Có thế thấy, bước sang dòng văn học đương đại, hình tượng những con người ln cảm thấy sợ hãi, hoài nghi và mất phương hướng thường xuất hiện. Hay nói cách khác, lo âu, sợ hãi trở thành đặc điểm nổi bật của con người trong văn học hậu hiện đại. Bên cạnh dạng thức con người cơ đơn, dị biệt thì con người sợ hãi, hoài nghi, mất phương hướng cũng là tụ điểm thể hiện tập trung những day dứt, trăn trở của nhà văn về thân phận con người trong xã hội mới. Khơng cịn gì là niềm tin tuyệt đối và chân lí độc tơn để bấu víu, con người trở thành những mẩu, mảnh lẻ loi, cô độc, đáng thương. Trong trào lưu văn học đương đại Việt Nam, Tạ Duy Anh là nhà văn thường đi vào khám phá dạng thức con người này. Ở
Thiên thần sám hối là nỗi lo sợ của những người mẹ đã trút bỏ con mình một
cách tàn nhẫn, sợ bị báo ứng, nỗi lo sợ của chính nhân vật bào thai khi sắp sửa phải đối mặt cõi đời “như một cái lò sát sinh”. Trong Lão Khổ, những con người trong cái làng Đồng ma ám ấy phải sống chui lủi vì sợ hãi bị báo thù bởi những thế lực thù địch, đối lập. Đôi khi nỗi sợ chính là sợ những bóng ma, những lũ âm binh đòi mạng trong giấc mơ…
Giống như các nhà văn đương đại khác, Nguyễn Bình Phương cũng phản ánh hình tượng con người sợ hãi, hồi nghi và mất phương hướng trong các tiểu thuyết của mình.
Ngay ở tiểu thuyết đầu tay Bả giời, nỗi sợ hãi của các nhân vật bắt nguồn từ những mê tín mù qng đến mụ mị, đó là nỗi sợ của vợ chồng Linh lùn trước sự mất tích của con gà Đĩ đực, ngay cả Linh lùn và những người xung quanh tin rằng con gà đó đã hóa thành tinh và có thể đem lại những điềm gở cho dân làng, nỗi sợ hãi cứ đeo đẳng mãi, khiến Linh lùn không dám ăn no, ngủ kĩ và nơm nớp lo sợ sự việc bại lộ, dân làng sẽ đổ hết tội lỗi cho gia đình mình. Rồi khi Tượng gặp đơi rắn mào kì lạ quấn quanh chân, dân làng sợ hãi, đốn già đốn non đó là điềm gở, một sự báo ứng không tốt mà thế giới siêu nhiên báo trước. Hay ông Kim luôn cấm đốn Thủy với Tượng, một phần vì ơng thù ốn lão Mộc (bố Tượng) đã quan hệ bất chính với em dâu mình, một mặt ơng hiểu rằng, Thủy chính là con của lão Mộc nên Tượng và Thủy sẽ có quan hệ loạn luân nếu yêu và cưới nhau. Nhưng khi ông Kim chết, sự thật được phơi bày, Thủy và Tượng rơi vào trạng thái sợ hãi tột độ, cả hai bị mất phương hướng trước cuộc sống vô cùng nghiệt ngã và trớ trêu.
Đến Vào cõi, người đọc bắt gặp týp nhân vật ln có cảm giác lo âu, sợ
hãi. Tuấn thì sợ hãi đối mặt với “hắn” vì đã lỡ làm cho em gái của nhân vật hắn có bầu và Tuấn lại bỏ rơi cô ta phũ phàng khiến cơ ta hoảng loạn đến phát điên. Cịn hắn lại có nỗi ám ảnh, dằn vặt khác, anh ta sợ đối mặt với góc tối của khu chợ, sợ nhìn vào ánh mắt của Vọng, bởi mỗi lần nhìn thấy, hắn lại khơng sao dứt được nỗi sợ hãi khi đã đánh đến chết người đàn ông ăn trộm ở khu chợ khi xưa, mà người đó lại chính là bố của Vang và Vọng.
Ở Thoạt kì thủy, tác giả có những bước khám phá thú vị về thế giới người điên, trong đó nổi bật hình tượng nhân vật Tính, một con người mang đầy đủ hình hài, suy nghĩ của người điên. Khắc họa sâu sắc nhân vật Tính triền miên trong những cơn điên loạn, Nguyễn Bình Phương đã mở ra cánh cửa tìm hiểu về tâm thức người điên. Nếu như những nhân vật bình thường khác của Nguyễn Bình Phương có những nỗi ám ảnh, sợ hãi riêng thì Tính cũng có những ám ảnh rất đặc trưng của một người điên từ thủa lọt lịng. Bên cạnh những sở thích như thích giết kiến, cơng cống, thích nhìn máu và chọc tiết lợn thì Tính sợ ánh trăng, mỗi khi ánh trăng xuất hiện, cơn điên loạn trong Tính trở nên mãnh liệt hơn, nỗi ám ảnh đáng
sợ này lí giải vì sao Tính đã giết chết ơng Khoa khi nhầm tưởng ánh sáng lóe lên trên hình thánh giá ơng Khoa đeo trên cổ là ánh trăng. Qua nhân vật Tính, Nguyễn Bình Phương đưa ra một cách lí giải giúp độc giả hiểu hơn tâm thức người điên, điều đó tưởng chừng vơ lí nhưng khi muốn tìm hiểu về thế giới người điên, nó lại trở nên hợp lý và logic.
