Từ sau năm 1975, hình tượng nhân vật trong văn học mang màu sắc lưỡng cực, hay nói cách khác là các nhà văn xây dựng nhân vật theo dạng đa trị, tốt xấu lẫn lộn, không nhân vật nào đẹp hoàn mĩ cả nội tâm đến hình dáng bên ngồi, cũng khơng nhân vật nào xấu xa một cách tồn diện. Chính sự khơng phân chia rạch rịi tuyến nhân vật tích cực - tiêu cực, tốt – xấu như vậy nên con người trong văn học giai đoạn này có sự chuyển biến đa chiều, có thể thay đổi màu sắc như những chú tắc kè hoa. Con người trên con đường tha hóa, suy đồi, thậm chí là mất nhân tính, cũng được phản ánh nhiều, đặc biệt là trong tiểu thuyết.
Trong những tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, chúng ta cũng bắt gặp khơng ít nhân vật như thế. Nếu như nhân vật tha hóa, suy đồi trong văn học hiện thực ít nhiều nhận thức được sự tha hóa của mình như Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên, thằng Mõ (Tư cách Mõ), Hộ (Đời thừa), Điền (Giăng sáng)… thì trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương dường như các nhân vật khơng cịn ý thức được sự tha hóa của bản thân. Con người sống trong mơ hồ, u mê, bị mất đi cảm nhận về cuộc đời mình. Sự tha hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng khơng phải phương cách chọn lựa cuối cùng trước sự dồn đẩy nghiệt ngã của cuộc sống mà được nhà văn tái hiện như một lối sống riêng của những con người khơng cịn
khả năng giữ được bản lĩnh trước sự thay đổi bất ngờ và khắc nghiệt của môi trường sống.
Trong Thoạt kì thủy, nhân vật Hưng là chân dung người lính tha hóa sau chiến tranh. Khác với giai đoạn văn học trước đây thường ca ngợi hình tượng người lính đến mức thi vị hóa, Nguyễn Bình Phương soi chiếu dạng thức nhân vật này bằng cặp kính đời thực và thấy được những nét tha hóa của những con người trở về sau chiến tranh mà Hưng là nhân vật tiêu biểu. Không phải tất cả những ai từng băng qua bom đạn chiến tranh khi trở về với cuộc sống đời thường đều có cái nhìn sâu sắc, tồn diện và đúng đắn về cuộc sống. Ngay trong phần giới thiệu nhân vật, Hưng được tác giả phác thảo bằng những đường nét: “Con trai duy nhất của bà Xuân. Thương binh chống Mỹ, nhưng khơng có thẻ, nhiều người nghi là thương binh giả. Sống độc thân…” [33; tr.7]. Chưa ai khẳng định được Hưng có phải thương binh hay không nhưng trở về từ cuộc chiến, Hưng cô đơn, lủi thủi trong ngơi nhà của mình, khơng cịn cha mẹ và những người thân thích, Hưng ln tìm cách hịa nhập vào mơi trường của những người xung quanh nhưng chỉ được đáp lại bằng thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh khiến Hưng dần xa lánh mọi người. Vì miếng cơm, manh áo, Hưng sẵn sàng làm những điều khủng khiếp, như đào một con chó chết để làm thịt hay ở đâu có cỗ là Hưng lao đến ăn xơng xáo, mặc kệ những lời dè bỉu, khinh bỉ của những người xung quanh. Trong suy nghĩ của Hưng thường trực ý muốn giết người, khát vọng thi hành thứ bạo lực mà anh ta tiếp thu được từ trong cuộc chiến. Khi nhìn thấy Hiền phơi phới, ngọn lửa dục tình trong Hưng cũng bùng cháy mạnh mẽ, rồi cũng chính Hưng đầu độc vào tâm hồn điên dại của Tính hành động thích giết chóc: “Mày sợ gì, hồi ở chiến trường tao giết người như ngóe” [33; tr.83] khiến Tính say mê lắng nghe. Có thể nói, Hưng đã phần nào bị nhiễm tính thích giết chóc, chọc tiết từ những câu chuyện mà Hưng kể: “cắn cổ Mỹ, cảnh đốt trại tù binh” [33; tr.33]. Hưng chính là nhân vật cho thấy rõ nét sự băng hoại nhân tính của con người sau chiến tranh, con người nếu không giữ được bản ngã của chính mình thì sẽ không tránh khỏi sự tha hóa, suy đồi, kể cả với những người lính từng “thử lửa” với cuộc chiến tranh tàn khốc.
