Con người hận thù và bi kịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 57 - 59)

Sống trong xã hội với đầy rẫy các mối quan hệ phức tạp, con người thường chạy theo những nhu cầu bản năng, tiền bạc và danh vọng, để đạt được điều đó, con người sẵn sàng đạp đổ nhân tính, tình người để chiếm đoạt nó. Có thể nói, dạng thức con người tha hóa, suy đồi có mối quan hệ nhân quả với dạng thức con người hận thù và bi kịch. Cũng chính trong xã hội hiện đại đầy bất trắc ấy, mọi khả năng đều có thể xảy ra. Hận thù và bi kịch là một trong những mặt đời sống của con người mà Nguyễn Bình Phương cũng như một số nhà văn đương đại khác dũng cảm nhìn nhận.

Trong dòng văn chương đương đại Việt Nam, trước Nguyễn Bình Phương, các nhà tiểu thuyết cũng từng coi con người hận thù và bi kịch là đề tài để khai thác, xốy sâu vào sự tha hóa, suy giảm nhân cách của con người hiện đại. Có lẽ Tạ Duy Anh là nhà văn thành công hơn cả khi xây dựng kiểu hình tượng nhân vật hận thù và bi kịch. Trong tiểu thuyết Lão Khổ, mối thù hằn truyền kiếp giữa lão

Khổ, lão Tự, Tư Vọc, Hai Duy truyền từ kiếp này sang kiếp khác mà chưa được hóa giải. Chính lão Khổ đắc lực xây dựng nên cái khổ của mình. Tên lão là bản chất lão, là con đẻ của cái guồng máy mà lão là nguyên nhân tạo dựng, để sau này nó nghiền nát lão. Khi “lão bắt đầu lục lọi kí ức, lơi ra cả dây những thằng ăn cháo, đá bát, những thằng phản thầy, những thằng ngậm máu phun người, những thằng tàn hại cuộc sinh nhai của lão, những thằng khẩu phật tâm xà” [21; tr.67] và than thở: “sao cái giống hại nhân nó nhiều thế nhỉ?” [21; tr.78]. Trong Thiên thần

sám hối, sự hận thù khiến bà Phước đã tiếp nối những tội ác: “Ở quê, em có

chồng, có năm đứa con gái thật. Nhưng mà chồng em có thù với nhà hàng xóm từ tám đời trước nên mong được thằng cu để được chọi tiếp với con lão” [22; tr.103].

Nguyễn Bình Phương cũng là nhà văn khai thác khía cạnh con người trong trạng thái hận thù và dẫn đến bi kịch, ở mỗi cuốn tiểu thuyết, mức độ hận thù cũng khác nhau. Ngay trong tiểu thuyết Vào cõi, tuy số lượng nhân vật trong tác phẩm

không nhiều nhưng con người lại thường xuyên rơi vào trạng huống thù hằn nhau. Trong một lần Tuấn được cử về chợ q làm bảo vệ đã có cuộc tình u đương qua đường với cơ gái thơn q tên Thơm khiến cơ có bầu, sau khi về phố, Tuấn chóng vánh qn đi mối tình và rũ bỏ trách nhiệm khiến cô gái trẻ hụt hẫng, đau khổ và hóa điên. Vơ hình trung, Tuấn đã tạo ra mối thù hận sâu sắc với nhân vật hắn - anh trai Thơm, bi kịch có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu hai người vơ tình chạm mặt nhau, còn Tuấn khi nào cũng nơm nớp sống trong lo sợ và dằn vặt.

Đến Bả giời, người đọc lại tiếp tục chứng kiến cảnh hận thù khác. Hận thù bắt nguồn từ việc lão Mộc quan hệ bất chính với em dâu ơng Kim khiến cho em trai ông phẫn uất ăn quả cậm canh tự tử, Thủy lại chính là quả ngọt của mối tình vụng trộng đó, lão Mộc và ơng Kim trở nên hận thù, khơng thèm nhìn mặt nhau, nhưng có lẽ sự hận thù đó đã biến thành bi kịch đau lịng, khi chính Tượng và Thủy lại yêu nhau say đắm, mối tình vượt quá giới hạn, Thủy mới bàng hồng nhận ra, Tượng chính là người anh cùng cha khác mẹ với mình. Quan hệ của Thủy và Tượng vẫn chưa đáng sợ bằng sự hận thù dẫn đến bi kịch loạn luân trong sáng tác của Tạ Duy Anh, đó là câu chuyện của một cơ gái bị lừa tình mà mười sáu năm sau thành gái bán hoa dắt con mình, tức cũng là con gái kẻ phụ bạc đến cho hắn. “Thằng dê cụ ấy vồ lấy, xơi ngay mà không biết hắn đang loạn luân. Tao chờ cơ hội vỗ vào mặt hắn sự thật ấy” [21; tr.158].

Chính sự hận thù là nguyên nhân dẫn đến những bi kịch đau lòng và thật khó đốn định, đơi khi cịn phải trả giá bằng những cái chết tức tưởi. Trong

Những đứa trẻ chết già xuất hiện hàng loạt các mối thù hận cá nhân và hận thù

của các gia đình. Chính vì ảo vọng giàu sang, muốn chiếm đoạt kho báu bí ẩn nên gia đình cụ Trường hấp và ơng Trình gằm ghè, thù hận nhau, họ đều cầu mong một ai đó thuộc phía đối phương phải chết để đủ số người mới có thể mở được cánh cửa kho báu. Đó là hận thù giữa Phán và con gái ơng Trình khi cơ nhận ra Phán là nguyên nhân gây ra cái chết nhục nhã cho mẹ mình. Là hận thù giữa Quý cụt và Hải, kẻ đã ngoại tình bất chính với vợ hắn trong thời gian hắn đi tù. Chính sự hận thù đó dẫn đến cái chết của Tiến quắt ở cuối truyện. Hận thù nào cũng dẫn đến những đau khổ, mất mát cho con người, Nguyễn Bình Phương cho thấy một chân lý, chừng nào con người cịn ham muốn khát vọng chạy theo tiền bạc, tình ái bất chính, bấp chấp mọi ln thường đạo lý, chừng đó con người cịn bị cuốn vào

những mối quan hệ hận thù mà đơi khi, hậu quả của nó là những bi kịch đau lịng, thậm chí là những cái chết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)