KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VÀ KÊNH

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI BANCASSURANCE tại CÔNG TY bảo VIỆT đà NẴNG (Trang 27)

(BANCASSURANCE)

1.6.1. Bảo hiểm phi nhân thọ

1.6.1.1. Khái niệm bảo hiểm phi nhân thọ

Theo K18, điều 3, luật kinh doanh bảo hiểm: ỘBảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự vàcác nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.Ợ

Bảo hiểm phi nhân thọ là sự cam kết giữa người tham gia bảo hiểm với người bảo hiểm mà trong đó, người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm một số tiền nhất định khi có các sự kiện đã định trước xảy ra, cịn người tham gia phải nộp phắ bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn.

1.6.1.2. Đặc điểm bảo hiểm phi nhân thọ

- Thứ nhất: Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là một hợp đồng có thời hạn bảo hiểm thường là một năm hoặc ngắn hơn.

- Thứ hai: Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ chỉ bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực.

- Thứ ba: Phắ bảo hiểm phi nhân thọ được tắnh cho thời hạn bảo hiểm, thông thường phắ tắnh cho từng năm bảo hiểm hoặc từng chuyến. Phắ bảo hiểm cho những năm tiếp theo sẽ có sự thay đổi. Phắ bảo hiểm nhân thọ còn phụ thuộc mức độ rủi ro. Vắ dụ: Với điều khoản bảo hiểm nếu Người tham gia bảo hiểm giới hạn phạm vi bảo hiểm một vài rủi ro khơng tham gia thì phắ bảo hiểm được xem xét giảm đi, ngược lại nếu mở rộng bảo hiểm thêm một số rủi ro phụ khác thì phắ bảo hiểm sẽ tăng lên.

- Thứ 4: Trừ các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ, còn các nghiệp vụ khác như tài sản, trách nhiệm dân sự giữa Người bảo hiểm, Người được bảo hiểm và Người thứ ba có liên quan tới rủi ro bảo hiểm đều có mối quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

1.6.1.3. Vai trò kinh tế - xã hội của bảo hiểm phi nhân thọ

- Thứ nhất, bảo hiểm phi nhân thọ góp phần ổn định tài chắnh và đảm bảo cho các khoản đầu tư. Bởi lẽ khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với các đối tượng bảo hiểm nếu bị tổn thất các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống và sản xuất làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển bình thường. Trong nền kinh tế hiện đại, bảo hiểm đã trực tiếp tham gia đảm

bảo cho các khoản đầu tư. Hầu hết các dự án đầu tư hiện nay đều địi hỏi phải có bảo hiểm. Nếu khơng có bảo hiểm thì các chủ đầu tư, đặc biệt là các ngân hàng liên quan sẽ không mạo hiểm đầu tư vốn cho dự án. Bởi vậy có thể xem hoạt động bảo hiểm như một loại kắch thắch đầu tư.

- Thứ hai, bảo hiểm phi nhân thọ là một kênh huy động vốn hữu hiệu để đầu tư cho phát triển kinh tế Ờ xã hội, thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp bảo hiểm thu phắ bảo hiểm trước khi rủi ro và sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm. Điều đó cho phép doanh nghiệp có một số tiền rất lớn địi hỏi họ phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra thời điểm xảy ra rủi ro và thời điểm thu phắ bảo hiểm ln có một khoảng cách. Bởi vậy các doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập các quỹ dự phòng và phải đem đầu tư để thu lãi. Theo số liệu năm 2005 quỹ dự phòng của các doanh nghiệp bảo hiểm tại các nước phát triển là rất lớn: Như tại Pháp là khoảng 630 tỷ EUR, Anh là khoảng 1.119 tỷ bảng Anh và tại Mỹ là vào khoảng 2.500 tỷ USD. Đây là những con số rất lớn, được đầu tư vào một danh mục đầu tư đa dạng nhằm mục đắch sinh lời để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Hoạt động đầu tư này lại cung cấp một khoản vốn rất lớn cho nền kinh tế.

- Thứ ba, góp phần ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước. Với các loại quỹ bảo hiểm ngày càng tăng do người tham gia đóng góp, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả hoặc bồi thường khi rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy, ngân sách nhà nước không phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, doanh nghiệp khi gặp rủi ro. Mặt khác, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm cịn đóng góp vào ngân sách thơng qua các loại thuế doanh nghiệp phải nộp.

