Quan điểm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nhận thức trong Tống Nho và ảnh hưởng của nó đối với Nguyễn Bình Khiêm và Lê Quý Đôn (Trang 71 - 81)

Chương 1 VẤN ĐỀ NHẬN THỨC TRONG TỐNG NHO

2.1. Nhận thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm dưới ảnh hưởng của Tống Nho

2.1.2. Quan điểm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về nhận thức

Trên cơ sở coi tính người là thiện, chỉ bị khí chất vật dục che lấp mà thành ra ác nên ông đề ra biện pháp tu tâm dưỡng tính để đưa con người trở

về với bản chất nguyên sơ của mình. Ý nghĩa của quan điểm triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện rõ ở phương diện giáo dục con người thông qua nhận thức quy luật của tự nhiên phải hiểu được đạo rồi mới tạo được đức, bởi đức là cơ sở đề đạo thể hiện. Trong bài "Thừa trần", ông xem trần nhà như bầu trời nhỏ. Con người sống trong ngôi nhà phải biết rằng mình đang sống dưới bầu trời nhỏ đó và phải tu thân tích đức, sao cho không làm mất đi sự thanh khiết ban đầu (của nó), để mỗi khi ngửa mặt lên nhìn (nó) không thấy hổ thẹn với chính bản thân mình. Sự liên hệ này mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc: con người sống trong tự nhiên, đồng thời bị ràng buộc bởi các quan hệ xã hội. Tin vào đạo lý nhân tâm nên ông rất coi trọng giáo hóa, củng cố đạo học, ban hành giáo hóa lúc này là một biện pháp quan trọng để nêu rõ chính thống, cố kết nhân tâm, chấn chỉnh lại rường mối quốc gia. Ông làm thơ cũng nhầm mục đích đó. Bản thân những câu thơ của ông tự nó đã có ý nghĩa nhận thức xã hội, có ý nghĩa cảnh tỉnh và thức tỉnh đối với mọi người

“Ham đọc sách thì trời chẳng phụ.

Có chí bền ắt sẽ làm nên” (Bài 10 Độc thư - Bạch Vân gia huấn) [42].

Trị nhà như cầm cương ngựa dữ, Trị nước như dạo thử cung đàn. Cho nên học hiểu và làm,

Lẽ trời với lẽ dân gian hài hòa, Muốn xây phú quý vinh hoa,

Cái nền học vấn phải là đầu tiên. (Bạch Vân gia huấn, bài 15) [42].

Nhận thức của ông cũng là theo luân lý đạo đức nhà Nho. Nguyễn Bỉnh

Khiêm cho rằng quan hệ xã hội cũng vậy, thời cục có lúc lên lúc xuống, đời này qua đời khác không giống nhau về hoàn cảnh cụ thể nhưng vẫn phải theo các nguyên tắc cương thường mà thánh nhân đặt ra, có như vậy, phong hóa và trật tự xã hội mới được duy trì và ổn định. Ông kêu gọi mọi người hãy lấy tấm

“Thánh hiền là người thế nào? Đó là người dục vọng thì ít, tìm đến chỗ cực đúng, là nhờ ở chỗ suy xét về điều mình làm. Lời giáo huấn của đời xưa rất sáng rõ, lấy lòng thành làm chỗ dựa cho ta. Chớ cho rằng điều thiện nhỏ (mà không làm), vì (việc làm điều thiện nhỏ là chủ yếu để mở đường) làm thiện. Chớ cho rằng điều ác nhỏ (mà cứ làm), vì (không làm điều ác nhỏ) là cẩn thận trong từng cái nhỏ nhặt” (Bài Bi ký quán Trung Tân) [19].

Đoạn thơ tiếp theo cho chúng ta thấy rõ điều đó: "Bậc thánh nhân theo khuôn phép của trời, muôn đời lập nên kỷ cương của loài người, noi theo được cái tốt đẹp của ngũ điển, trình bày được cái đầy đủ của cửu trù. Vua và tôi phải có nghĩa với nhau, cha và con cái tình thân là tột độ, chồng và vợ kẻ xướng có người tuỳ, anh và em người cứng thì có người đễ, chơi với bạn thì giữ vững điều tín" (Cảm hứng) [19].