Đến tiểu thuyết Ngồi, Nguyễn Bình Phương lại diễn tả sự tha hóa, suy đồi của nhân vật ở một dạng thức khác, có thể sống trong nền kinh tế thị trường, sự tha hóa nhân phẩm con người cũng là điều dễ hiểu khi mà cả xã hội lạnh nhạt, thờ
ơ về tình người, thêm vào đó là những tham vọng chạy theo đồng tiền. Nghĩa và Hùng là những con người tiêu biểu cho thấy sự tha hóa ghê sợ của giới cơng chức. Đầu tiên là Hùng, một anh chàng nhà quê lên thành phố lập nghiệp nhưng vẫn mang trong mình bản tính chân chất và hơi thơ kệch của những người nông dân, trong ứng xử hàng ngày Hùng thô lỗ, ngây ngô, nhưng anh ta thực sự bán rẻ danh dự khi chấp nhận luồn cúi, hầu hạ một ông già sắp chết chỉ mong sẽ được kế thừa khối lượng tài sản khổng lồ sau khi ông bố nuôi đó từ giã cõi đời. Dường như đồng tiền, những giá trị vật chất đã biến con người ta trở nên tha hóa và ti tiện. Có lẽ điều trớ trêu là Hùng không nhận ra sự tha hóa nhân cách trong con người mình, điều mà anh ta cảm thấy nhục nhã ê chề không phải việc bán rẻ danh dự mà chính là khi ơng cụ sắp nhắm mắt xi tay, bỗng nhiên có một người tai to mặt lớn nhận là con đẻ của ông bố nuôi, tống cổ Hùng ra ngõ một cách không thương tiếc. Đến nhân vật Nghĩa, mức độ tha hóa lại nằm ở phương diện khác, Nghĩa sống bng tuồng, phóng túng, anh ta thường xun tìm đến những thú vui tình dục tiêu khiển cuộc sống, bởi anh ta khơng bị sức ép “cơm áo gạo tiền ghì sát đất”. Nghĩa triền miên mê đắm vào mê cung của tình dục, trong đầu anh ta chỉ xuất hiện hình ảnh của những cô gái khêu gợi, đem lại niềm vui thân xác cho anh ta trong chốc lát. Chính lối sống suy đồi nhân cách đó đã biến thành dấu chấm hết cho cuộc đời Nghĩa khi anh ta bị chính căn bệnh thế kỉ quật ngã. Nghĩa ra đi trước sự khinh rẻ, coi thường của bạn bè và những người thân quen cũng là một cái giá đắt cho lối sống dâm đãng, suy thối nhân cách của mình.
Hình ảnh những con người tha hóa về nhân tính được Nguyễn Bình Phương phản ánh ở hầu hết các cuốn tiểu thuyết. Bên cạnh Hùng, Nghĩa hay Hưng, người đọc cũng dễ dàng nhận ra một vài nhân vật khác cũng có dấu hiệu đánh mất phần “người” của mình. Đó là Phán (Những đứa trẻ chết già) lén lút ngoại tình với vợ ơng Trình – một người đáng tuổi mẹ mình, tàn nhẫn hơn, khi Phán phát hiện mình mắc bệnh hoa liễu nhưng vẫn cố tình quan hệ để đổ bệnh cho tình nhân, khiến vợ ơng Trình nhục nhã ê chề mà tìm đến cái chết. Là Loan, một cơ gái sinh ra trong gia đình khá giả nhưng lại thích đi làm điếm sống cuộc đời trơi dạt, nay đây mai đó và cặp kè với biết bao tình nhân, sẵn sàng làm “gái” ngay cả khi mang bầu. Hay lối sống ích kỉ của Tuấn (Vào cõi) đã vơ tình biến cơ gái q chân chất hóa điên, hóa dại sau khi mang bầu và bị Tuấn chối bỏ.
Dù rằng mỗi nhân vật có lối sống, hành động khác nhau, song chung quy lại, họ có đặc điểm chung là để cho nhân phẩm của mình trượt dốc theo hướng tha hóa, suy đồi và thậm chí là phi nhân tính. Đó cũng là những hệ lụy khó tránh khỏi khi mà xã hội bị chi phối mạnh mẽ bởi đồng tiền cùng những nhu cầu hưởng thụ cá nhân hẹp hịi, ích kỉ.