- Thứ tư, góp phần ngăn ngừa, đề phịng và hạn chế tổn thất giúp cho con người có cuộc sống an tồn hơn, xã hội trật tự hơn. Trong quá trình tham gia bảo hiểm các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cùng với người tham gia bảo hiểm phối hợp để thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất thông qua các hoạt động như: tuyên truyền phòng tránh tai nạn, tư vấn hỗ trợ giảm thiểu thiệt

hại, yêu cầu đảm bảo các quy tắc về an tồn lao động, phịng chống cháy nổẦ. những hoạt động này góp phần ổn định cuộc sống, sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội.

- Thứ năm, các hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng và hoạt động bảo hiểm nói chung phát triển sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.

1.6.1.4. Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản

Hiện nay nếu căn cứ vào đối tượng bảo hiểm phi nhân thọ được chia làm 3 loại:

1.6.1.4.1. Bảo hiểm tài sản

Đây là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định hay lưu động) của người được bảo hiểm. Vắ dụ như: Bảo hiểm cho thiệt hại vật chất xe cơ giới, bảo hiểm cho hàng hoá của các chủ hàng trong bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu, bảo hiểm tài sản của ơng chủ nhà trong bảo hiểm trộm cắp.

1.6.1.4.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS)

Các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự như : bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới ,bảo hiểm TNDS của chủ lao động , Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm , bảo hiểm trách nhiệm công cộng, ẦTheo luật dân sự , trách nhiệm dân sự của một chủ thể ( như chủ tài sản, chủ doanh nghiệp, chủ nghề nghiệpẦ) được hiểu là trách nhiệm phải bồi thường các thiệt hại về tài sản, về con ngườiẦ gây ra cho người khác do lỗi của người chủ đó. Trách nhiệm dân sự bao gồm trach nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng. Thơng thường các dịch vụ bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm cho các trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

1.6.1.4.3. Bảo hiểm con người phi nhân thọ

Mặc dù cũng là loại hình bảo hiểm con người, nhưng bảo hiểm con người phi nhân thọ trong bảo hiểm thương mại có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Hậu quả của những rủi ro mang tắnh chất thiệt hại vì rủi ro bảo hiểm ở đây là tai nạn, bệnh tật, ốm đau thai sản liên quan đến thân thể và sức khoẻ của con người. Những rủi ro ở đây khác với 2 sự kiện ỘsốngỢ và ỘchếtỢ trong bảo hiểm nhân thọ và vì thế tắnh chất rủi ro được bộc lộ khá rõ cịn tắnh chất tiết kiệm khơng được thể hiện.

- Người được bảo hiểm thường được quy địn trong một khoảng tuổi nào đó, các cơng ty bảo hiểm khơng chấp nhận bảo hiểm cho những có độ tuổi quá thấp hoặc quá cao tình trạng rủi ro diễn biến phức tạp, xác suất rủi ro cao, việc kiểm soát và quản lý rủi ro rất khó thực hiện. Chẳng hạn ở nước ta, các công ty bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm cho những em bé dưới 12 tháng tuổi và những người trên 65 tuổi.

1.6.2. Các kênh phân phối bảo hiểm phi nhân thọ

1.6.2.1. Kênh truyền thống 1.6.2.1.1. Đại lý 1.6.2.1.1. Đại lý

Đại lý bảo hiểm là người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền, thay mặt doanh nghiệp làm nhiệm vụ tư vấn, bán bảo hiểm cũng như các nhiệm vụ khác được quy định trong hợp đồng đại lý.

+ Ưu điểm của kênh phân phối qua đại lý:

- Tăng nhanh doanh thu trong một thời gian ngắn, chiếm lĩnh thị trường. Với một lực lượng đại lý đông đảo, các công ty bảo hiểm có thể đưa sản phẩm đến nhiều địa bàn, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng.

- Tạo dựng nhanh uy tắn, hình ảnh cơng ty cũng như nâng cao hiểu biết của người dân về bảo hiểm. Với đặc thù cơng việc là tư vấn tại chỗ theo hình thức cá nhân hoặc tập thể, các đại lý có thể truyền tải đầy đủ, chi tiết thông tin về sản phẩm bảo hiểm vốn rất phức tạp và chuyên ngành. Hơn nữa, thông qua hoạt động tư vấn và phục vụ khách hàng, đại lý có được sự tin cậy, chỗ đứng trong khách hàng và từ đó uy tắn của cơng ty bảo hiểm sẽ được tạo dựng vững chắc.