Ông viết:

"Quân thân thề hết lòng thờ một,

Xuất xử cầu chưa đạo được hai" (Thơ Nôm, bài 12) [19].

Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn nhắc nhở mình không được phép quên ơn chúa và đức của cha, làm tròn bổn phận thờ chúa, thờ cha thì phúc đức mới bền:

"Sang có phận là ơn chúa

Được làm người, bởi đức cha" (Thơ Nôm, bài 14) [19].

"Dù muốn cái con thêm cái cháu,

Chưa quên thờ chúa mấy thờ cha" (Thơ Nôm, bài 55) [19].

Thờ vua, thờ cha chưa phải là đầy đủ, ông còn nhớ đến công ơn của người thầy đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để đỗ đạt và hành đạo. Nếu ở trên chúng ta thấy Nguyễn Bỉnh Khiêm từ tâm trạng lúng túng trước sự đối chọn, xuất hay xử, sự quân hay sự thân, thì ở những câu thơ dưới đây cho thấy ông quyết định chọn đạo trung dung, nghĩa là dù hoàn cảnh có thay đổi như “vũng nên doi”, đầy vơi đắp đổi, ứng với nó là sự lựa chọn xuất hay xử cũng phải thực hiện việc thờ cả ba - đó là quân, sư, phụ:

"Thấy cơ doanh mãn cho hay chớ, Phải đạo trung thường mựa có qua. Dẫu lấy thánh kinh nơi thuở học,

Thề chưng xuất xử, đạo thờ ba" (Thơ Nôm, bài 17) [19].

Như vậy, trong cách ứng xử với bề trên, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tuân thủ các chuẩn mực đạo đức Nho giáo là trung hiếu, trung thường. Bản thân ông có lúc dao động giữa thờ cha với thờ chúa, làm được cả hai cùng lúc thật là khó khăn. Tuy nhiên, với phẩm cách của người quân tử, ông đã chọn thế cân bằng là trung dung trong thế sự chao đảo, các giá trị đạo đức xã hội luôn đổi thay. Không những vậy, ông còn chú trọng đến việc thờ thầy, một đối tượng vốn được kính trọng trong truyền thống giáo dục của Việt Nam”.

Miễn theo phu tử phò thiên tử,

Thìn lọn nhân gian ở thế gian (Thơ Nôm, bài 135) [19].

Giữ đại đạo là bài thứ chín,

Lấy chữ “Trung” chữ “Tín” làm đầu. (Bạch Vân gia huấn) [42].

Trước một xã hội rối ren, loạn lạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn cho mình con đường ở ẩn để bảo toàn danh tiết nhưng không vì thế mà ông lánh mặt với đời, trốn đời. Ông lui về sống ở quê một thời gian khá dài mà vẫn mang ước vọng về một xã hội vua sáng tôi hiền như thời vua Nghiêu, vua Thuấn xưa:

Đã ngoài mọi việc chăng còn ước,

Ước một tôi hiền, chúa thánh minh. (Thơ Nôm, bài 26) và ông lập chí ở

hành đạo với mong ước “phù nghiêng, đỡ lệch”, “Ta nay muốn thi thố sức

phù nguy, kéo lại quan hà thành quách cũ của nhà vua” (Con ngao lớn đội

núi, thơ chữ hán) [19].

Nhận thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan niệm về sự vận hành, biến hóa của trời đất ông xây dựng quan niệm về thời thế. Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân từ nơi “cửa Khổng sân Trình” nhưng ông không phải là trí thức Nho

giáo cố chấp. Từ quan niệm biện chứng về sự vận hành của vũ trụ, ông đưa ra quan niệm biện chứng về thời thế “Thế gian cứ một hồi trị, lại một hồi loạn. Thời cuộc cứ một khi co một khi duỗi. Dựa vào nhau, náu vào nhau thật là vô cùng” (Cảm thời cổ ý), “Sao rời vật đổi trong nền tướng. Nước chảy hoa bay áng cửa hầu. Sự thế cuộc cờ đầu niềm được, lòng người sóng bể cạn thì sâu”

(Thơ nôm, bài 99) [19]. Do đó ông là người “ưu thời mẫn thế”, “chấp kinh có lúc tòng quyền”.