Trong Người đi vắng, nhà văn đã xây dựng nhân vật Chung như một biểu hiện cực đoan của nỗi sợ hãi. Chung sống khép mình, nhìn mọi người bằng ánh mắt cảnh giác và hằn học. Không ai biết thêm chi tiết gì khác ngồi chính hình hài ngày nào cũng gặp ở văn phòng, còn anh ta ở đâu, nhà anh ta như thế nào luôn là một dấu hỏi chấm bí ẩn đối với tất cả mọi người. Hành động của Chung cũng nhiều kì bí, đặc biệt, Chung có một nỗi ám ảnh dai dẳng, đó là tiếng rao của người thiến lợn, khi nghe tiếng rao này, anh ta co rúm người lại như con cuốn chiếu. Những câu nói lảm nhảm vơ nghĩa của Chung chứa đựng nỗi khiếp đảm, sợ hãi: “Tơi khổ lắm… lúc nào nó cũng địi thiến tơi… Chả ai biết gì cả… Đêm qua cơ ấy lại đến tìm… Sắp mùa đông mà vẫn quanh quẩn ở bờ sông… giời ơi…” [31; tr.269]. Ngoài Chung, các nhân vật khác trong Người đi vắng cũng có những nỗi sợ hãi và linh cảm một điều gì đó bất trắc xảy ra, như cụ Điển, lão Bính, Thắng, Cương… Những kí ức khơng n lành trong quá khứ là nỗi ám ảnh khiến cho các nhân vật này rơi vào tâm trạng hoảng loạn, bất an. Cụ Điển thường xuyên ở trong trạng thái lo lắng về sự trả thù của thế giới cõi âm, lão Bính bị ảo giác về một con rồng đã gặp thời thơ ấu, cịn Thắng chìm vào những cơn ác mộng về bóng đen, linh hồn người lính bị anh giết chết trong chiến tranh…
Đến tiểu thuyết Ngồi, cũng có hàng loạt nhân vật luôn thường trực cảm
giác lo âu, sợ hãi, đặc biệt là Thúy và Minh. Trước tiên nỗi sợ hãi của Thúy thể hiện rõ rệt ở tâm lí bất lực trong việc điều khiển cuộc sống. Thúy ln có cảm giác ai đó theo dõi và giật dây những hành động của mình. Dường như có một bàn tay sắp đặt nào đó đã dàn xếp tất cả những gì xảy ra với cuộc đời của Thúy. Sau khi Quân bỏ trốn cùng với số tiền năm trăm triệu, Thúy luôn cảm thấy cô đơn, sợ hãi ngay ở chính ngơi nhà mình. Thời gian Thúy có mặt ở nhà càng thưa thớt. Kinh hãi hơn khi “Thúy thường xuyên nhận được những cú điện thoại nặc danh với âm thanh tiếng nước bì bõm, lạnh lẽo…” [34; tr.99]. Còn Minh, sau khi quyết định sống thử với Khẩn như vợ chồng, lo âu, sợ hãi của Minh xuất phát từ tâm lí yếm
thế. Minh khơng cịn khả năng nhận diện cuộc sống của mình, Minh sợ mất Khẩn và ln sống trong nỗi ám ảnh đó. Đặc biệt, nỗi sợ hãi của Minh đơi khi cũng kì qi, đó là tấm vải đẹp đột nhiên xuất hiện trong nhà mà Minh khơng thể nhớ ai đã đưa cho mình, mảnh vải hiện lên như mối đe dọa đối với cuộc sống của Minh và những người xung quanh: “Minh bước ra nhìn mảnh vải, lại nhìn vào tay mình, mắt trợn trừng như bị trúng gió rồi ngồi thụp xuống nền nhà, hai tay bưng mặt. Vứt nó đi, Minh nói, người run lẩy bẩy… Giọng Minh yếu ớt, tuyệt vọng…” [34; tr.66].
Nghi ngờ và sợ hãi chính là một trong những đặc điểm của con người hậu hiện đại trước sự đổ vỡ và tàn lụi của niềm tin vào một chân lý duy nhất. Truy tìm những bí mật trong tâm hồn con người, chỉ ra những yếu đuối lẻ loi mà do ảo tưởng, con người đã từng tự huyễn hoặc mình, đây cũng chính là cách thể hiện tình yêu con người của Nguyễn Bình Phương.