ông đã

thu nhận quan điểm của Chu Tử cho rằng “lý” là cái thực tại hiện hữu, “lý” và “khí” là quan niệm cơ bản, hạt nhân của suy ngẫm về vạn vật vũ trụ, không như hai khí âm dương, hoặc bàn chung là thể dụng, có thể hoán đổi cho nhau được. Đặc biệt, “khí bất khả dĩ đối ngôn” cho thấy rằng, “lý” và “khí” không thể chuyển đổi cho nhau được, “lý” không thể chuyển sang thuộc tính của “khí”. Với ý nghĩa này, luận thuyết “Đầy trong khoảng trời đất đều là khí cả” không hề là “luận duy khí”, mà nó nhấn mạnh sự gắn kết không rời của “lý tại khí trung”.

Trương Hoành Cừ đối lập Hư và Khí trong lòng Thái hòa, anh em họ Trình và Chu Hy thì đối lập Lý và Khí trong lòng Thái cực. Lê Quý Đôn cho rằng không thể đối lập Lý và Khí được, không những không đối lập Lý và Khí, không những không đề cao Lý đối với Khí (Lý là hình nhi thượng, Khí là hình nhi hạ) như bọn Trình, Chu, mà lại còn sáp nhập Lý vào trong Khí, đem Lý làm một thuộc tính của Khí. Lý là căn nguyên tồn tại của khí. Lê Quý Đôn

dùng chữ thường độ (độ thường; chữ thường nghĩa là bất biến), hay là nói “cái đạo (đường đi) của nó thì hữu thường”. Cái thường độ ấy, cái “đường đi hữu thường” ấy, tức là cái Lý ở trong cái Khí: “Chữ Cụ là bão do chữ Cụ là đủ, nghĩa là đủ bốn thứ gió: Đông, Tây, Nam, Bắc. Nếu bão bắt đầu có vào buổi sáng, thì kéo dài ba ngày; bắt đầu vào buổi chiều thì kéo dài bảy ngày; bắt đầu vào buổi trưa thì chỉ có một ngày. Nếu bắt đầu từ phía Đông bắc, thì thế nào cũng đi từ Bắc sang Tây; nếu bắt đầu từ Tây bắc, thì thế nào cũng đi từ Bắc sang Đông, rồi đều quay sang hướng Nam mà tắt, gọi là “lạc Tây” và “hồi Nam”. Nếu không “lạc Tây”, không “hồi Nam”, thì hơn một tháng sau lại nổi bão. Nổi và tắt cân kéo với nhau: nổi ban ngày thì ngày hôm sau tắt; nổi ban đêm thì đêm hôm sau tắt. Bão là gió bất chính, là biến thể của một cái khí trái ngược, thế mà còn có thường độ như vậy” [17, tr.56]. Ông còn nói: “Trời thì cao và cách đất không biết mấy vạn dặm. Cái học trắc nghiệm thì ngang dọc, ngược xuôi, thêm bớt, nhân chia, chẳng qua một nắm con số, thế mà biết được đường đi và vị thứ của thất chính và nhị thập bát tú. Như thế chẳng phải là cái thể thì rất to lớn, cái dụng thì rất nhiệm màu, mà đường đi thì có phép thường (bất biến) hay sao? không thường thì sao được yên, không yên thì sao được lâu dài? xem như gió là do cái khí của trời đất khi tan khi tụ mà phát ra thành tiếng. Đời xưa có truyền lại các phép xem khí hậu, ấy là nói xem ở trong lục địa; còn như ở ngoài biển cả mông mênh, không còn biết đâu là đâu, mà các lái thuyền, các chân sào cũng biết được ngày nào, giờ nào nên tránh, nên đi. Được như thế là vì có cái gì thường nghiệm (đúng luôn luôn) vậy” [17, tr.56]. Những sự kiện như vậy chứng minh rằng: “Lý ở trong Khí, mà số thì từ Lý mà sinh ra” ). “Lý không có hình tích, nhờ có Khí nó mới hiện ra được. Lý ở ngay trong khí” [17, tr.53]. “Lý tại khí trung” còn tên gọi khác là “lý ngộ ô khí”, đây chính là sự chắt lọc đặc sắc của Lê Quý Đôn về luận lý khí của Chu Tử. Lê Quý Đôn cũng viết: “Kinh Dịch nói: người nhân thấy đạo thì gọi nó là nhân; người trí thấy đạo thì gọi nó là trí. Đạo là những điều hàng

ngày nhân dân thường dùng mà không biết. Âm phù kinh nói: “của cải và then máy của nó thiên hạ không ai biết, không ai thấy. Người quân tử nắm được nó thì chịu kiên kì trong cảnh cùng khổ; kẻ tiểu nhân nắm được nó thì xem nhẹ mạng trời” Ý nghĩa lời nói ấy cũng là một. Cái nghĩa lý sâu xa đối nhất của lý và khí đã tóm hết ở trong ấy. Cái hiệu dụng đóng hay mở, quyền cổ vũ tinh vi mà bậc thánh nhân được trời trao cho, bậc thánh nhân lấy đó mà thuận theo đạo trời, làm nên muôn vật hoàn thành muôn hóa, định muôn dân, khuất phục muôn nước [17, tr.64]. Và “Đạo dịch biến động luôn luôn, không ở một chỗ, đi khắp lục hư, lên xuống không thường, cho nên có thể cùng tận được sự màu nhiệm của lý số. Lý ngụ ở khí, số do ở lý, lý số ở tâm sinh ra mà tác động đến mọi việc, đó là sự xô đẩy của khí. Có yên định rồi sau mới lo, lo rồi sau mới được, đó là sự tài thành (làm nên) của khí. Việc đến thì đón lấy để biết ngay từ trước; việc đã qua thì theo dõi, để xét về mãi sau, chỉ có đạo Dịch mới thể được (…) Cho nên biết Dịch quí ở chỗ biết đạo đầy vơi, tiêu mòn hay nảy nở, lành hay dữ, hối hay lận, tiến hay thoái, còn hay mất, mà cốt yếu ở chỗ không mất chính nghĩa” [17, tr.66].