"Quân tử gẫm hay nơi xuất xử,

Ắt là khôn hết cả hòa hai" (Thơ Nôm, bài 39) [19].

“Xưa nay xuất xử đâu là phải. Ở cũng nên, về cũng ắt nên”

Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm xuất thế cũng là cách của người quân tử, xem ra cũng ngang với chí anh hùng của kẻ trượng phu:

"Quân tử mới hay nơi xuất xử,

Trượng phu cũng có chí anh hùng" (Thơ Nôm, bài 34) [19].

Đạo Nho là đạo nhập thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy ông muốn trị quốc, bình thiên hạ, nhưng trước một xã hội rối ren loạn lạc ông chọn cho mình con đường xử sĩ để bảo toàn danh tiết: “Người quân tử nọ yêu danh tiết.

Chim phượng hoàng kia tiếc vũ mao”, “thiên thời địa lợi chưa thông suốt, tạm

trọn thân mình buổi loạn li” (Tình cờ viết thư này trong ngày nguyên đán) và

Đạo với thời kia đạt biến thông, khăng khăng một phía phải đâu trung”. Việc ông ra giúp nhà Mạc, mà không giúp nhà Lê phải chăng cũng xuất phát từ nhận thức này. Ông chọn cho mình con đường “vô sự, tự tại” nhàn nhưng không phải để trốn đời, lánh đời mà là để chờ thời “vì để báo đáp ơn nuôi

nấng chăm chút đã lâu. Sẽ có ngày hóa rồng chớ ngại là muộn” (Măng tre).

Xét khi cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm khi xuất xử, hành tàng thì thấy rằng ông hết sức linh hoạt, đầy biện chứng. Có thể thấy điều này qua nhận xét về ông của học trò Đinh Thì Trung: “Bởi chúa Kiệt một tay tàn bạo

nên gác xe năm lượt không theo; bởi nhà Lương chính sự không hành nên cuốn áo ba lần lìa bỏ. Thờ ai chẳng là vua, vì gì chẳng là đạo, một mình vừa nhậm vừa thanh; đã có ích cho mình lại có lợi cho người, đôi bề được danh, được thọ” (Văn tế Tuyết Giang Phu Tử).

Phương pháp nhận thức

Có thể nói ở cuối thể kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Tư tưởng triết học của ông không bận tâm đi vào xu hướng duy lý… đi tìm khái niệm bản thể luận như Lão Tử, như triết học Phật giáo hay cái phóng nhiệm nhiều lúc đến ngụy biện của Trang Tử. Ông hiểu sâu sắc triết học Tống Nho nhưng không đi vào câu nệ vụn vặt, không lý giải quá sâu cái lý, có khi chẻ làm tư sợi tóc để tìm hiểu, biện giải nhiều thứ mơ hồ rối rắm trong những khái niệm hỗn tạp đó. Triết học của ông là triết học đã được sống dậy, biểu hiện trong thơ như một sự mách bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học mà mình thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ như thô sơ để giải đáp những hiện tượng tự nhiên và xã hội nảy sinh quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những suy ngẫm, chiêm nghiệm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát “luật” đời bằng những phạm trù triết học. Gốc rễ triết lý Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự hiểu biết thấu đáo về con người và xã hội. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, triết học vừa là công cụ để tư duy, để nhận thức vừa là công cụ để giải quyết những vấn đề do tư duy, do nhận thức đặt ra. Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng thơ để triết lý cuộc sống, dùng thơ để tuyên truyền đạo đức. Bản chất lí học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là dựa vào nhận thức về logic cuộc sống (các quy luật tự nhiên và xã hội) áp dụng vào những trường hợp cụ thể. Mục tiêu lí học của ông là tạo nên sự cân bằng, hài hòa và trung dung cho các sự vật, hiện tượng. Nhìn lại toàn bộ tiến trình lịch sử và con người trong thế kỷ XVI, Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là “cây đại thụ”, “bậc sĩ phu tài danh” của thế kỷ.