- Trao đổi thơng tin thường xun, hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và kịp thời.

+ Nhược điểm :

- Chi phắ tốn kém, công tác quản lý phức tạp.

- Tắnh chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp chưa cao.

1.6.2.1.2. Môi giới

Môi giới cũng được coi là người trung gian giữa công ty và khách hàng nhưng được coi là người đại diện cho khách hàng và chịu trách nhiệm trước khách hàng. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, môi giới bắt buộc phải là tổ chức. Môi giới bảo hiểm thường nắm rất vững về kỹ thuật nghiệp vụ, đặc biệt là những thông tin về thị trường. Về lý thuyết, người môi giới sau khi nghiên cứu nhu cầu khách hàng sẽ tìm kiếm doanh nghiệp có loại hình bảo hiểm đáp ứng nhu cầu khách hàng với mức phắ tốt nhất.

+ Ưu điểm:

- Giúp cho cung và cầu về sản phẩm bảo hiểm dễ gặp nhau. - Tăng uy tắn cho doanh nghiệp.

+ Nhược điểm:

- Phải tắnh đến những ưu đãi cho môi giới.

- Công ty bảo hiểm không gặp được khách hàng nếu khơng có mơi giới. - Dễ bị môi giới nhượng khách cho doanh nghiệp bảo hiểm khác. Kênh phân phối này phù hợp với các nghiệp vụ bảo hiểm lớn, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ nhóm.

1.6.2.1.3. Văn phịng tư vấn bán hàng

Quá trình tư vấn và bán hàng được tiến hành tại trụ sở của cơng ty hoặc phịng bảo hiểm khu vực đặt tại các địa bàn dân cư, siêu thị, trung tâm thương mại, bưu điện, ngân hàngẦ Làm việc trong các văn phòng này là nhân viên hoặc đại lý của cơng ty. Văn phịng được đặt gần các trung tâm thương mại,

khu vui chơi giải trắ, những nơi đông người để thu hút sự chú ý và cung cấp một số dịch vụ nhất định để thu hút khách hàng vào văn phòng tư vấn. Khách hàng đến văn phòng để lấy thông tin chỉ dẫn, nghe tư vấn, ký hợp đồng và quay trở lại khai báo tổn thất ( nếu có) hoặc lập văn bản sửa đổi hợp đồng.

1.6.2.2. Kênh phân phối trực tiếp

Trong kênh phân phối phản hồi trực tiếp, khơng có sự tiếp xúc mặt đối mặt giữa khách hàng và đại lý nhân viên của công ty. Thay vào đó, người tiêu dùng mua sản phẩm trực tiếp từ cơng ty bảo hiểm như một động tác phản hồi lại quảng cáo hay hoạt động chào bán trực tiếp của công ty.

Hệ thống phân phối phản hồi trực tiếp có thể sử dụng nhiều phương tiện quảng cáo như truyền hình, phát thanh, báo viết, tạp chắ và Internet. Một số công ty cũng gửi quảng cáo sản phẩm trực tiếp tới khách hàng tiềm năng qua đường thư tắn và mời chào bán hàng trực tiếp qua đường điện thoại. Khách hàng liên hệ trực tiếp với công ty bảo hiểm thông qua điện thoại, fax, thư, email. Thông qua bán hàng trực tuyến công ty giảm được một số chỉ phắ trung gian, tạo điều kiện giảm giá, tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, hình thức này chỉ được áp dụng khi cơng nghệ và thói quen tiêu dùng của khách hàng phát triển.