Do đó, chúng ta có thể thấy rất rõ rằng, Lê Quý Đôn đã từ “lý khí ô luận” để biểu thị tính phong phú, biến hoá của vạn vật trong vũ trụ. Song, làm thế nào để từ trong biến của khí nắm được cái lý chung là bất biến. Đó cũng chính là điểm được Lê Quý Đôn nhấn mạnh. Đây mới thực là ý nghĩa của “lý khí chi áo”. Nói cách khác, thánh nhân chia thành vạn vật, đạo “dịch”. Tức là, trong cái biến quan trường, trong cái khí nhận ra lý, đó mới là cái đạo đơn giản của Dịch.

Lê Quý Đôn quan niệm bản thể của vũ trụ là Khí, khí là vật chất. Nhưng Lê Quý Đôn quan niệm Khí và vật chất là như thế nào? Cũng như nhiều học giả cổ đại Hy - lạp hay ở Trung Quốc, Lê Quý Đôn còn có cái tư tưởng vật chất hữu sinh chủ nghĩa (hylozoisme) nghĩa là vật chất cũng có tính hữu cơ và có sự sống: “Khí trời thì bay xuống, khí đất thì bay lên. Khí trời và

khí đất đều là sinh ý cả” [17, tr.55]. “Đất mà không có vận động thì chỉ là một vật nằm lỳ, mà sinh ý hầu như tắt nghỉm vậy” [17, tr.54]. Từ chỗ “vật chất có sinh ý”, rất dễ đi đến chỗ vật chất có tính tình, có tri thức: “Sấm sét vang động, gió mưa thấm nhuần, nhật nguyệt vần xây, rét rồi lại nực, phân phát sinh dưỡng, vận động mở đóng. Xét cho đến cùng, chẳng qua là “dị giản” mà thôi. Tính tình của trời đất, đạo đức và sự nghiệp của thánh hiền đều không ngoài hai chữ ấy…” [17, tr.59].

Từ chỗ vật chất có tính tình, lại đi đến chỗ vật chất là thần diệu: “Tác dụng của Khí, thật là thiêng thay, thật là nhiệm thay. Khí mà thịnh, tất nhiên thư thái; khí mà suy thì phải co rút, xem nơi cây cối tươi hay khô thì biết. Khí trong thì thông, khí đục thì tắc, xem ở lòng người sáng hay mờ thì biết. Khí đầy thì lớn lên, khí vơi thì tiêu đi, xem nước biển lên xuống buổi sớm, buổi chiều thì biết. khí hoà thì hợp, khí trái thì lìa, xem cuộc trị hay loạn thì biết” [17, tr.59], “Cái Khí thần dịu của trời đất thấu suốt xưa nay, lưu thông chuyển biến không chỗ nào là không có… cho nên hiền giả đời xưa cho rằng trời biết, đất biết” [17, tr.63].

Quan niệm về lý, khí như thế nên Trời theo cách tư duy của Lê Quý Đôn là một lực lượng tự nhiên. “Trời là khí tích lại, không có định chỗ, không có hình tượng” [17, tr.54], Trời là gì? Trời là khí tích tụ lại, là tinh khí mà khí lại là vật chất có trước, quyết định cái có sau. Trời là giới tự nhiên có trước, cái mang sinh khí mà từ đó vạn vật nảy sinh, phát triển, cái mảnh đất ấy sinh ra tinh thần, ý thức của con người. trời có cái lý riêng của nó. Đây là tư tưởng mang tính chất duy vật mộc mạc đồng thời cũng chứa đựng yếu tố biện chứng khi ông thấy được sự vận chuyển của trời “xoay”, “chuyển thoăn thoắt”, “khí trời thay đổi không biết trước được”. Sự vận động của trời đất là không ngừng, không nghỉ vì giống như: “nước có chảy thì không bao giờ bị hôi thối, then cửa vận chuyển thì không bao giờ bị mọt” (Quần thư khảo biện). Sự vận động đó theo một chiều nhất định “không di dịch”, cứ theo lý tự nhiên. Trời

có động, tĩnh, có di dịch, có ngưng nghỉ, trong cái động có cái tĩnh, trong cái tĩnh có cái động. Chính quá trình này làm cho sự vật có sinh có hóa, có tồn tại, có biến đổi.

Mặt khác, Lê Quý Đôn lại quan niệm trời là một nhân vật có ý chí, có nhân cách, là một lực lượng tự nhiên được thần thiêng hóa để thấu hiểu việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nhận thức trong Tống Nho và ảnh hưởng của nó đối với Nguyễn Bình Khiêm và Lê Quý Đôn (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)