Từ quan niệm về thánh hiền cũng như dưới ảnh hưởng về cách tu thân trong Tống Nho “Thánh hiền là người thế nào? Đó là người dục vọng thì ít, tìm đến chỗ cực đúng, là nhờ ở chỗ suy xét về điều mình làm”. Nguyễn Bỉnh Khiêm không nói đến “tồn tâm dưỡng tính”, không nói đến “cách vật trí tri” hay “tri hành” như Tống Nho nhưng trên nền tảng tư tưởng ấy ông quan niệm

Bài hai mươi ba là bài thư tất Sách Bạch Vân kết luận dạy rằng: Muôn việc khởi tự cái Tâm,

Nếu lòng buông thả, lỗi lầm đến ngay Học cách vật mới dò tới chốn,

Chép ghi làm một bổn xem chơi (Bạch Vân gia huấn) [42].

Rồi ông cũng quan niệm: “Sự kính nhường coi là cái gốc, Lấy học hành tri thức nâng lên. Chân thành học hỏi thường xuyên,

Muốn tu cái đức phải nghiêm với mình (Bài 23, Bạch Vân gia huấn) [42].

“Dục vọng mà thắng thì lòng thiện tự nó phải mất. tính khí mà kiêu thì ý chí trôi đi mất” (Cảm thời cổ ý), nên phương pháp tu dưỡng mà ông chọn, mang tính phổ cập là xử thế “vô sự”. Khái niệm này, về thực chất, chung cho cả tam giáo, song xét trên bình diện Nho giáo, đó là thái độ ứng xử “xuất thế - tàng ẩn” của nhà Nho. Cách ứng xử văn hóa “vô sự” của Nguyễn Bỉnh Khiêm với mục đích không gây ra điều gì bất lợi, bất cập cho bản thân và cho người khác khá gần gũi với tư tưởng trung thứ của Khổng Tử hơn là với Phật và Lão, bởi “vô sự” đi liền với sự hiểu biết về lẽ “kinh quyền”

“Gần son thì đỏ mực thì đen, Sáng biết nhờ ơn thuở bóng đèn. Ăn uống miễn theo nơi phép tắc,

Tới lui cho biết lẽ kinh quyền… Ở thế có khôn thì có khó,

Chữ rằng: “Vô sự tiểu thần tiên” (Thơ Nôm, bài 64) [19].

Nguyễn Bỉnh Khiêm thực hành “vô sự” từ đúc kết kinh nghiệm cuộc sống và những trực quan sinh động trước biến đổi của thế sự. Điều đó có lợi cho con người ở định hướng hành vi sao cho phù hợp với hoàn cảnh, không những cho hiện tại, mà cả cho tương lai:

“Hễ kẻ trêu ngươi kẻ phải lo, Chẳng bằng vô sự ngáy pho pho. Tay kia khéo nắm còn khi mở, Miệng nọ hay cười có lúc ho. Có thuở được thời mèo đuổi chuột, Đến khi thất thế kiến tha bò.

Được thua sau mới ăn năn lại,

Vô sự chăng hơn có sự ru?” (Thơ Nôm, bài 75) [19].

1- Thanh nhàn vô sự là tiên

Năm hồ phong nguyệt ruổi thuyền buông chơi Biết mệnh là bởi hiểu sâu,

Sống yên vô sự khác nào thần tiên. (Bạch vân gia huấn, bài 12) [42].

Rỗi nhàn thì ấy tiên vô sự,

Ngâm ngợi cho nên cảnh hữu tình (Vô đề, bài 13) [19].

Ngày ngày tiêu sái nhàn vô sự,

Tuy chửa là tiên, ấy ắt tiên ! (Vô đề, bài 16) [19].

Ngoài ra Nguyễn Bỉnh Khiêm còn dùng một khái niệm nữa cho phương pháp tu thân của mình là khái niệm “tự tại”. Khái niệm "tự tại" thường được Nguyễn Bỉnh Khiêm tâm đắc hơn, sử dụng thường xuyên hơn so với Nguyễn Trãi.

Tự tại ngày qua mấy kẻ bằng" (Thơ Nôm, bài 66) [19].