1.6.2.3. Kênh phân phối thông qua trung gian tài chắnh - ngân hàng (Bancassurance) (Bancassurance)

Phân phối qua ngân hàng là phương thức phân phối sản phẩm bảo hiểm thông qua các kênh phân phối của ngân hàng một cách hiệu quả, đặc biệt là thơng qua các văn phịng chi nhánh, các điểm giao dịch ngân hàng. Công ty bảo hiểm thiết kế sản phẩm hấp dẫn và phù hợp với các phân đoạn thị trường của ngân hàng, hỗ trợ đào tạo về sản phẩm và nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ khách hàng liên quan đến sản phẩm. Ngân hàng cùng với công ty bảo hiểm thiết lập chương trình marketing để biến sản phẩm bảo hiểm thành một bộ phận trong chương trình phát triển bán hàng tổng thể của ngân hàng, sử dụng quầy giao dịch tại mỗi chi nhánh, tuyển dụng và cung cấp nhân sự bán

hàng với trang bị tốt, có chất lượng và chuyên nghiệp. Thêm nữa, ngân hàng thực hiện đào tạo nhân viên bán hàng, cùng thiết kế phương thức trả thù lao và thưởng, tiến hành quảng cáo và khuyếch trương. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện thời, kênh phân phối qua ngân hàng chủ yếu được thực hiện dưới dạng công ty đặt quầy giao dịch tại ngân hàng (giống như kênh phân phối qua văn phong tư vấn bán hàng) hoặc sử dụng một bộ phận nhân viên ngân hàng làm nhiệm vụ bán bảo hiểm.

1.6.3. Đặc điểm của Bancassurance trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ

Bancassurance có thể là một nguồn doanh thu quan trọng. Với sự cạnh tranh tăng lên và việc hạn chế sự tăng lãi suất, vấn đề lợi nhuận dường như là một áp lực lớn đối với các ngân hàng. Khoản thu nhập từ phắ dịch vụ có thể tăng lên qua việc rao bán các sản phẩm rủi ro như bảo hiểm. Nếu được hiểu đúng và được vận hành đúng cách, Bancassurance sẽ luôn đem lại lợi ắch cho tất cả các bên tham gia: ngân hàng, nhà bảo hiểm và khách hàng.

Trong lịch sử phát triển, Bancassurance ắt thành công hơn đối với các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ vì những lắ do sau:

- Sự cạnh tranh khốc liệt từ các kênh phân phối khác (đại lý, nhân viên bán hàng được trả lương, môi giới, nhân viên bán hàng trực tiếpẦ).

- Quyết định mua sản phẩm phi nhân thọ của khách hàng chủ yếu dựa trên giá cả.

- Quản lý sản phẩm phi nhân thọ phức tạp hơn (kĩ năng tắnh phắ, số tiền khiếu nạiẦ).

Tuy nhiên, hiện nay tại phân khúc thị trường phi nhân thọ, kênh Bancassurance còn phát triển với tốc độ nhanh hơn và đang được đánh giá là thành công hơn so với khối nhân thọ do sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ thường đơn giản, dễ bán hơn. Mặt khác, các ngân hàng cũng tỏ ra ỘchuộngỢ các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ để bảo vệ vốn vay cho chắnh ngân hàng. Vắ dụ như sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, y tế có doanh thu bán hàng khá cao, có ngân hàng thậm chắ bán được tới 700 tỉ đồng/năm.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI BANCASSURANCE CỦA

CƠNG TY BẢO VIỆT ĐÀ NẴNG 2.1. MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ BẢO VIỆT ĐÀ NẴNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Đà Nẵng

Chi nhánh Bảo hiểm Đà Nẵng được thành lập theo quyết định số 62/TC- TCCB ngày 01/03/1977 của Bộ trưởng Bộ Tài chắnh, chắnh thức hoạt động từ ngày 15/07/1977 . Ban đầu Chi nhánh chỉ thực hiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển và giám định đại lý cho các công ty bảo hiểm nước ngoài. Năm 1979 bắt đầu khai thác nghiệp vụ bảo hiểm Trách nhiệm dân sự xe ô tô.

Từ năm 1980 đến 1990, công ty đã triển khai trên 10 nghiệp vụ, trong đó có các nghiệp vụ mới như bảo hiểm tàu cá, bảo hiểm Trách nhiệm dân sự xe mô tô, bảo hiểm tai nạn thân thể học sinh, bảo hiểm tai nạn lao độngẦ

Kể từ ngày 17/02/1989 Chi nhánh Bảo hiểm Đà Nẵng có tên gọi là Cơng ty Bảo hiểm Quảng Nam Ờ Đà Nẵng. Ngày 08/01/1990 Thủ tướng Chắnh phủ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KÊNH PHÂN PHỐI BANCASSURANCE tại CÔNG TY bảo VIỆT đà NẴNG (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w