"Tự tại" là mình tự đối diện với mình, mình làm chủ được mình. Nguyễn Bỉnh Khiêm là một cư sĩ thông đạt, không bị ràng buộc bởi "chí để ở công danh" nữa.

Già đã khỏi áng công danh,

Tự tại, nào âu lụy đến mình ? (Vô đề, bài 14) [42].

Và: Đến chốn nào vui chốn ấy,

Dầu ta tự tại, có ai han ? (Vô đề, bài 17) [42].

Ông còn nói: “Ít ham muốn mới yên lành bền lâu (Bài 10, Bạch Vân gia huấn) [42].

Ngoài ra trong phương pháp nhận thức Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng chỉ ra rằng nhận thức phải luôn xuất phát từ hiện thực. Trong đánh giá, theo ông cũng phải dựa vào thực tế: “Thi ra mới biết béo gầy. Đến khi gió cả biết cây cứng mềm”.

Nhận thức của con người như thế nào thì con người sẽ như thế ấy, hành động sẽ như thế ấy:

Thánh : bốn mươi tuổi chẳng còn ngờ,

Ta: tuổi bốn mươi vẫn líu lo. Đạo lí nẻo xa, đen nữa mực

Văn chương nghề cũ, xác như vờ ! Học ngần nào hay ngần ấy,

Xem bao giờ biết bấy giờ (Tự bạch) [42].

Và người trí giả học nhiều nên biết cũng nhiều

Bài mười ba dạy điều trí giả. Bậc trí giả trọng mình hơn hết,

Nguyễn Bỉnh Khiêm không nói đến từ “lực hành” nhưng ông cũng nhận thấy rằng học (nhận thức) rồi thì phải đem vào thực tế để minh chứng đúng sai, nói nhiều, nói hay nhưng cũng chỉ là nói suông mà thôi.

Bài mười sáu thường xuyên tu đức, Phải chuyên tâm nỗ lực hàng ngày. Học rồi thực tế làm ngay,

Rút ra kinh nghiệm dở hay sự tình (Bạch Vân gia huấn) [42].

: “Nói thao thao ngàn lời tươm tất, Cũng không bằng việc thật đã làm”.

Đồng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đánh giá cao môi trường, hoàn cảnh sống đối với sự hình thành con người, nhận thức của con người:

Gần mực thì ắt phải đen thui Gần son thì đỏ sự đời chẳng sai. Gần người ngu biến hay thành dốt,

Gần người hiền càng tốt thêm ra (Bài 22, Năng tĩnh) [42].

Có thể kết luận quan điểm nhận thức của Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng bài thơ sau của ông: DƯỠNG SINH THI

“ Tích khí, tồn tinh, cánh dưỡng thần Thiểu tư, qủa dục, vật lao thân. Thực thôi ban bảo, vô kiêm vị, Tửu chỉ tam phân, mạc quá tần Mỗi bả hý ngôn, đa thủ tiếu, Thường hàm, lạc ý, mạc sinh xân Nhiệt viêm, biến trá, đô hưu vấn Nhiệm ngã tiêu dao qúa bách xuân

Tạm dịch: Giữ khí, gìn tinh, lại dưỡng thần Ít lo, ít muốn, ít lao thân.

Rượu chỉ vài phân, chớ qúa từng. Miệng cứ câu đùa, vui miệng mãi, Bụng thường nghĩ tốt, bụng lâng lâng. Bốc đồng, biến trá, thôi đừng hỏi,

Để tớ tiêu dao đến tuổi trăm” [42].

Nguyễn Bỉnh Khiêm thông qua nhận thức các hiện tượng diễn ra trong tự nhiên để đúc kết lại thành các quy luật, tiếp theo là nhận thức được các quy luật đó để vận dụng vào nhận thức các quy luật của đời sống xã hội. Đó cũng là đóng góp của Nguyễn Bỉnh Khiêm vào sự phát triển lý luận nhận thức, nói theo ngôn ngữ triết học hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vấn đề nhận thức trong Tống Nho và ảnh hưởng của nó đối với Nguyễn Bình Khiêm và Lê Quý Đôn (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)